Ngƣời anh hùng chiến trận trong sử thi Mnông là nhân vật trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông (Trang 44 - 47)

1. 4 Xây dựng nhân vật anh hùng trong sự đối lập với kẻ xấu

2.2. Ngƣời anh hùng chiến trận trong sử thi Mnông là nhân vật trung tâm

trung tâm của tác phẩm

Khảo sát sơ bộ qua những tác phẩm sử thi của ngƣời Mnông nhƣ

Cướp chiêng cổ Bon Tiang, Lêng nghịch đá thần của Yang…chúng ta đều nhận thấy sự xuất hiện của các nhân vật anh hùng trong đây có những vị thế khác nhau. Các nhà nghiên cứu, căn cứ vào vai trò và vị thế của nhân vật đối với cộng đồng, đã nhất trí ở việc chia các nhân vật anh hùng của sử thi Mnông thành hai kiểu mẫu: anh hùng văn hoá và anh hùng chiến trận.

Trong số các nhân vật quan trọng của hệ thống sử thi Mnông, nếu xét đến vai trò là một dấu gạch nối cho xã hội từ mông muội, dã man đến ngƣỡng của thời đại văn minh thì Tiang là nhân vật anh hùng văn hoá tiêu biểu, đại diện cho sức mạnh văn hoá của cả cộng đồng. Nhân vật này đƣợc dệt nên với một sự ra đời vô cùng kỳ lạ, chàng có nguồn gốc từ nƣớc biển. Với rất nhiều lần đầu thai Tiang đã trở thành ngƣời thông thái nhất đƣợc cả cộng đồng nể phục. Tiang đảm trách mọi công việc để kiến tạo nên xã hội. Chàng tổ chức, phân chia mọi ngƣời thành các bon làng khác nhau theo gia tộc mẫu hệ. Chàng phân chia nhiệm vụ lao động cho mọi ngƣời, dạy mọi ngƣời biết làm ăn. Và cũng chính chàng, với sự thông thái của mình, đã khai phá trí tuệ, văn hoá cho cả cộng đồng:

“Người Đip đến nhờ Tiang dạy mpring

Người Ding ở phía bắc đến nhờ Tiang dạy rma doih”

Tiang mang niềm tin yêu, ngƣỡng mộ của cả cộng đồng ngƣời Mnông. Trong tiềm thức của đồng bào nơi đây, Tiang là biểu tƣợng về ngƣời anh hùng văn hoá đã có công khai thiên lập địa, dạy cách làm ăn và truyền cho họ cả tri thức về văn hoá, xã hội.

Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng của các pho sử thi Mnông cũng nhƣ trong sử thi của nhiều dân tộc khác đó là phản ánh các cuộc giao tranh giữa các bon làng khác nhau. Ra đời trong giai đoạn lịch sử khi mà các bộ tộc đã có sự phân chia nhất định thành về mặt tổ chức xã hội. Hiện thực trong các pho sử thi nói đến chính là tình trạng giao tranh giữa các buôn làng với nhau để phân định lại ranh giới, quyền lợi. Chiến tranh, về một chừng mực nào đó, có mặt tích cực của nó, đó là thúc đẩy cho xã hội tiến tới những hình thái tổ chức cao hơn và sắp xếp lại trật tự của nó. Khi mà sự mâu thuẫn, tranh giành quyền lợi giữa các cá nhân chƣa rõ ràng, ở đó mới chỉ có các cuộc tranh chấp tập thể giữa bon làng này với bon làng khác. Sứ mệnh của ngƣời anh hùng đó là đại diện cho tập thể, chiến đấu với kẻ thù- thƣờng là những ngƣời ngoại tộc tới cƣớp bóc, phá

hoại. Họ là ngƣời đem tới chiến thắng, làm nên bản hùng ca về sức mạnh của cộng đồng.

Với ngƣời Êđê, ngƣời anh hùng cũng chính là ngƣời tù trƣởng hùng mạnh, giàu có. Còn với ngƣời Mnông, những ngƣời anh hùng chiến trận đứng bên cạnh những ngƣời thủ lĩnh của bon làng, đƣợc coi nhƣ những anh hùng văn hoá, để làm nên một sức mạnh tập thể. Vai trò của hai kiểu mẫu anh hùng văn hoá và anh hùng chiến trận thể hiện trong từng thời điểm khác nhau của lịch sử. Nhƣng những ngƣời dũng sĩ trong sử thi Mnông mới thực sự làm nên linh hồn của cuộc chiến. Có thể kể tới nhiều nhân vật nhƣ Lêng, Mbong, Yang…trong số đó, Lêng nổi lên nhƣ một ngƣời anh hùng xuất chúng, với sức mạnh phi thƣờng.

Ra đời trong bối cảnh xã hội đã tƣơng đối ổn định về mặt thiết chế, hình tƣợng ngƣời anh hùng, tù trƣởng giàu có trong sử thi Êđê là kết quả của sự tích hợp giữa sức mạnh văn hoá và sức mạnh quân sự tạo nên. Còn trong sử thi Mnông, do đặc điểm tình hình phát triển của xã hội, đang trong giai đoạn hình thành chế độ, hình tƣợng ngƣời anh hùng văn hoá- tƣơng ứng với chặng đầu của sự hình thành xã hội, giai đoạn sơ khai, lý giải về nguồn gốc hình thành của sự vật và con ngƣời. Tiếp đến là kiểu mẫu anh hùng trong các cuộc chiến tranh tƣơng ứng với chặng phát triển tiếp theo của xã hội, khi đã có một sự phân hoá về lãnh thổ, quyền lực giữa các bon làng. Trong sử thi Mnông, hiện thực lịch sử với các cuộc chiến tranh giữa các bon làng là một nội dung chủ yếu và hình tƣợng ngƣời anh hùng chiến trận, ngƣời dũng sĩ là nhân vật trung tâm của các tác phẩm.

Trong khuôn khổ của luận văn này chỉ xét tới hình tƣợng những ngƣời anh hung trong các cuộc chiến tranh tƣơng ứng với thể loại đề tài chiến tranh, bảo vệ bộ tộc và tranh giành ngƣời đẹp. Hình tƣợng ngƣời anh hùng văn hoá trong sử thi Mnông, chúng tôi sẽ có dịp khảo sát trong quá trình nghiên cứu sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)