thi Êđê
Ngƣời anh hùng là nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi. Xây dựng kiểu mẫu nhân vật anh hùng chính là yếu tố quan trọng nhất trong nghệ thuật sử thi. Trong trƣờng ca Iliat, nhân vật trung tâm là Asin. Bên cạnh đó còn nhiều những nhân vật khác, dù ở nhiều mức độ khác nhau : có ngƣời đƣợc miêu tả khá chi tiết, tỉ mỉ, cũng có những nhân vật chỉ xuất hiện trong vài câu nhƣng vẫn in dấu ấn trong lòng ngƣời đọc. Một Asin, « ngƣời con của Pêlê » thật dũng mãnh, anh hùng, trung thực với tính cách mãnh liệt : đau đớn, xót xa, căm hận. Một Uylix cũng dũng mãnh anh hùng nhƣng lại thể hiện trong sự khôn ngoan, thận trọng trong mọi cử
chỉ, lời ăn tiếng nói. Ở bên kia chiến tuyến, Hecto cũng đƣợc miêu tả nhƣ một ngôi sao sáng chói: cũng dũng cảm, hiên ngang khi đối đầu với kẻ địch, dù đó là Asin vô cùng hùng mạnh. Hàng trăm nhân vật trong sử thi cứ thế hiện lên trong tâm trí ngƣời đọc, ngƣời nghe sinh động, hấp dẫn.
Để tạo đƣợc những nhân vật sinh động, hấp dẫn và có sức sống lâu bền dƣờng ấy, ngƣời nghệ nhân dân gian, dù chƣa đặt việc sáng tác thành một phƣơng pháp nhƣ trong văn học thành văn, nhƣng chắc hẳn đã có những ý đồ sáng tạo nghệ thuật thể hiện qua những cách nói, cách kể lôi cuốn ngƣời nghe. Chính những thủ pháp đó đƣợc coi là đặc trƣng của văn học dân gian nói chung, của sử thi nói riêng, đã làm cho những nhân vật, những câu chuyện cứ thế đi vào lòng ngƣời dân biết bao thế hệ.
Đọc sử thi Êđê, chúng ta không khỏi thán phục trƣớc những hình ảnh, những câu chuyện lôi cuốn, sinh động. Đặc biệt, hình tƣợng ngƣời tù trƣởng anh hùng đƣợc xây dựng với nhiều nét nghệ thuật đặc trƣng của sử thi, có lúc đạt tới mức tinh tế, điêu luyện, đã tạo nên sức lôi cuốn mãnh liệt đối với ngƣời nghe
1. 4.1. Xây dựng nhân vật anh hùng trong sự đối lập với kẻ xấu
Khi xây dựng một nhân vật, tác giả dân gian bao giờ cũng đem đặt bên cạnh nhân vật mình yêu mến trong thế tƣơng phản đối lập với những những nhân vật phản diện. Sự đối lập đƣợc miêu tả từ hình dáng, phong thái đến tính cách càng làm cho chân dung nhân vật thể hiện rõ nét hơn. Trong văn học thành văn, không thiếu những hình tƣợng, những cặp nhân vật, hình ảnh trái chiều nhằm tô đậm thêm sự vật, sự việc cần miêu tả. Đối với văn học thành văn, thủ pháp này đƣợc sử dụng rất nhiều, nhất là văn học trung đại. Tuy nhiên đối với hệ thống sử thi của các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta, không phải khi nào nghệ nhân dân gian cũng chú ý tới điều này mặc dù, trong các tác phẩm về đề tài chiến trận luôn có sự xung đột, va chạm giữa các nhân vật với nhau.
Sử thi Tây Nguyên cũng có nhiều cặp nhân vật trái chiều. Các nhân vật này thƣờng đại diện cho hai bên thế lực giao tranh, là kẻ thù không đội trời chung với nhau. Trong những tác phẩm đang khảo sát, cả ở sử thi Mnông và Êđê, phần lớn các nhân vật đều có mâu thuẫn bắt nguồn từ việc tranh chấp, chiếm đoạt của cải, phụ nữ....Tuy vậy sự trái ngƣợc của các nhân vật này lại thể hiện ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau trong sử thi mỗi dân tộc.
Cái hay trong việc đặt nhân vật trong sự đối lập với một số nhân vật khác nằm ở chỗ nó làm cho hình ảnh ngƣời anh hùng thêm đậm nét và kẻ thù trở nên càng đáng chê cƣời, coi thƣờng hơn. Hình tƣợng chàng Đam Săn thật mạnh mẽ oai hùng đối lập với vẻ gian trá hiểm độc, thấp hèn của các tù trƣởng. Sự đối lập đó thể hiện trên rất nhiều phƣơng diện nhƣ dáng vẻ, hình thức đến tài năng và đặc biệt là khí chất, phẩm cách con ngƣời.
Đam Săn hiện lên với vẻ đẹp uy dũng, hiên ngang của một ngƣời tù trƣởng “đầu đội khăn kép và vai mang túi da" dƣờng nhƣ đối lập với vẻ ngoài hung tợn của Mtao Mxây, một tù trƣởng giàu mạnh: “Lông chân dày như đắp lên một lớp. Lông mày sắc như đá mài. Con mắt sáng người như đã uống hết một chum rượu, đến nỗi con trâu lớn cũng không dám đi qua”- đó là vẻ hung tợn, tàn ác khiến cho mọi ngƣời đều kinh sợ, xa lánh.
Ngƣời anh hùng càng uy dũng bao nhiêu kẻ thù dƣờng nhƣ càng hèn nhát đến bấy nhiêu. Đối lập ngay từ trong động cơ của hành động: trong lúc Đăm Săn cùng mọi ngƣời vào rừng lao động thì các tù trƣởng lợi dụng tình thế của chàng. Nếu nhƣ Mtao Msei sợ hãi, e ngại phải đối mặt với Đam Săn, đã dặn tôi tớ: “ơ chim chích một ngàn, chim cu một trăm, đầy tớ bốn trăm, hãy ra cổng xem là ai! Nếu là khách ốm yếu thì cho vào, nếu là khách khoẻ mạnh thì đóng cổng vào cho chắc”. Thì Đăm Săn đƣờng hoàng tìm tới buôn làng của kẻ thù để đòi lại vợ.
Bên cạnh ngoại hình, tính cách của hai nhân vật này cũng đƣợc khắc hoạ với những lời nói, hành động đối lập nhau hoàn toàn, nếu nhƣ Mtao Msei lo sợ bị Đam Săn đâm khi chƣa kịp xuống thang: “khoan khoan, để tao xuống. đừng vội đâm tao trước lúc tao xuống” thì Đam Săn lại vô cùng cao thƣợng, khí khái: “ Tao không thèm đâm mày trước lúc mày xuống. Con lợn dưới đất tao không đâm thì mày tao cũng không đâm”. Cũng trong những cuộc giao tranh đó, những tƣơng phản mà ngƣời Ê Đê đã tạo ra có nhiều chỗ rất thú vị, sinh động. Chân dung của Đăm Săn hiện lên thật dũng mãnh, thiện chiến: “Đam Săn vung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt qua một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây..." trong khi đó kẻ thù của chàng lại thật nực cƣời, thảm hại: " Mtao Anur múa bên phải, bên trái làm mọi người phải ngó theo....đôi chân nặng trịch như có ai cột đá, đôi tay rã rời như không cầm nổi khiên, bàn tay run run như không cầm nổi thanh kiếm». Ở đây có một ranh giới hoàn toàn rõ nét giữa ngƣời anh hùng và kẻ thù, giữa ngƣời tốt và kẻ xấu, kẻ ác. Một bên là Đăm Săn đƣờng hoàng, oai phong một bên là kẻ thù hèn nhát.
Sự tƣơng phản rõ nét giữa ngƣời anh hùng đăm săn với kẻ thù càng khẳng định cái tôi cá nhân mạnh mẽ. Cái chính nghĩa, cao đẹp đối lập hoàn toàn với cái ác, cái xấu. Chính vì lẽ đó, khi tiếp nhận sử thi Êđê, cụ thể là khan Đăm Săn, ngƣời nghe dành rất nhiều thiện cảm đối với nhân vật anh hùng. Hình tƣợng Đam Săn có sức sống lâu bền trong đời sống văn hoá của ngƣời Ê Đê nói riêng, ngƣời Việt Nam nói chung là vì vậy.
1.4.2. Nghệ thuật so sánh tạo nên những hình ảnh độc đáo, thú vị :
Một phần trong nghệ thuật của sử thi là tạo nên các hình ảnh đẹp dựa trên cơ sở thói quen so sánh. Do đặc điểm tƣ duy của ngƣời xƣa bắt
nguồn từ những sự vật, hình ảnh trong tự nhiên. Nguyễn Văn Khoả trong cuốn «Anh hùng ca Home » đã nhận định rằng, các ngƣời nghệ sĩ dân gian bao giờ cũng tìm «một sự vật, một hình ảnh tương ứng, gần gụi với hình thể, diện mạo bên ngoài hoặc có thể phản ánh được bản chất bên trong của đối tượng miêu tả, rồi so sánh cho đối tượng miêu tả có sức truyền cảm mạnh hơn, cụ thể hơn». Sử thi Iliat đã để lại trong ngƣời đọc những ấn tƣợng đẹp bởi những hình ảnh rực rỡ.
Ngƣời Tây Nguyên có trí tƣởng tƣợng phong phú, óc liên tƣởng khá thú vị. Có rất nhiều hình ảnh đẹp, có sức gợi tả thú vị trở thành độc đáo trong kho tàng văn học không chỉ của đồng bào ngƣời dân tộc mà còn cả của nền văn học việt nam.
So sánh đã tạo nên những chi tiết, hình ảnh thú vị, hóm hỉnh khi miêu tả về những kẻ thù của Đăm Săn. Mtao Grự khi thua trận đƣợc miêu tả nhƣ «khập khiễng như gà gẫy cánh lảo đảo như gà gẫy chân ». Mtao Mxây lại đƣợc ví nhƣ «gà làng mới mọc cựa chân, chưa ai giẫm phải mà gẫy mất cánh». Những so sánh này tạo nên vẻ nực cƣời, thảm hại, đáng thƣơng của những tên tù trƣởng này khiến ngƣời đọc ngƣời nghe thấy vui sƣớng, hả hê trƣớc thất bại của cái ác, cái xấu.
Đọc sử thi Tây Nguyên, ngƣời ta cũng bắt gặp nếp nhà rông của Đăm Săn “dài hết một tiếng chuông ngân, hiên nhà dài bằng một hơi ngựa chạy » vừa trữ tình, giàu chất thơ vừa có gì đó nguyên sơ, gần gũi với cuộc sống. Bên cạnh đó một không khí cũng rất đỗi hùng tráng, sục sôi của đoàn ngƣời cùng Đăm Săn đi đánh kẻ thù : « Đoàn người ra đi, đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến, như mối »
nhƣ đƣợc tái hiện lại trƣớc mắt ngƣời đọc.
Đối tƣợng đem để so sánh có khi cụ thể trong thực tại : «bầy thiêu thân», «kiến, mối », có khi không có hình khối cụ thể mà phải bằng cảm nhận : «tiếng chuông ngân», «hơi ngựa chạy». Nghệ thuật so sánh trong sử thi Êđê đã đạt tới mức độ khá nhuần nhuyễn, điêu liệu, tô điểm thêm
vẻ đẹp cho «viên ngọc quý» nhƣ lời ngƣời ta đã dùng để ca ngợi về khan Đăm Săn. Tất cả những hình ảnh đẹp đẽ đó trƣờng tồn trong văn học nhƣ những hình ảnh nên thơ, kỳ thú nhất, rực rỡ nhất.
So sánh là một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật kể chuyện của sử thi Tây Nguyên. Xuất phát từ khả năng nhận thức một cách trực quan của ngƣời xƣa. Dù có phần thơ ngây, chất phác trong cách tƣ duy song ngƣời đọc vẫn phải ghi nhận rằng chính nó đã làm nên những giá trị, sức hấp dẫn lâu bền của các pho sử thi đối với đông đảo ngƣời nghe.
1.4. 3. Ngôn ngữ khoa trƣơng, phóng đại, mang tính kịch nâng tầm vóc của ngƣời anh hùng trở nên phi thƣờng: tầm vóc của ngƣời anh hùng trở nên phi thƣờng:
Trên nền cảnh của núi rừng Tây Nguyên kỳ vĩ, những lời kể sử thi nhƣ hoà với khung cảnh thiên nhiên, đƣa ngƣời nghe về với một bầu không khí xa xƣa hùng tráng, sục sôi. Sử thi tạo cho ngƣời nghe một bầu không khí hùng tráng, những khung cảnh vừa mĩ lệ vừa dữ dội của một thời kỳ lịch sử xa xƣa. Khi những cuộc giao tranh giữa các buôn làng, các thành bang liên tục diễn ra. Những gì mà các pho sử thi miêu tả lại có thể và chắc chắn là không có thực hoàn toàn trong đời sống con ngƣời nhƣng ngƣời nghe hoàn toàn cảm thấy thoải mái, thú vị với chúng. Bởi nhƣ Arixtôt đã nói trong cuốn Nghệ thuật thơ ca : « Mặc dầu những con người mà hoạ sĩ Dơxixơ đã vẽ ra đều không thể tồn tại trong thực tế nhưng cần rất coi trọng cái không thể có đó, vì phải vượt qua xa hơn cái mẫu ». Chính cách nói «vượt xa hơn cái mẫu », phóng đại sự vật, lối diễn tả khoa trƣơng làm cho các pho sử thi anh hùng mang một vẻ mạnh mẽ, phi thƣờng. Hình tƣợng nghệ thuật đạt tới một tầm kích lớn lao mang theo cả vẻ hoành tráng, kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên. Cách kể phóng đại sự vật đó kích thích sức tƣởng tƣợng của ngƣời nghe, ngƣời đọc biết bao thế hệ. Nó là biểu hiện cho óc tƣởng tƣợng phong phú thể hiện qua phong cách sáng tạo lý tƣởng hoá mang đậm chất lãng mạn của con ngƣời
xa xƣa. Ngƣời anh hùng, nhân vật trung tâm của sử thi đƣợc nâng lên một tầm kích lớn lao, sánh ngang với vũ trụ. Hình tƣợng của ngƣời anh hùng Đăm Săn đƣợc miêu tả qua vẻ ngoài đẹp đẽ tới mức siêu phàm. Những hành động của chàng cũng phi thƣờng không kém với một nhịp điệu đều đặn, nhịp nhàng giàu nhạc tính : « Chàng múa khiên, khiên quay như chong chóng, tạo ra gió bão. Đam Săn lia đao, gió bay ù ù...Đam Săn hướng khiên về bên trái tạo thành bão dập nát chuồng trâu, hướng về bên phải tào thành gió làm đổ sập chuồng dê..hướng vào hàng rào buôn làng Mtao Msei, buối sáng hàng rào bị bay, buổi chiều bị dồn vào sông suối trôi theo dòng nước » - những hành động mang tính chất lý tƣởng, cƣờng điệu hoá rất nhiều song lại tạo nên âm hƣởng và không khí bừng bừng của những tác phẩm sử thi.
Một điểm đặc biệt trong ngôn ngữ miêu tả của sử thi Ê Đê đó là sự chi tiết, tỉ mỉ tới từng đƣờng nét. Nhất là trong khi xây dựng hình ảnh ngƣời anh hùng, tác giả dân gian đã đi vào miêu tả những đƣờng nét chạm khắc rất. Khi miêu tả về Đăm Săn, ngƣời Ê Đê đã dụng công tới từng chi tiết: " Tay trái chàng đeo vòng bạc, tay phải đeo vòng vàng.
Miệng chàng như gặm nhai hoa săm mluê, đôi môi đỏ như rau dja, mắt
long lanh như mắt trâu đực, thân thì trắng, bắp chân như có tạc....". Trong sử thi Ê Đê, đặc biệt là khan Đăm Săn, hình ảnh ngƣời anh hùng, những cô gái đẹp đều đƣợc miêu tả một cách tỉ mỉ. Cách tả đó phần nhiều gợi sự liên tƣởng đối với ngƣời nghe, ngƣời đọc chứ không chỉ đơn thuần phô diễn các chi tiết rồi ghép chúng lại theo những mảng khối nhất định. Sự vật, con ngƣời đƣợc miêu tả vì vậy mà trở nên đẹp hơn, hấp dẫn hơn rất nhiều.
Ngôn từ đối thoại vốn đƣợc coi là phƣơng tiện nghệ thuật chủ yếu để tái tạo hành vi của con ngƣời và các giao tiếp tinh thần của con ngƣời trong những mối quan hệ. Đối thoại là một trong những đối tƣợng miêu tả quan trọng bậc nhất trong mọi thể loại văn học. Các phát ngôn của nhân
vật ở các tác phẩm tự sự thƣờng tồn tại dƣới dạng phát ngôn đối thoại hoặc phát ngôn độc thoại. Sử thi, với tƣ cách là một loại hình tự sự dân gian, cũng đã sử dụng ngôn từ đối thoại làm đối tƣợng để thể hiện các quan hệ giao tiếp của nhân vật khác nhau. Ngôn từ đối thoại trong sử thi thƣờng đơn giản, ít cầu kỳ hơn ngôn từ đối thoại trong các thể loại tự sự của văn học thành văn. Sử thi Êđê cũng vậy, ngoài những lời để trao đổi, nó cũng đã phần nào bày tỏ đƣợc những suy nghĩ, những quan điểm thậm chí cả một phần cá tính của nhân vật.
Lời nói của nhân vật trƣớc tiên thể hiện một phần tâm lý, suy nghĩ của nhân vật. Chẳng hạn, trong Đăm Săn, sau khi chàng chịu lấy Hơ Nhị theo sự dàn xếp của ông Trời, tuy vậy chàng vẫn không khỏi hoài nghi:
”Nhưng ông ơi, có thật lấy Hơ Nhị, Hơ Bhi chân cháu không phải xuống đất mà nô lệ vẫn có, chân cháu không chạy mà voi vẫn có không ông?”.
Lời đó khi đối thoại thực hiện chức năng giao tiếp thông thƣờng của nhân vật với các đối tƣợng khác trong tác phẩm và đồng thời cũng thể hiện sự suy nghĩ riêng của nhân vật.
Ở một cấp độ cao hơn, ngôn từ đối thoại trong tác phẩm văn học không chỉ thể hiện chức năng thông tin bình thƣờng mà còn phải chứa đựng trong đó những nét tiêu biểu về đặc trƣng tính cách, những cá tính của ngƣời phát ngôn. Khi đó, ngôn từ đối thoại đƣợc mang tính chất cá thể hoá. Ngôn từ đối thoại của nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê bƣớc đầu có những tính cá thể hoá khá rõ rệt. Cái ngang tàng, hùng hồn trong lời nói của Đam Săn càng làm tô đậm thêm tính cách của nhân vật. Lời của Đăm Săn nói với ông Trời khi bị ép buộc phải lấy hai chị Hơ Nhị, Hơbhi: " Có chết cháu cũng không lấy Hơ Nhị, cháu cũng không lấy Hơ bhi", hay khi chàng quyết đi tìm nữ thần Mặt Trời để lấy nàng về làm vợ: