Vẻ đẹp và tài năng xuất chúng của những ngƣời anh hùng chiến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông (Trang 48 - 50)

1. 4 Xây dựng nhân vật anh hùng trong sự đối lập với kẻ xấu

2.3. Hình tƣợng ngƣời anh hùng chiến trận trong các tác phẩm sử th

2.3.2. Vẻ đẹp và tài năng xuất chúng của những ngƣời anh hùng chiến

hùng chiến trận trong sử thi Mnông

Kho tàng Ndrông của ngƣời Mnông có đƣợc sức hấp dẫn nhờ vào những hình tƣợng ngƣời dũng sĩ. Những nhân vật anh hùng chiến trận là những ngƣời có sức khoẻ, tài giỏi phi thƣờng. Trong đó nhân vật Lêng là tập trung cao nhất những phẩm chất của ngƣời anh hùng chiến trận trong sử thi Mnông.

Trong tiếng Mnông, lêng có nghĩa là nƣớc tràn. Tên gọi đó thật phù hợp với nhân vật này từ tính cách đến sức mạnh, tài năng. Đến thần linh cũng phải thừa nhận rằng “Sức của Lêng mạnh hơn cả trăm người”

Những ngƣời dũng sĩ trong sử thi Mnông hiện lên với vẻ đẹp rắn rỏi, mạnh mẽ:

“ Người của Lêng cứng như hòn đá Người của Lêng cứng như thanh sắt”

Những hành động của Lêng thật phi thƣờng:

“Lêng bỏ sẵn trong người ngọn lửa Lêng vỗ đùi ra ngay hạt muối

Lấy trong người ra lửa mặt trời”

Còn trang phục của Lêng cũng đƣợc chăm chút khá cầu kỳ. Nó phù hợp với vẻ đẹp đẽ , sang trọng, rất "ra vẻ anh hùng" của nhân vật:

“Lêng búi tóc cắm lá đuôi công Lông đuôi công nở to bằng nia Lêng cột tóc bằng chiếc khăn đỏ Lêng mặc vào chiếc áo màu xanh Lêng đeo cổ ba chục xâu cườm …Đeo xâu cườm cùng màu vòng cổ Đeo bông ngà hợp với gò má…”

Vũ khí của Lêng cũng đƣợc miêu tả với một tầm kích khác thƣờng, nó chỉ dành cho ngƣời có sức khoẻ hơn ngƣời mới dùng đƣợc:

“ Lêng mang rựa to bằng máng tre Lêng mang rựa to bằng suối Rlâp Lêng mang khiên to bằng bậc thác...”

Không chỉ có thế, phong cách thần thái của những nhân vật anh hùng này cũng thật khác thƣờng. Bƣớc đi của Lêng đƣợc miêu tả ”nhẹ nhàng như sư tử con”, chàng xuống thang tựa ” như một lằn sét”.

Bên cạnh dáng vóc đẹp đẽ khác thƣờng, nhân vật anh hùng còn có những tính cách vƣợt trội khác hẳn với những ngƣời xung quanh. Trong cuốn Sử thi thần thoại Mnông, tác giả Đỗ Hồng Kỳ phân định sự phát triển tính cách của nhân vật anh hùng trong sử thi thành hai giai đoạn: tuổi ấu thơ và khi đã trƣởng thành. Mặc dù phân chia nhƣ vậy nhƣng ở mỗi giai đoạn, tính cách của các nhân vật không có sự khác nhau về bản chất. Những biểu hiện của ngƣời anh hùng trong giai đoạn đầu là sự báo trƣớc tính cách của anh ta trong giai đoạn trƣởng thành mà thôi. Tính cách của ngƣời anh hùng đều có một sự nhất quán nhất định đó là sự mạnh mẽ, dữ dội khác hẳn với những ngƣời bình thƣờng khác.

Tuổi ấu thơ của Lêng, bên cạnh sức khoẻ hơn ngƣời bình thƣờng còn có tính tình ngỗ ngƣợc, quậy phá:

Lêng chơi ngoài sân giết chết lợn nái Lêng chơi sân làng, chém chết người Ai can ngăn như hối Lêng làm

Ai khuyên can như giục Lêng làm”

Chơi chán những trò phá phách nghịch ngợm rồi, Lêng bắt đầu quan tâm tò mò đến sự giàu có của Yang và rồi cậu bé cũng muốn mình đƣợc sang giàu nhƣ thế bất chấp Yang khuyên can. Lêng lục tìm đƣợc đá thần của Yang, thứ nắm giữ sinh mệnh, sự giàu có của anh. Mọi ngƣời khuyên can thế nào cũng không làm cho Lêng trả lại đá cho Yang, kể cả dụ dỗ, doạ nạt. Cái khí phách quật cƣờng, khát vọng trở thành ngƣời ƣu

tú nhất, giàu sang nhất đã thôi thúc một đứa trẻ trở thành một ngƣời anh hùng mạnh mẽ,

Đến khi Yang cầu khẩn không đƣợc bèn túm cổ đánh Lêng để cƣớp lại đá. Dù mọi ngƣời tìm mọi cách năn nỉ, chiều chuộng, Lêng vẫn khóc lóc, ăn vạ không ngớt:

” Lêng kêu khóc bảy đêm tám ngày Lêng khóc vang bon Guih Bu Lung Lêng khóc vang bon Tung Bu Nga” Nhưng chỉ sau câu thách đố của Yang: ” Nếu Lêng này muốn to hơn Yang Lêng đi cướp này Bing con Jri Lêng đi cướp nàng Bông con Jri”

Tính cách mạnh mẽ, quyết liệt vốn đã có sẵn trong ngƣời Lêng từ lúc nhỏ. Sau khi không giành đƣợc đá thần để trở thành ”ngƣời sang giàu”, chỉ vì lời thách đố của Yang mà cậu bé sẵn sàng bỏ nhà cửa, băng rừng đi tìm bắt đƣợc hai nàng Bing, Jông về.

Tính cách của của ngƣời dũng sĩ thật mãnh liệt, dữ dội, phi thƣờng. Nhiều khi họ bƣớng bỉnh, ngang ngƣợc đến độ thái quá và không chịu bất kỳ một sự kiềm toả nào, một quy tắc nào. Nhƣng trên tất cả mọi điều, cộng đồng vẫn yêu mến, cảm phục vì chính họ đã dũng cảm bảo vệ mọi ngƣời trƣớc sự xâm hại của kẻ thù.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)