Sơ lƣợc về đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông (Trang 42 - 44)

1. 4 Xây dựng nhân vật anh hùng trong sự đối lập với kẻ xấu

2.1. Sơ lƣợc về đời sống

Dân tộc Mnông hiện còn khoảng 67.000 ngƣời. Cƣ trú chủ yếu ở tỉnh Đắc Nông và một số vùng thuộc các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng và Bình Phƣớc.

Tiếng nói của ngƣời Mnông thuộc hệ ngôn ngữ Môn Khơ-me. Do việc cƣ trú phân tán và sự hạn chế giao lƣu giữa các vùng đã phân chia dân cƣ Mnông thành nhiều nhóm địa phƣơng nhƣ Gar, Nông, Chil, Kuênh, Đíp, Bhiêt, Pơ râng, Preh, Rlâm, Si tô, Bu dông. Cộng đồng Mnông có rất nhiều phƣơng ngữ tuy vậy sự khác biệt không đáng kể.

Đối với đời sống kinh tế của ngƣời Mnông, nƣơng rẫy chiếm vị trí hàng đầu. Ruộng nƣớc chỉ có quanh những vùng có sông ngòi, ao hồ. Cây lƣơng thực chính của đồng bào Mnông là cây lúa tẻ. Ngoài lúa, ngƣời ta cũng trồng ngô, khoai, sắn làm lƣơng thực phụ. Bầu bí, dƣa, ngô, khoai đƣợc trồng xem canh với lúa rẫy. Hàng năm việc xác định các vùng canh tác là của nhiệm vụ của ngƣời đứng đầu làng và những ngƣời chủ gia đình phối hợp với nhau. Mỗi làng đƣợc phép canh tác trên một phạm vi nhất định, ranh giới đƣợc định dựa vào những đặc điểm tự nhiên nhƣ sông suối ao hồ, bìa rừng, chân núi.

Ở một mức độ nào đó, đời sống sinh hoạt văn hoá của ngƣời Mnông ít nhiều có những điểm tƣơng đồng với ngƣời Êđê. Những lễ hội dân gian của ngƣời Mnông gắn liền với thế giới tâm linh, các nghi thức quanh hoạt động sản xuất nông nghiệp, canh tác nƣơng rẫy. Dù còn sơ khai, song ngƣời Mnông cũng đã hình thành quan niệm về một thế giới có sự phân cấp thành ba thầng: trời, đất và dƣới mặt đất. Mỗi tầng lại có các thần linh cai quản. Thế giới thần linh đã chi phối lên mọi mặt đời sống của con ngƣời nhƣ với sản xuất, với thiên nhiên thậm chí trong cả quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Mọi nghi thức xét xử hay hoà giải đều có sự

chứng giám của thần linh. Chính nghi thức này tạo nên sự cân bằng trong quan hệ cộng đồng.

Cũng nhƣ dân tộc Êđê, ngƣời Mnông có một kho tàng văn học dân gian phong phú, trong đó tiêu biểu nhất là các truyện thần thoại, truyện cổ và đặc biệt là sử thi – Ot nrông, thể loại đƣợc diễn xƣớng bằng văn vần. Cũng nhƣ Pokhan của ngƣời Êđê, những nghệ nhân hát kể sử thi Ot nrông nắm giữ vai trò quan trọng trong việc lƣu truyền những tác phẩm dân gian quý báu của cộng đồng dân tộc Mnông. Những ngƣời kể Ot nrông có trí nhớ tài tình, khả năng kể chuyện hấp dẫn vì vậy nên đƣợc những ngƣời trong buôn làng kính trọng song họ lại luôn luôn khiêm nhƣờng vì sợ mình hát kể sử thi không hay sẽ khiến mọi ngƣời cƣời chê. Trong việc sƣu tầm và gìn giữ những tác phẩm sử thi, những nghệ nhân này giữ vai trò quan trọng. Họ là cầu nối giúp cho sử thi đến với những thế hệ sau này.

Qua tìm hiểu của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, khái niệm về sử thi của ngƣời Mnông chính là hình thức Ot nrong. Ot nrong là hình thức hát kể những câu chuyện xa xƣa của cộng đồng, là tập hợp những câu chuyện của ngƣời Mnông về vũ trụ, về đời sống vật chất và tinh thần. Những câu chuyện đƣợc kết nối theo kiểu liên hoàn, tức là nó có chung một hệ thống nhân vật. Ngƣời Mnông coi những nhân vật trong các tác phẩm của mình là đại diện cho những phẩm chất lý tƣởng đã đƣợc mô tả: đẹp nhƣ Bing, nhƣ Jong, khéo nhƣ Kông, nhƣ Glơng, giàu có nhƣ Bơng, đƣợc nể phục nhƣ Tiang hay dũng cảm, gan dạ nhƣ Lêng, Mbong...

Trong cuốn Sử thi thần thoại Mnông của tác giả Đỗ Hồng Kỳ, NXB Khoa học xã hội- năm 1996, đi theo hƣớng phân tích các kiểu nhân vật trong sử thi Mnông dựa vào việc kiến giải về thế giới của ngƣời Mnông với các tầng tồn tại khác nhau của con ngƣời: Tầng trời, tầng mặt đất, tầng âm phủ. Với ba tầng tồn tại nhƣ vậy, thế giới nhân vật trong sử thi Mnông rất đa dạng và phong phú. Qua điền dã, các nhà nghiên cứu

văn hoá dân gian đã sƣu tầm đƣợc rất nhiều tác phẩm khác nhau, trong đó có hẳn một tác phẩm: Kể gia phả Ot Ndrong. Theo tác phẩm đó, phần lớn các nhân vật của sử thi Mnông đều thuộc dòng con cháu mẹ Chau. Chỉ tính riêng ở hàng con, mẹ Chau đã có tới 23 ngƣời, từ đó tiếp tục tản ra các nhánh. Nhƣ vậy, trong kho tàng sử thi Mnông, số lƣợng nhân vật là rất lớn mà chúng tôi chƣa có điều kiện khảo sát ở đây. Các nhân vật: cả thần linh và con ngƣời đan cài vào nhau, tạo nên một thế giới sử thi sôi động, ồn ào.

Giữa thế giới nhân vật sôi động đó, những nhân vật anh hùng dƣờng nhƣ nối bật, là đề tài đƣợc ngƣời Mnông kể nhiều nhất:

”Buổi sáng kể chuyện nương rẫy Buổi chiều kể chuyện củi nước Buổi trưa kể chuyện anh hùng

Tối sáng trăng kể chuyện Ndu, Tiang....”

Câu chuyện về ngƣời anh hùng rất đỗi gần gũi, thân thiết đối với ngƣời dân Mnông nhƣ những chuyện sinh hoạt sản xuất đời thƣờng. Cũng nhƣ sử thi của ngƣời Ê Đê hay rộng hơn là sử thi của nhiều dân tộc khác trên thế giới, sử thi của ngƣời Mnông cũng lấy những nhân vật anh hùng làm trung tâm của mọi câu chuyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông (Trang 42 - 44)