Đánh giá đời sống văn hóa ở huyện Lương Tài từ khi bắt đầu công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lương Tài (Bắc Ninh) về xây dựng đời sống văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 30 - 33)

7. Bố cục của luận văn

1.1. Các nhân tố, điều kiện tác động và ảnh hƣởng đến công tác chỉ đạo xây

1.1.3. Đánh giá đời sống văn hóa ở huyện Lương Tài từ khi bắt đầu công

công cuộc đổi mới đến năm 1998

Từ khi triển khai thực hiện công cuộc đổi mới theo chủ trƣơng của Đảng đến năm 1998, đƣợc sự lãnh, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND, các sở, ban, ngành của tỉnh và sự lãnh đạo chủ động của BCH Đảng bộ huyện, sự đoàn kết của cán bộ, đảng viên và nhân dân, huyện Lƣơng Tài đã thu đƣợc những kết quả tích cực về phát triển văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa.

Tình hình tư tưởng, đạo đức và lối sống có những chuyển biến theo hƣớng tích cực. Từ khi đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, mở cửa hội nhập quốc tế, đồng thời với tăng trƣởng kinh tế, lối sống, đời sống tinh thần cũng có nhiều biến đổi, sự hƣởng thụ những tiến bộ về văn hóa- xã hội của ngƣời dân trong cả nƣớc nói chung và của huyện nói riêng tăng lên. Những tiến bộ của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nƣớc đã đẩy nhanh sự đổi mới trong tƣ duy, suy nghĩ của các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện; nhiều hủ tục lạc hậu trƣớc đây dần bị xóa bỏ, nhƣờng chỗ cho lối sống văn minh, tạo sự chuyển biến tích cực của vùng quê nông nghiệp. Những giá trị tốt đẹp truyền thống của quê hƣơng, tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, hiếu học,… đƣợc khuyến khích lƣu giữ và phát huy với các hoạt động cùng giúp nhau làm giàu, cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa tốt đẹp...

Hoạt động văn hóa thơng tin và truyền thanh được duy trì và đổi mới,

đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới, nhất là các phong trào mang tính cụ thể nhƣ xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa và cơ quan, đơn vị văn hóa. Cơng tác tun truyền, phổ biến

chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, cũng nhƣ việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội đƣợc đẩy mạnh và đổi mới, mang tính trực quan, dễ hiểu dễ thực hiện, chuyển tải nhiều thông tin quan trọng đến ngƣời dân và đƣợc đông đảo các tầng lớp nhân dân trong huyện chú ý và làm theo.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và ứng dụng công nghệ, tiếp tục phát huy truyền thống của quê hƣơng hiếu học, Đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện thực hiện nhiều chính sách khuyến học, khuyến tài, tạo động lực thúc đẩy sự hiếu học, vƣợt khó, học giỏi, vƣơn lên làm giàu chính đáng. Đến năm 1996 có 100% số xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học, 100 % số xã đạt xóa mù chữ, cơ sở vật chất cho sự nghiệp giáo dục đƣợc tăng cƣờng. Về ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả trong lao động, học tập và sản xuất đƣợc chú trọng, Đảng bộ huyện đều chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với cơ sở tổ chức tập huấn chuyển giao khoa công nghệ để nâng cao hiệu quả học tập cho đội ngũ giáo viên, học sinh; năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ; trong sản xuất cho nông dân...

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được quan tâm, có

nhiều chuyển đổi mới, đóng góp chung vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới của địa phƣơng. Cùng với thi đua lao động sản xuất, hoạt động giao lƣu văn hóa, văn nghệ tạo khơng khí vui tƣơi phấn khởi, đoàn kết giữa các địa phƣơng, thƣờng là vào lúc nông nhàn, ngày lễ hội tạo động lực hăng hái thi đua vào vụ mới. Nhiều câu lạc bộ thơ, đội biểu diễn văn nghệ quần chúng đƣợc hình thành, nội dung chủ yếu là ca ngợi Đảng, thể hiện tình u đất nƣớc, ca ngợi những thành cơng của con đƣờng đổi mới và tuyên truyền việc thực hiện nếp sống mới, bài trừ các hủ tục lạc hậu…Hoạt động thể dục thể thao đƣợc chú trọng, thƣờng tổ chức các giải bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng...nâng cao sức khỏe nhân dân.

Các thành tựu trên tạo động lực cho sự phát triển của kinh tế, ổn định của chính trị, cải thiện và nâng cao đời sống của ngƣời dân, góp phần hình thành chuẩn mực đạo đức, lối sống, xây dựng con ngƣời, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của huyện đƣợc tồn diện.

Tuy nhiên cơng tác xây dựng và phát triển đời sống văn hóa của huyện thời kỳ này vẫn có nhiều hạn chế:

- Việc tuyên truyền, thực hiện các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng về văn hóa ở một số chi, đảng bộ cịn chƣa nghiêm túc, cịn mang tính hình thức.

- Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn xem nhẹ vai trò của văn hóa, khơng thấy hết đƣợc các giá trị to lớn mà công cuộc đổi mới và xây dựng đời sống mới mang lại.

- Phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống mới, gia đình văn hóa, làng văn hóa... cịn chƣa rộng khắp, khơng có chiều sâu. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động tuyên truyền, các hoạt động văn hóa thể dục thể thao còn thiếu.

- Trong đời sống, còn tồn tại những hủ tục lạc hậu nhƣ thách cƣới, tang ma kéo dài, một số lễ hội cịn có biểu hiện của hiện tƣợng thƣơng mại hóa...

Nhìn chung trƣớc năm 1998, đời sống văn hóa của huyện đã đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận trên các mặt, là cơ sở để Đảng bộ và nhân dân huyện đoàn kết, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ xây dựng đời sống văn hóa theo tinh thần các chỉ thi, nghị quyết của Đảng, của Tỉnh về văn hóa, nhất là Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, những hạn chế, bất cập cũng đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân trong huyện những vấn đề cần khắc phục, cải tiến trong nhận thức,

chỉ đạo và hành động thực tiễn để xây dựng đời sống văn hóa ngày càng tốt hơn.

1.2. Quá trình chỉ đạo và những kết quả đạt đƣợc của Đảng bộ huyện Lƣơng Tài về xây dựng đời sống văn hóa từ năm 1998 - 2005

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lương Tài (Bắc Ninh) về xây dựng đời sống văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)