Chỉ đạo củng cố, xây dựng thể chế văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lương Tài (Bắc Ninh) về xây dựng đời sống văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 44 - 49)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Quá trình chỉ đạo và những kết quả đạt đƣợc của Đảng bộ huyện Lƣơng

1.2.5. Chỉ đạo củng cố, xây dựng thể chế văn hóa

Nhận thức rõ tầm quan trọng của hệ thống thiết chế văn hoá, là bộ mặt văn hoá của địa phƣơng, là yếu tố không thể thiếu trong đời sống văn hoá của nhân dân, giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị - xã hội và tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao..., Đảng bộ huyện luôn quan tâm xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hoá, nhất là ở cơ sở, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu về đời sống văn hóa ngày càng cao của nhân dân.

Đảng bộ đã chỉ đạo các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội của huyện có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, tổ chức triển khai quy hoạch thiết chế văn hoá, đầu tƣ kinh phí để xây dựng thiết chế văn hoá.

Nhằm tạo ra sự chuyển biến trong xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở, Đảng bộ đã chỉ đạo các xã tập trung huy động nguồn kinh phí xây dựng thiết chế văn hoá. Ngoài sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc, Đảng bộ chủ trƣơng thực hiện tốt công tác xã hội hoá văn hoá, thực hiện cơ chế “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” đối với việc xây dựng thiết chế văn hoá. Đối với thiết chế văn hoá thôn, làng, tổ dân phố thì nguồn kinh phí chủ yếu do nhân dân đóng góp, huyện hỗ trợ một phần. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp,... tham gia đóng góp hỗ trợ để xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở.

Phong trào xây dựng Nhà văn hoá đã đƣợc các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, có cơ chế hỗ trợ cụ thể cho việc xây dựng Nhà văn hoá nhằm đáp ứng và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhà văn hoá thôn có hai loại hình: xây mới và tận dụng. Nhà xây mới chủ yếu đƣợc xây dựng theo mô hình nhà cấp VI, lợp ngói hoặc tôn, diện tích sử dụng từ 60m2

trở lên, tuỳ điều kiện quỹ đất và dân số của từng địa phƣơng, hội trƣờng có sân khấu biểu diễn, cổng, tƣờng rào bao quanh, cảnh quan môi trƣờng xanh, sạch. Nhà văn hoá cấp xã, hầu hết đã đƣợc quy hoạch gắn liền trong khu vực trụ sở UBND xã. Những nhà văn hoá xã xây mới phần lớn đƣợc xây dựng khang trang, kiến trúc phù hợp. Diện tích sử dụng thƣờng từ 100 - 250 chỗ ngồi, đảm bảo đƣợc nhu cầu hội họp, sinh hoạt văn hoá của quần chúng nhân dân.

Hệ thống thƣ viện, điểm bƣu điện văn hoá xã, tủ sách ở các làng, xã, thƣ viện cơ quan, trƣờng học cũng đƣợc đầu tƣ xây dựng. Những thiết chế đó đã trở thành nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, đáp ứng nhu cầu về hƣởng thụ, sáng tạo và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc của nhân dân. Huyện cũng quan tâm đầu tƣ xây dựng các khu thể thao, các bãi tập võ cổ truyền, tập dƣỡng sinh, ... đáp ứng kịp thời nhu cầu văn hóa cũng nhƣ rèn luyện thể chất của các tầng lớp nhân dân.

Song song với việc đầu tƣ xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở, tỉnh chỉ đạo nâng cao chất lƣợng đội ngũ quản lý, điều hành thiết chế văn hoá, đặc biệt là thiết chế văn hóa ở cơ sở. Hằng năm, Huyện tiến hành mở các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ văn hoá thông tin cho cán bộ xã, thị trấn, thôn làng, tổ dân phố. Những lớp bồi dƣỡng đã góp phần nâng cao trình độ, năng lực, cán bộ quản lý, điều hành thiết chế văn hoá ở cơ sở. Việc biểu dƣơng khen thƣởng cán bộ hoạt động văn hóa cũng đƣợc quan tâm, hàng năm huyện luôn có chính sách động viên khen thƣởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn hóa, đồng thời cũng phê bình những địa phƣơng, tập thể, cá nhân làm chƣa tốt, tạo sự chuyển biến trong công tác xây dựng đời sống văn hóa của huyện.

* Tiểu kết chƣơng 1

Cùng với chủ trƣơng đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, mở cửa hội nhấp quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những phát triển trong nhận thức và chỉ đạo hành động về văn hóa và đời sống văn hóa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng (khóa VIII) mang tính chất là một cƣơng lĩnh của Đảng về văn hóa trong thời kỳ mới, đáp ứng đƣợc nguyện vọng của nhân dân về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Các quan điểm, phƣơng hƣớng, giải pháp đúng đắn của Đảng cùng với những chủ trƣơng, phƣơng hƣớng của Đảng bộ tỉnh là những nhân tố và điều kiện mang tính chi phối nhiêm vụ xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ và nhân dân huyện Lƣơng Tài.

Nhận thức sâu sắc tâm quan trọng của văn hóa, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng huyện Lƣơng Tài đã khẩn trƣơng quán triệt, vận dụng đƣờng lối văn hóa của Đảng, chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh vào thực tiễn địa phƣơng, tiến hành chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức thực hiện. Chính quyền các cấp, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã chủ động đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ, lồng ghép thực hiện các chƣơng trình kinh tế - xã hội để xây dựng đời sống văn hóa.

Dƣới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện, công tác xây dựng đời sống văn hoá đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Đời sống văn hoá của nhân dân trong huyện có nhiều chuyển biến, trên các phƣơng diện: xây dựng môi trƣờng và nếp sống văn hóa; phát triển giáo dục - đào tạo gắn với xây dựng con ngƣời; phát triển các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, sinh hoạt văn hóa truyền thống đẹp; củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, công tác xây dựng đời sống văn hoá từ 1998 đến năm 2005 còn những hạn chế: Một số cấp ủy xã, cơ quan, đơn vị vẫn chƣa quan tâm thực hiện có hiệu quả phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp xây dựng đời sống văn hóa. Chính quyền, mặt trận và các đoàn thể giữa huyện và xã, giữa các xã còn thiếu sự phối hợp kịp thời, thƣờng xuyên và nhịp nhàng, nhất là các nhiệm vụ trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cƣ. Việc xây dựng và nhân điển hình về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang còn ít,

nhiều, hầu hết cán bộ chƣa qua đào tạo nghiệp vụ văn hoá thông tin - thể thao. Các thiết chế văn hoá - thể thao ở cơ sở còn thiếu trang thiết bị chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển các loại hình sinh hoạt văn hoá - thể thao cộng đồng...

Những thành công trong chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa ở Lƣơng Tài trong những năm 1998 đến 2005 là điều kiện để Đảng bộ đẩy mạnh chỉ đạo phát triển đời sống văn hóa; đồng thời, những hạn chế cũng đặt ra yêu cầu cần phải khắc phục, tháo gỡ để đƣa sự nghiệp phát triển đời sống văn hóa của huyện gặt hái những thành tựu mới.

Chƣơng 2

ĐẢNG BỘ HUYỆN LƢƠNG TÀI ĐẨY MẠNH

CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỪ 2006 - 2013

2.1. Tình hình mới và quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, của Đảng bộ tỉnh về xây dựng, phát triển nền văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh CNH -

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lương Tài (Bắc Ninh) về xây dựng đời sống văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)