Đẩy mạnh phát huy, phát triển sinh hoạt văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lương Tài (Bắc Ninh) về xây dựng đời sống văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 62)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lƣơng Tài về xây dựng đời sống văn hóa

2.2.4. Đẩy mạnh phát huy, phát triển sinh hoạt văn hóa

Trên cơ sở đã phát triển thời gian trƣớc, Đảng bộ huyện đã tiếp tục có những chỉ đạo để thúc đẩy các sinh hoạt lĩnh vực văn hóa, văn nghệ và đạt đƣợc những thành tựu tích cực. Các phong trào văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp, các xã, thị trấn đều tổ chức các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao vào các dịp ngày kỷ niệm, lễ tết…Nhiều câu lạc bộ quan họ, dân ca, câu lạc bộ thơ, văn, câu lạc bộ dƣỡng sinh, võ thuật đƣợc duy trì và luyện tập thƣờng xuyên. Đặc biệt liên hoan văn nghệ cấp huyện “Ngƣời Lƣơng Tài ơn Bác” đƣợc duy trì thƣờng niên từ năm 2000 – 2010, đã tạo chuyển biến lớn trong hoạt động văn nghệ của huyện, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Năm 2000 có 32 đơn vị tham gia với 600 diễn viên và 155 tiết mục, thì đến năm 2010 có 62 đồn, trên 2.700 diễn viên và trên 300 tiết mục, nhiều tiết mang tính chuyên nghiệp và chất lƣợng, tạo sự lan tỏa rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, góp phần thúc đẩy hăng hái thi đua trong việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh.

Đảng bộ huyện cũng luôn quán triệt thực hiện quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc là tôn trọng và đảm bảo tự do tín ngƣỡng, các hoạt động văn hóa của đồng bào các tơn giáo. Đảng bộ đã thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Trung ƣơng và Pháp lệnh tín ngƣỡng tơn giáo. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tơn giáo cho đồng bào có đạo. Chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, giúp đỡ đồng bào theo đạo, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, tạo điều kiện cho các sinh hoạt văn hóa tơn giáo, xây dựng mơi trƣờng văn hóa, nâng cao ý thức làm chủ; vận

động đồng bào các tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo. [46, tr.7]. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiếp tục đƣợc Đảng bộ quan tâm và thực hiện nghiêm Quyết định số 143/QĐ-UBND, ngày 06/10/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng di tích lịch sử văn hóa.

Cơng tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể tiếp tục đƣợc các cấp ủy Đảng chú trọng vào việc bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử đƣợc Nhà nƣớc cơng nhận nhƣ đền thờ Hàn Thuyên (thôn Lai Hạ, xã Lai Hạ); làm hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa – thơng tin & du lịch và UBND tỉnh cấp bằng văn hịa cho 42 đình và 2 chùa của huyện (trong đó 12 di tích cấp quốc gia và 32 di tích cấp tỉnh). Bảo tồn và phát huy vai trị của các làng nghề truyền thống, qua đó, thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể cũng đƣợc chú trọng. Các giá trị văn nghệ dân gian nhƣ quan họ, ca trù,… đƣợc cổ vũ, tạo điều kiện duy trì và mở rộng sinh hoạt, góp phần đa dạng trong đời sống văn hóa của nhân dân. Các lễ hội truyền thống cũng đƣợc bảo tồn những giá trị tốt đẹp và tích hợp các yếu tố mới phục vụ tính giáo dục, tuyên truyền, giải trí, cũng nhƣ hƣởng thụ văn hóa của nhân dân.

Những chỉ đạo trên của Đảng bộ huyện đã góp phần tạo sự ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào tôn giáo, để đồng báo yên tâm lao động, sản xuất, phấn đấu cùng nhân dân toàn huyện đoàn kết xây dựng quê hƣơng Lƣơng Tài ngày càng giàu mạnh và văn minh.

2.2.5. Củng cố và hoàn thiện các thể chế văn hóa

Việc đầu tƣ xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa đƣợc Đảng bộ huyện thực hiện theo đúng chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc và các chỉ thị, kết luận của Tỉnh ủy Bắc Ninh. Đảng bộ đã chỉ đạo về thực hiện nghiêm túc Kết luận số 36/KL-TU, ngày 5- 5- 2003, của Ban Thƣờng vụ Tỉnh

ủy Bắc Ninh về “Chƣơng trình đầu tƣ xây dựng các cơng trình văn hóa – Thơng tin, Thể dục thể thao cấp huyện, thị xã và cấp cơ sở đến năm 2010”, Huyện đã đầu tƣ hàng chục tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp và xây mới Trung tâm văn hóa huyện, hồ văn hóa, đài tƣởng niệm các anh hung liệt sỹ, hệ thống đèn điện chiếu sáng, điểm bƣu điện văn hóa các xã,... đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của các tầng lớp nhân dân. 100% số xã, thơn có bƣu điện văn hóa xã, nhà văn hóa thơn.

Để phục vụ nhu cầu thông tin, thể thao, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo tu sửa, nâng cấp và xây mới 46 sân bóng đá, 80 sân chơi cầu lông, 1 sân tennis, 19 sân bóng chuyền. Đài phát thanh FM của huyện cùng hệ thống loa truyền thanh tuyên truyền đƣợc duy trì, bảo dƣỡng, bảo đảm hoạt động tốt tại 100% số thôn, xã, thị trấn trong huyện. Đảng bộ cũng quan tâm ứng dục khoa học cơng nghệ vào các hoạt động văn hóa, thơng tin, tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa và đã đạt kết quả.

* Tiểu kết chƣơng 2

Từ năm 2006 – 2013, công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa VIII) của Đảng bộ huyện đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng.

Với sự nỗ lực, phấn đấu, phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn, Đảng bộ và nhân dân trong toàn huyện đã đoàn kết thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Đảng, của tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 18, 19 và 20 đề ra, đó là kinh tế tiếp tục có bƣớc phát triển khá, cơ cấu chuyển dịch theo hƣớng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc nâng lên, an ninh chính trị trên địa bàn ổn định, thế trận quốc phịng tồn dân đƣợc giữ vững.

Đặc biệt công tác xây dựng đời sống văn hóa của huyện đã đƣợc những thành tựu quan trọng, toàn diện, ngày càng phát triển theo hƣớng tích cực. Phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ đƣợc đẩy mạnh, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội, tạo khơng khí thi

đua đạt các danh hiệu gia đình văn hóa, làng cơ quan, đơn vị văn hóa. Việc tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang và lễ hội đạt đƣợc những dấu hiệu đáng mừng. Nhiều phong trào mang đậm tính nhân văn nhƣ: ủng hộ ngày vì ngƣời nghèo, cùng giúp nhau phát triển kinh tế, phong trào đền ơn, đáp nghĩa... đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong huyện tham gia hƣởng ứng. Đại đa số cấp ủy Đảng, chính quyền phát huy tốt vai trò lãnh, chỉ đạo việc thực hiện nếp sống văn hóa mới, cũng nhƣ bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc; hoạt động của MTTQ và các đồn thể thực hiện tốt vai trị tập hợp quần chúng nhân dân, các hội viên, đoàn viên thực hiện tốt những phong trào, góp phần vào thành công chung của công tác xây dựng đời sống văn hóa của huyện.

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, cơng tác xây dựng đời sống văn hóa của huyện từ năm 2006 – 2013 cũng có những hạn chế. Đó là vẫn cịn một số cấp ủy, chính quyền cịn chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa trong giai đoạn cách mạng mới; việc thực hiện xây dựng đời sống văn hóa ở một số địa phƣơng cịn mang tình phong trào, chƣa thực sự đi vào chiều sâu; phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa ở một số cơ sở vẫn còn hiện tƣợng mang tính hình thức, bề nổi, thiếu bền vững; công tác quản lý và xây dựng thể chế văn hóa cịn chƣa đồng bộ và có hiện tƣợng bng lỏng…

Tuy cịn một số hạn chế nhất định, nhƣng có thể khẳng định dƣới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện, cơng tác xây dựng đời sống văn hóa của địa phƣơng đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, và đã là điều kiện, là động lực để Đảng bộ và nhân dân trong huyện đạt đƣợc những tiến bộ trong xây dựng, phát triển kinh tế xã hội trong những năm 2006 – 2013, cũng nhƣ tạo những điều kiện cho những bƣớc phát triển tiếp theo.

Chƣơng 3

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 3.1. Nhận xét

3.1.1. Ưu điểm

3.1.1.1. Đảng bộ huyện Lương Tài đã lĩnh hội và vận dụng chủ trương của Đảng, của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh để đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa phù hợp với thực tiễn địa phương

Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VIII) và các nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa; chấp hành các chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh, đồng thời, căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phƣơng, Đảng bộ huyện Lƣơng Tài đã đề ra những phƣơng hƣớng, nhiệm vụ về xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, góp phần khơi dậy và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp và các hoạt động văn hóa phong phú của địa phƣơng, tạo ra đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh trong các tầng lớp nhân dân.

Đảng bộ kịp thời xác định phƣơng hƣớng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đời sống văn hóa với tinh thần chủ động. Trong q trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng, nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng và phát triển đời sống văn hóa là nội dung đƣợc xác định trong nhiều văn kiện của Đảng bộ huyện từ năm 1998 đến năm 2013. Các chủ trƣơng về xây dựng văn hóa của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, nhƣ: Chƣơng trình số 17-CT/TU, ngày 03 - 11- 1998 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VIII); Nghị quyết số 03-NQ/TU về xây dựng và phát triển làng văn hóa giai đoạn 2001 – 2005 của Tỉnh ủy,…các Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII, XVIII về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc Kinh Bắc,… đã đƣợc quán triệt trong các Nghị quyết Đại hội Đảng huyện lần thứ XVIII, XIX, XX và các nghị quyết của Huyện ủy.

Các văn kiện Đại hội Đảng bộ, của Huyện ủy đã xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ và phƣơng châm xây dựng đời sống văn hóa. Theo đó, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung và xây dựng đời sống văn hóa là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phƣơng. Các tổ chức đảng, đảng viên cần phải nêu cao vai trò, trách nhiệm, ý thức gƣơng mẫu; đồng thời, phải động viên, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi các chủ trƣơng của Đảng, vì mục tiêu xây dựng huyện giàu mạnh, văn minh.

Qua các kỳ đại hội Đảng bộ và từ quá trình chỉ đạo thực tiễn, Đảng bộ đã xác định các tập trung xác định các khâu, các mục tiêu trọng tâm của xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn huyện nhƣ: Xây dựng mơi trƣờng văn hóa lành mạnh và tiến bộ, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục gắn với xây dựng con ngƣời về tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển mạnh mẽ phong trào văn nghệ quần chúng và các hoạt động văn hóa ở cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao mức hƣởng thụ văn hóa của nhân dân, tăng cƣờng cơng tác quản lý của Nhà nƣớc về văn hóa, tăng cƣờng xây dựng và hồn thiện thiết chế văn hóa, xây dựng đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa có trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, nhất là trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tuyên truyền việc thực hiện xây dựng đời sống văn hóa của địa phƣơng,…

Để xây dựng đời sống văn hóa theo quan điểm tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và phát huy các giá trị của những di sản văn hóa truyền thống vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ đã xác định phải huy động sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân trong huyện; vừa khai thác những nguồn nội lực vừa tranh thủ những sự ủng hộ, giúp đỡ từ tỉnh. Do đó, Đảng bộ huyện đã thực hiện nghiêm việc tổ chức học tập, quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa VIII, các chỉ thị, hƣớng dẫn của Bộ chính trị, của Nhà

nƣớc về cơng tác xây dựng văn hóa, các Nghị quyết, Chƣơng trình, Chỉ thị của Tỉnh ủy,… để xây dựng quyết tâm hành động trong tồn Đảng bộ và các cấp chính quyền, tồn thể nhân dân. Đảng bộ đã kết hợp nhiều hình thức tổ chức: mở lớp học tập, đẩy mạnh tuyên truyền,... Qua đó, giúp các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến xã nắm vững phƣơng hƣớng chung, những quan điểm chỉ đạo cơ bản, các nhiệm vụ cụ thể, các biện pháp nhằm xây dựng đời sống văn hoá, tạo sự chuyển biến sâu sắc và nâng cao nhận thức đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, trƣớc hết là cán bộ chủ chốt các cấp. Nhờ vậy, xây dựng đời sống văn hóa đã trở thành nội dung quan trọng trong hoạt động của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, từng bƣớc gắn bó chặt chẽ hơn với các nhiệm vụ kinh tế-xã hội.

Đảng bộ cũng chủ trƣơng tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các Sở, Ban, Ngành của tỉnh về phát triển mọi mặt của kinh tế - xã hội nói chung và việc xây dựng đời sống văn hóa nói riêng.

3.1.1.2. Đảng bộ huyện tích cực chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực văn hóa

Trên cơ sở những mục tiêu, nhiệm vụ, phƣơng châm và các giải pháp đã đề ra, Đảng bộ đã tích cực chỉ đạo chính quyền các cấp, vận động các đồn thể nhân dân tiến hành đồng bộ các nội dung xây dựng đời sống văn hóa theo tinh thần các nghị quyết về văn hóa của Đảng. Sau 15 năm, Đảng bộ huyện Lƣơng Tài đã lãnh đạo nhân dân trong toàn huyện đạt đƣợc những thành tựu to lớn trên các mặt, tạo sự chuyển biến về mọi mặt trong đời sống xã hội, kinh tế phát triển khá, tình hình chính trị ổn định, các phong trào xây dựng đời sống văn hóa đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hƣởng ứng tham gia, bộ mặt văn hóa đƣợc nâng lên theo hƣớng tích cực.

*Về xây dựng mơi trường văn hóa: Quán triệt quan điểm chủ trƣơng

của Đảng về xây dựng văn hóa, đƣợc sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các ngành của tỉnh, Đảng bộ huyện đã nhanh chóng quán triệt quan điểm sẽ khơng có ổn định, phát triển nếu khơng có một mơi trƣờng văn hóa lành mạnh, mà ở đó con ngƣời sẽ có đủ điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập, thƣởng thức nghệ thuật, tiếp nhận thơng tin, vui chơi, giải trí, cũng nhƣ lao động và cống hiến. Nhiệm vụ then chốt của các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở là tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả các phong trào xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cƣ”, trong đó cụ thể là xây dựng gia đình, dịng họ, làng, khu phố, cơ quan, cơng sở văn hóa, gắn với xây dựng nơng thơn mới. Việc xây dựng nếp sống văn minh, mơi trƣờng văn hóa lành mạnh đã gắn chặt với nhiệm vụ vận động, hƣớng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội theo tinh thần Chỉ thị số 27-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lương Tài (Bắc Ninh) về xây dựng đời sống văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 62)