Quá trình chỉ đạo và những kết quả đạt đƣợc của Đảng bộ huyện Lƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lương Tài (Bắc Ninh) về xây dựng đời sống văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 33)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Quá trình chỉ đạo và những kết quả đạt đƣợc của Đảng bộ huyện Lƣơng

1.2.1. Triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện những chủ trương của Đảng và của Đảng bộ tỉnh về xây dựng đời sống văn hóa của Đảng và của Đảng bộ tỉnh về xây dựng đời sống văn hóa

Ngay trong thời gian còn hợp nhất trong trong huyện Gia Lƣơng, các

cấp bộ Đảng và nhân dân của 13 xã An Thịnh, Bình Định, Lai Hạ, Lâm Thao, Minh Tân, Mỹ Hƣơng, Phú Hòa, Phú Lƣơng, Quảng Phú, Tân Lãng, Trung Kênh, Trừng Xá, Trung Chính và thị trấn Thứa đã quán triệt tinh thần chỉ đạo về phát triển văn hóa của Đảng và Chƣơng trình số 17-CT/TU, ngày 03 -11- 1998 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh. Đến năm 1999, trƣớc yêu cầu thực tiễn của thời kỳ đổi mới, Chính phủ ra Nghị định số 68/1999/NĐ- CP, ngày 09 – 8 - 1999 về tách huyện Gia Lƣơng thành huyện Lƣơng Tài và Gia Bình, đến ngày 1- 9 - 1999 thì Nghị định này có hiệu lực, Lƣơng Tài chính thức trở thành huyện mới của tỉnh Bắc Ninh.

Sau khi Huyện tái lập, đứng trƣớc nhiều khó khăn rất to lớn, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đoàn kết, chủ động nắm vững và vận dụng quan điểm chủ trƣởng của Đảng, chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh vào tình hình thực tế của địa phƣơng để xây dựng huyện hòa nhịp với sự phát triển chung của tỉnh. Đảng bộ huyện xác định cùng với phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, thì phát triển văn hóa đƣợc chú trọng, là nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng của Đảng bộ và nhân dân trong toàn huyện.

Tháng 11 – 2000, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 18 (là Đại hội đầu tiên sau khi tái lập) tiến hành. Đại hội đã tập trung trí tuệ, phát huy dân chủ thảo luận và đóng góp ý kiến vào văn kiện trình Đại hội lần thứ IX của Đảng, thảo luận góp ý kiến vào văn kiện trình tại Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh,

kiểm điểm, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng và phƣơng hƣớng, mục tiêu nhiệu vụ nhiệm kỳ 2001 - 2005.

Đại hội đã thống nhất chủ trƣơng phát triển toàn diện, trong đó, xác định đẩy mạnh phát triển văn hóa, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện nghiêm và có hiệu quả thiết thực các Chỉ thị, nghị quyết của Đảng về phát triển văn hóa, về xây dựng đời sống văn hóa để sớm đƣa huyện trở thành huyện giàu đẹp, văn minh.

Thực hiện Chủ trƣơng của Đại hội, Huyện ủy đã tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng. Ban Thƣờng vụ Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch, chƣơng trình thực hiện và tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt của huyện và cơ sở để học tập, quán triệt và triển khai thực hiện trong toàn huyện. Toàn huyện đã tổ chức đƣợc 16 lớp, gồm 01 lớp cán bộ chủ chốt huyện và các xã thị trấn (quân số tham gia đạt 97%), 01 lớp cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức các cơ quan của huyện (quân số đạt 95,6%). Sau đó, Huyện ủy đã chỉ đạo và hƣớng dẫn các chi, đảng bộ trong toàn huyện tổ chức quán triệt rộng rãi tới cán bộ, đảng viên trong toàn huyện. Dƣới sự chỉ đạo và giúp đỡ của Huyện ủy, các xã, thị trấn đã tổ chức 14 lớp cho cán bộ, đảng viên học tập, quân số tham gia đạt bình qn trên 95%. Ngồi ra, MTTQ và các đồn thể đã tổ chức các lớp dành cho đoàn viên, hội viên; quân số tham gia đạt bình quân trên 82%.

Qua học tập cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn huyện đã lĩnh hội kiến thức về văn hóa, nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa và những giá trị của nó đối với sự nghiệp phát triển toàn diện của huyện. Đội ngũ làm cơng tác văn hóa có những kiến thức chuyên môn mới vững chắc hơn để làm công tác tuyên truyền, giáo dục.

Để triển khai, thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng của Đảng về văn hóa, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy chủ trƣơng thành lập ban chuyên môn phụ trách

việc xây dựng đời sống văn hóa từ huyện đến cơ sở. Từ chủ trƣơng đó, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện thành lập Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ” do Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trƣởng Ban; Trƣởng phịng văn hóa huyện làm Phó Ban Thƣờng trực; Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện làm Phó Ban và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể làm thành viên Ban chỉ đạo. Đồng thời, Huyện ủy, Uỷ Ban nhân dân huyện cũng chỉ đạo các xã, thị trấn và 102 thôn thành lập Ban chỉ đạo, Ban vận động đi vào hoạt động có nề nếp, từng bƣớc đạt hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện xây dựng đời sống văn hóa.

Trong q trình chỉ đạo thực hiện Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (từ năm 2001 thống nhất là Ban

Chỉ đạo Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu

dân cư”) ln đƣợc quan tâm kiện tồn và hoạt động có hiệu quả, hằng năm

đều tổ chức kiểm tra, rút kinh nghiệm. Vào các năm 1999 và 2003, Ban Chỉ đạo huyện chỉ đạo các Ban chỉ đạo phong trào của các xã, thị trấn tổ chức sơ kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 (Khóa VIII) một cách nghiêm túc, nêu lên những mặt đạt đƣợc, chỉ ra những hạn chế, đồng thời chỉ ra đƣợc những nguyên nhân và phƣơng hƣớng thực hiện trong thời gian tiếp theo.

1.2.2. Chỉ đạo xây dựng mơi trường và nếp sống văn hóa

* Triển khai sâu rộng phong trào xây dựng làng văn hóa, cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa

Thực hiện Chƣơng trình số 17-CT/TU, ngày 3 -11- 1998 của Tỉnh ủy Bắc Ninh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, tháng 1 - 2001 và Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy, ngày 5- 5 - 2001, về xây dựng và phát

triển làng văn hóa giai đoạn 2001 – 2005, Đảng bộ huyện đã tích cực chỉ đạo các địa phƣơng, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong huyện tiến hành các phong trào thi đua xây dựng làng văn hóa, cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa. Trong xây dựng làng văn hóa, Huyện ủy tích cực chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc, các đảng bộ xã chỉ đạo chính quyền, đồn thể cấp xã, các chi bộ chỉ đạo thôn trƣởng và các đồn thể nhân dân trong thơn đẩy mạnh hồn thiện các thiết chế về văn hóa. Phong trào xây dựng làng văn hố tại Lƣơng Tài mang nội dung văn hóa xã hội sâu sắc, góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hƣơng, xây dựng đời sống kinh tế và môi trƣờng văn hóa lành mạnh, xây dựng ý thức cộng đồng, trọng tình nghĩa, đạo lý, giữ gìn thuần phong mỹ tục trong giao tiếp xã hội và sinh hoạt gia đình, góp phần tích cực vào việc xây dựng các cộng đồng dân cƣ ổn định về chính trị, từng bƣớc phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nơng thơn mới ở địa phƣơng. Việc đón nhận bằng cơng nhận làng văn hố đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tổ chức thơng qua các buổi lễ trang trọng, trở thành ngày hội văn hoá của nhân dân.

Trong xây dựng cơ quan văn hóa, Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc huyện chỉ đạo các đơn vị, cơ quan phát huy tinh thần chủ động tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên chức lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ và duy trì đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nƣớc. Các cơ quan, đơn vị đƣợc công nhận cơ quan, đơn vị văn hố đã có những thành tích tốt trong nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân, viên chức và ngƣời lao động, góp phần hồn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Phong trào xây dựng đơn vị văn hóa cịn có đóng góp vào việc xây dựng nếp sống văn minh trong khu vực cán bộ công chức, viên chức lao động.

Trong xây dựng gia đình văn hóa, dƣới sự chỉ đạo của cấp ủy các cấp, Mặt trận Tổ quốc phối hợp với Uỷ ban nhân dân chỉ đạo, hƣớng dẫn các địa phƣơng bình xét gia đình văn hố cơng khai, dân chủ đảm bảo đúng chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, kịp thời động viên các gia đình văn hố xuất sắc đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp bằng cơng nhận. Phong trào xây dựng gia đình văn hố lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội gắn với làm cho nội dung, tiêu chí phong trào xây dựng gia đình văn hố ngày càng đa dạng, phong phú hơn.

Do có sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc huyện, các phong trào thi đua xây dựng làng văn hóa, cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa diễn ra khá sơi nổi, tạo sự phát triển theo hƣớng tích cực. Trong 5 năm, từ năm 2000 đến 2005, tồn huyện có 269 lƣợt làng đƣợc cơng nhận làng văn hóa các cấp, trong đó có 72 lƣợt làng văn hóa cấp tỉnh; 130 lƣợt cơ quan, đơn vị đƣợc cơng nhận là cơng sở văn hóa; bình qn mỗi năm có trên 11.000 hộ đƣợc cơng nhận là gia đình văn hóa (chiếm 44% trên tổng số hộ). Mỗi cơ quan, đơn vị, thơn làng, đến các dịng họ, gia đình đều tích cực thực hiện phong trào xây dựng văn hóa theo nếp sống mới.

Các phong trào xây dựng làng văn hóa, cơ quan văn hóa, gia đình văn

gắn liền với phong trào đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Triển khai Thông tƣ số 01 của Ban Thƣờng vụ Ủy ban Trung

ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1-1999) về hƣớng dẫn tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ”, Thơng tri ngày 04-4-2001của Ban Thƣờng vụ Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc mở rộng và nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ trong thời kỳ mới”, dƣới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phối hợp với các cấp chính quyền chú trọng

vận động nhân dân giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. Tồn huyện đã có 46 hợp tác xã và 17 doanh nghiệp, ngành nghề chủ yếu là dệt, đúc đồng, khảm trai, chế biến gỗ,… hằng năm tạo việc làm cho từ 2.000 - 2.500 lao động; tổng thu nhập trên đầu ngƣời của huyện năm đạt 6,695 triệu đồng. Từ năm 2000 đến 2005, quỹ "Ngày vì người nghèo" đã thu đƣợc 420.105.000 đồng, ủng hộ các gia đình chính sách, hộ nghèo. Các cấp ủy Đảng, tổ chức đoàn thể và các tập thể, cá nhân trong huyện đã tặng 1.842 sổ tiết kiệm tình nghĩa (trị giá 225 triệu đồng); đồng thời, huy động các nguồn kinh phí khác nhau, xây dựng đƣợc đƣợc 99 ngơi nhà tình nghĩa và nhà đại đoàn kết. Phong trào “Uống

nước nhớ nguồn” cũng đƣợc các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận quan tâm và

đƣợc nhân dân hƣởng ứng, qua đó, đã tạo đƣợc nguồn kinh phí sửa chữa, làm mới nhiều nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách. Đến năm 2005, 100% các xã, thị trấn của huyện đƣợc tỉnh Bắc Ninh công nhận xã, thị trấn giỏi về cơng tác chăm sóc thƣơng binh, gia đình liệt sỹ và đƣợc cơng nhận là huyện hồn thành xóa nhà tranh tre cho hộ nghèo. Nhân dân các địa phƣơng trong huyện cũng đóng góp kinh phí tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; tặng thẻ bảo hiểm y tế cho các gia đình thƣơng binh, liệt sĩ…

* Xây dựng nếp sống văn hóa

Các cấp ủy Đảng đã chú trọng nâng cao hiệu quả của hoạt động thông tin - tuyên truyền, phù hợp với tình hình mới và yêu cầu mới trong vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, cũng nhƣ các chỉ thị nghị quyết của tỉnh và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở đƣợc củng cố, tăng cƣờng cơ sở vật chất và đội ngũ làm cơng tác phát thanh. Huyện có đài phát sóng FM, hoạt động có hiệu quả với nhiều tin bài chuyển tải những thông tin giá trị tuyên truyền, giáo dục cao với nội dung dễ hiểu, dễ nghe, dễ nhớ. Mỗi xã đều có 2 cụm loa thu và phát, chuyển tải những

thông tin thời sự quan trọng, cũng nhƣ tuyên truyền các nhiệm vụ mang đặc điểm riêng của địa phƣơng.

Phong trào thể dục – thể thao nâng cao sức khỏe có chuyển biến cả về số lƣợng và chất lƣợng, số ngƣời thƣờng xuyên tập thể dục thể thao ngày càng tăng (chiếm gần 20% số dân của huyện), nhiều câu lạc bộ dƣỡng sinh, tập võ, vật… đƣợc hình thành và duy trì có hiệu quả. Đảng bộ và chính quyền trong huyện luôn quan tâm đến cơ sở vật chất phục vụ phong trào thể dục, thể thao rèn luyện thể chất, mỗi thơn đều có điểm sinh hoạt văn hóa.

Việc xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang và lễ hội cũng đƣợc Đảng bộ huyện quan tâm chỉ đạo.

Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 - 1 - 1998 của Bộ Chính trị “Về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang và lễ hội”, dƣới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, của Ủy Ban Nhân dân tỉnh và các Sở, Ban ngành của tỉnh, Đảng bộ huyện căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phƣơng để tập trung chỉ đạo thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội, kỷ niệm ngày truyền thống tại địa phƣơng.

Về việc cƣới, các cấp ủy Đảng chỉ đạo thực hiện tổ chức đám cƣới theo nếp sống mới: Tổ chức trong 1 ngày, không mời khách tràn lan, tổ chức trong phạm vi gia đình, dịng họ, khơng hút thuốc lá, khơng ăn lại mặt, tổ chức nghi lễ gọn, nhẹ, tiết kiệm.

Về việc tang, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận đã tập trung động viên nhân dân chấp hành các qui định đã đề ra. Mọi nghi thức trong tang lễ phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc; khơng bày cỗ mời khách trong tang lễ; không rải vàng mã, tiền dọc đƣờng; sử dụng nhạc tang âm lƣợng nhỏ và không kéo dài sau 22 giờ đêm và trƣớc 6 giờ sáng.

Về lễ hội, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội quản lý, hƣớng dẫn và tổ chức hàng trăm lễ hội truyền thống hàng năm đảm bảo đúng nghi lễ, hình thức phù hợp, phát huy đƣợc các giá trị văn hoá truyền thống, đạo lý

"Uống nước nhớ nguồn", đồn kết cộng đồng và khơi phục phát triển nhiều

trò diễn dân gian kết hợp các hoạt động văn hoá - văn nghệ…

Về mừng thọ, việc tổ chức mừng thọ đã thực sự trở lại đúng với ý nghĩa tơn kính ngƣời cao tuổi do Mặt trận tổ quốc, Hội Ngƣời cao tuổi tổ chức chúc thọ vào đầu xuân tại Nhà văn hố xã, thơn hoặc đình làng với nghi lễ trang trọng trao Giấy chứng nhận và quà lƣu niệm của xã, phƣờng, thị trấn. Việc ăn uống chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình.

Đồng thời với xây dựng nếp sống mới, tổ chức các hoạt động nâng cao mức hƣởng thụ văn hoá cho nhân dân, Đảng bộ chỉ đạo lực lƣợng công an tăng cƣờng phối hợp với các ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, ý thức chấp hành pháp luật và tích cực tham gia bảo vệ an

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lương Tài (Bắc Ninh) về xây dựng đời sống văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)