2.2 Một số yếu tác động đến quan hệ Hoa Kỳ Trung Quốc trong những năm
2.2.3 Vấn đề Bắc Triều Tiên
Vấn đề Triều Tiên, bao gồm cuộc khủng hoảng hạt nhân ở CHDCND Triều Tiên và việc thống nhất hai miền Nam - Bắc luôn là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc. Sự đối đầu giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên luôn được coi là hình ảnh thu nhỏ, hay di chứng còn sót lại từ thời Chiến tranh Lạnh. Vì thế, Hoa Kỳ và Trung Quốc trực tiếp đóng một vai trò quan trọng trong triển vọng thống nhất Triều Tiên và cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều có ý đồ củng cố và bành trướng ảnh hưởng trên một đất nước Triều Tiên thống nhất.
Nguồn gốc vấn đề Triều Tiên trong quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc được bắt đầu từ trước Chiến tranh thế giới thứ Hai. Đánh bại nhà Thanh trong cuộc chiến 1894 - 1895, Nhật Bản đã chiếm giữ những phần đất chiến lược của Triều Tiên để kiềm chế Trung Hoa. Trong cuộc chiến Nga - Nhật năm 1904 - 1905, Nhật Bản đã đánh bại Nga và chiếm đóng toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Năm 1945, khi Nhật đầu hàng đồng minh thì Triều Tiên đang là thuộc địa của Nhật Bản vì thế, quân đội Liên Xô và quân đội Mỹ đã tiến vào Triều Tiên để xử lý việc đầu hàng của quân đội Nhật Bản. Quân Liên Xô đóng ở phía Bắc vĩ tuyến 38 và quân Mỹ ở phía Nam. Những cuộc đàm phán kéo dài gần một năm giữa Mỹ và Liên Xô để quyết định số phận Triều Tiên không đạt được thoả hiệp, do đó, năm 1948, nước Triều Tiên, một ở phía Nam, một ở phía Bắc vĩ tuyến 38 được chính thức tuyên cáo thành lập. Quân đội Liên Xô rút ra khỏi Bắc Triều Tiên tháng 12/1948 và tháng 6/1949, quân đội Mỹ rút khỏi Nam Triều.
Tháng 6/1950, cuộc chiến tranh giữa Nam và Bắc Triều Tiên bùng nổ, phía Nam có quân đội Mỹ (dưới danh nghĩa Liên Hợp Quốc) và phía Bắc có quân đội Trung Quốc hỗ trợ. Cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài ba năm với khoảng 5 triệu người thiệt mạng, nhưng không phân thắng bại. Chung cuộc đôi bên đã ký kết một thoả hiệp ngừng bắn ngày 27/7/1953 và ranh giới ngừng bắn, vĩ tuyến 38, mặc nhiên trở thành biên giới phân chia Nam, Bắc Triều Tiên thành hai nước. Vùng phi quân sự
rộng 4 cây số hai bên vĩ tuyến được đặt dưới quyền kiểm soát của Liên Hợp Quốc. Đến năm 1991, sau nhiều cuộc thương thảo Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã ký
hợp tác” giữa hai miền. Và với chính sách “Hướng Dương” của Hàn Quốc từ sau Chiến tranh Lạnh, nhất là dưới thời cầm quyền của hai cựu Tổng thống Kim Dea Jung và Roh Moo-hyun quan hệ kinh tế hai miền được cải thiện khá nhanh chóng. Ngoài tăng cường hợp tác kinh tế, chính phủ hai miền đã khôi phục lại tuyến đường sắt liên triều, cho phép người thân được thăm viếng nhau… Tuy nhiên, quan hệ chính trị - ngoại giao và tình hình quân sự trên bán đảo Triều Tiên vẫn chưa được cải thiện nhiều. Điều này được lý giải bởi sự hiện diện của quân lực Mỹ tại Hàn Quốc trong nửa thế kỷ nay.
Vấn đề thực sự làm tái căng thẳng mối quan hệ giữa Nam Bắc Triều Tiên là việc Bắc Triều Tiên phóng thành công tên lửa vệ tinh tự tạo đầu tiên vào ngày 31/8/1998 (Mỹ cho đây là tên lửa đạn đạo). Nó đưa vấn đề trên bán đảo Triều Tiên không chỉ là hoà giải, thống nhất mà còn là chống phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Từ đó, Mỹ yêu cầu được thanh sát các cơ sở hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và hầu như huỷ các cam kết giúp nước này về nhu cầu năng lượng. Còn Bắc Triều Tiên ngay lập tức lợi dụng hành động của Mỹ để từ chối thực hiện việc từ bỏ làm giàu uranium của mình, tiếp tục theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân. Dưới áp lực của quốc tế, Mỹ và CHDCND Triều Tiên đã ngồi lại với nhau để mặc cả1. Tuy nhiên, sau nhiều năm và nhiều cuộc đàm phán vấn đề vẫn chưa đi đến hồi kết.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên bùng phát trở lại vào năm 2002, khi Bình Nhưỡng bí mật khôi phục trở lại các lò phản ứng hạt nhân. Từ đó tới nay, đặc biệt từ tháng 4/2009, khi CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa vệ tinh lên quỹ đạo mà phía Mỹ và Hàn Quốc cho là phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Teapodong II và tiến hành thử hạt nhân lần thứ hai vào tháng 9/2009 (lần thứ nhất vào 2006) thì tình hình trên bán đảo Triều Tiên lại trở lại căng thẳng. Tháng 6/2009, Liên Hợp Quốc đã ra Nghị quyết mới, tăng cường cấm vận và xiết chặt hơn các biện pháp trừng phạt với Bắc Triều Tiên, trong đó có cả quyền khám xét, tịch thu các tàu thuyền của nước này ở hải phận quốc tế, nếu như phát hiện có chở hàng bị cấm. Và để đáp trả, Bình Nhưỡng đã trục xuất tất cả các thanh sát viên quốc tế, từ bỏ đàm phán 6 bên2.
1 Vào tháng 3/1999, hai bên đã thoả thuận rằng sẽ để cho thanh sát hạt nhân vào kiểm tra tại Bắc Triều Tiên và đổi lại Mỹ cung cấp 900.000 tấn lương thực và 1000 tấn khoai tây giống cho Bắc Hàn. .
2 Cơ chế đàm phán 6 bên (Bắc TT, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật, Trung Quốc và Nga) được chính thức khởi động từ năm 2003. Cuộc họp đầu tiên được tiến hành vào ngày 27/8/2003 tại Bắc Kinh, Trung Quốc - một đồng minh thân cận của Bắc Triều Tiên
Từ nhiều năm nay, bán đảo Triều Tiên là nơi Mỹ và Trung Quốc có những quyền lợi an ninh đối nghịch thường trực và những vấn đề an ninh chồng chéo liên quan đến Nga và Nhật Bản và đến một số nước thiếu hữu nghị với Mỹ như Iran, Iraq. Ba mươi bảy ngàn quân Mỹ đã đóng tại Hàn Quốc gần nửa thế kỷ nay, có lúc được trang bị cả vũ khí hạt nhân, sát cạnh sườn phía đông Trung Quốc, trong khi Bắc Triều Tiên, một đồng minh của Trung Quốc (và Liên Xô trước đây), mặc dù những khó khăn về kinh tế, vẫn duy trì một lực lượng quân đội vào hàng lớn nhất thế giới với kinh phí quốc phòng lên tới hơn 27% tổng sản lượng quốc nội. Điều này có sự trợ giúp rất lớn từ Liên Xô trước đây và Trung Quốc ngày nay. Trung Quốc (có thể là cả Nga) đều muốn duy trì sự tồn tại của CNDCND Triều Tiên như là “vùng đệm” chiến lược bởi nếu nhìn lại lịch sử, có thể thấy rằng, bất cứ khi nào có một lực lượng bên ngoài nào chiếm giữ được Triều Tiên thì đều có thể gây nguy hại cho lãnh thổ Trung Quốc. Vì lý do đó mà từ Chiến tranh thế giới thứ Hai đến nay, Trung Quốc lúc nào cũng xem Bắc Triều Tiên như một bàn đạp chiến lược. Bất kỳ tình huống nào nảy sinh trên bán đảo Triều Tiên thì Trung Quốc sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu chiến tranh nổ ra giữa hai miền Triều Tiên, Hàn Quốc với sự trợ giúp của Mỹ gần như chắc chắn sẽ giành chiến thắng trước Triều Tiên cho dù nó có thể gây con số thương vong và tổn thất nặng nề cho Hàn Quốc. Khi đó, quốc gia rơi vào thế bất lợi trong cuộc chiến tranh này chính là Trung Quốc. Một lượng lớn dân tị nạn Triều Tiên sẽ đổ xô vào nước láng giềng Trung Quốc. Chính quyền của Nhà lãnh đạo Kim có thể sụp đổ. Triều Tiên sẽ được thống nhất và trở thành một nước tư bản thân Mỹ, chống Trung Quốc. Như vậy, Trung Quốc hoàn toàn mất vùng đệm an ninh thay vào đó là một đối thủ thực sự ngay sát mình. Chưa kể, khi chiến tranh xảy ra, Mỹ sẽ đưa quân vào Hàn Quốc, tạo ra một mối đe doạ thường xuyên cho an ninh của Trung Quốc. Do vậy, rất dễ hiểu khi thấy rằng Bắc Kinh không muốn Triều Tiên thống nhất và vững mạnh, lại có xu hướng ngả về phương Tây, nên Trung Quốc phải lo bảo vệ Bắc Triều Tiên. Bắc Kinh cũng không bao giờ muốn Mỹ và các đồng minh bao vây áp sát biên giới nước này và vì thế, thân thiện và ủng hộ Bắc Triều Tiên, Trung Quốc chắc chắn có một đồng minh để đối phó với liên minh Mỹ - Nhật – Hàn. Ngoài ra, cũng như nhiều nước khác, vấn đề Bắc Triều Tiên cũng là một thứ “con tin” để Trung Quốc ngã giá với Mỹ và phương Tây cho các vấn đề lợi ích quốc gia của mình. Nói như thế cũng không phải Trung Quốc lúc nào cũng ủng hộ Bắc Triều Tiên. Trong quá khứ,
Trung Quốc đã từng đe doạ và thực hiện một số phương án cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên, chẳng hạn như cắt nguồn cung cấp năng lượng (Trung Quốc là nước đứng đầu về viện trợ và giúp đỡ cho Bắc Triều Tiên). Tuy nhiên, cũng chính Trung Quốc là nước đã mở rộng thị trường cho các công ty của Bắc Triều Tiên vào làm ăn và đem đến các nguồn đầu tư đáng kể. Nói cách khác, trong vấn đề Bắc Triều Tiên, Trung Quốc phải tính toán làm sao vừa có thể đáp ứng được mong muốn của Mỹ và các nước phương Tây để tạo ấn tượng cho cả thế giới biết mình là quốc gia có trách nhiệm, vừa duy trì được mối quan hệ chiến lược đối với Bình Nhưỡng, làm sao để Bắc Triều Tiên không thuộc về phía Mỹ và phương Tây.
Bên cạnh đó, cũng phải thấy rằng, trên phương diện vị trí địa lý các quốc gia, Trung Quốc đã và vẫn muốn giữ vị trí bàn đạp trong khu vực Đông Á. Sự bất ổn của bán đảo Triều Tiên chắc chắn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của Hàn Quốc - một đối thủ kinh tế lớn của Trung Quốc ở khu vực Đông Á. Hơn nữa, Trung Quốc vẫn phải làm mọi cách để đáp ứng những yêu cầu cấp thiết để tiếp tục phát triển nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bởi thực tế là sau ba thập niên bành trướng thì kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại, trong đó có cả biện pháp nhượng bộ trước những hành động cực đoan của Bắc Triều Tiên. Mặc dù đã xuất hiện những câu hỏi tại sao đến nay Bắc Kinh vẫn giữ thái độ khoan dung đối với các hành động quá đáng của Bắc Triều Tiên và liệu vấn đề của Bình Nhưỡng có ảnh hưởng đến uy tín của Trung Quốc với vai trò là một cường quốc trong khu vực hay không? Câu trả lời rõ ràng là, với tham vọng của mình, Trung Quốc đang ở vào một tình thế khá căng thẳng nên trong thời gian này họ thực sự không muốn phải đưa ra một hành động mạnh mẽ nào liên quan đến vấn đề biên giới lãnh thổ. Bên cạnh đó là những áp lực xã hội khác cũng ngày càng tăng cao vào cùng thời điểm có nhiều biến chuyển về mặt chính trị, thay đổi tầng lớp lãnh đạo cao cấp nhất sắp diễn ra vào năm 2012. Do đó, Trung Quốc không muốn dấn một bước đột phá nào trong quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên khiến nếu không khéo sẽ làm giảm đi vai trò cường quốc hoặc ảnh hưởng đến vai trò cường quốc trong tương lai của mình. Và vì thế, Trung Quốc luôn có thái độ mềm mỏng với Bắc Triều Tiên.
Nhiều phân tích chỉ ra rằng, cả Mỹ cũng không muốn Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc thống nhất và chỉ muốn duy trì tình thế hiện tại. Nguyên nhân là chỉ trong trường hợp hai nước chia cắt thì Mỹ mới có lý do để đóng quân tại đây, từ đó gia tăng
sự kiểm soát đối với biển Hoa Đông và biển Hoa Nam (Biển Đông). Tuy nhiên, sự bất ổn của bán đảo Triều Tiên cũng khiến Hoa Kỳ bị phân tâm hơn trong nhiều vấn đề quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, Hoa Kỳ chưa thể dùng vũ lực để gạt bỏ chế độ ở Bắc Triều Tiên do Hoa Kỳ vẫn đang sa lầy ở Afghanistan, Iraq và cũng chưa phục hồi hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng tài chính từ cuối năm 2008. Và nguyên nhân quan trọng nhất là rất có thể xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân huỷ diệt sự sống một khi Bắc Triều Tiên xác định không còn gì để mất. Vì thế, con đường đàm phán hoà bình để làm dịu tình hình ở bán đảo Triều Tiên là cách lựa chọn mà Hoa Kỳ và các nước đang theo đuổi, đồng thời đưa ra những trừng phạt kinh tế để làm yếu đi cơ sở quốc phòng của nước này. Tuy nhiên, chính các cuộc đàm phán hoà bình lại là điều kiện để các bên mưu cầu hay tìm kiếm thêm các lợi ích chiến lược của mình, mặc cả lẫn nhau sao cho mình có lợi nhất. Có lẽ vì thế, vấn đề Bắc Triều Tiên còn lâu nữa mới được giải quyết và nó vẫn tiếp tục là vấn đề trong các mối quan hệ nước lớn, đặc biệt là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.