Hai nước vừa hợp tác vừa cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ Hoa kỳ - Trung quốc sau sự kiện 11.9.2001 và tác động đến quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 77 - 82)

2.3 Một số kịch bản của quan hệ Hoa Kỳ Trung Quốc

2.3.3 Hai nước vừa hợp tác vừa cạnh tranh

Có thể khẳng định ngay rằng đây là khả năng hiện thực nhất. Trong một thời gian tương đối dài nữa “quan hệ đối tác, hợp tác có tính xây dựng” Hoa Kỳ - Trung Quốc chắc chắn vẫn được duy trì, tuy khó tránh khỏi những lúc căng thẳng, nhưng những căng thẳng đó ít có khả năng bùng nổ để thay đổi về chất mối quan hệ này. Tình hình quốc tế, nội bộ Hoa Kỳ và nội bộ Trung Quốc cho phép đưa ra kết luận như vậy. Hoa Kỳ tuy vẫn còn rất mạnh nhưng việc giữ vững vị thế siêu cường duy nhất, cạnh tranh với các cường quốc Âu, Á, đối phó với các thế lực chống đối trên toàn cầu… vẫn là những mục tiêu không dễ dàng, đơn giản. Hoa Kỳ, trong một tương lai tương đối dài vẫn cần có “quan hệ hợp tác có tính xây dựng” với Trung Quốc. Trung Quốc càng cần hơn “quan hệ hợp tác có tính xây dựng” với Hoa Kỳ.

Chúng ta đều biết rằng đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ từ lâu vẫn là “không có bạn lâu đời, không có kẻ thù truyền kiếp mà chỉ có quyền lợi” và tùy theo từng giai đoạn mà những người lãnh đạo nước Mỹ có những chính sách để đạt quyền lợi cao nhất. Và căn bản chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ từ sau sự kiện 11/9 và đặc biệt dưới thời tân TT Barack Obama là không những dùng vũ lực và còn dùng đàm phán với ngay cả kẻ thù của mình. Vấn đề quan trọng của Hoa Kỳ hiện tại là giải quyết vấn đề khủng hoảng kinh tế trầm trọng bắt đầu năm cuối năm 2008 và đến nay vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, nghĩa là họ dành lực mạnh nhất để vực dậy nền kinh tế của mình, cũng là nền kinh tế toàn cầu. Và để làm được điều đó, trước hết, Hoa Kỳ cần đến Trung Quốc như một đối tác kinh tế lớn nhất cũng là đối thủ cạnh tranh lớn nhất.

Hoa Kỳ hiện tại là nước tiêu xài lớn nhất thế giới và Trung Quốc đang được xem là “công xưởng” của thế giới. Kim ngạch thương mại hai chiều đến cuối năm 2010 đạt gần 400 tỉ USD mà cán cân nghiêng về phía Bắc Kinh và Trung Quốc cũng đang là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ. Mặt khác, Trung Quốc cũng cần mua nhiều công nghệ cao của Mỹ. Vấn đề bàn luận là làm sao Mỹ có thể giảm được thâm hụt thương mại với Trung Quốc và qua đó góp sức giảm thâm thủng ngân sách quốc gia. Hơn nữa, hiện tại Trung Quốc đang tiếp tục là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ với số trái phiếu của Chính phủ Mỹ đã đạt đến mức 1,16 nghìn tỉ USD vào cuối tháng 12-2010. Bắc Kinh đã chuyển hầu hết thặng dư thương mại của nước này trong thương mại với Mỹ trong hai thập kỷ qua sang trái phiếu Chính phủ Mỹ và các chứng khoán khác. Hiện Trung Quốc nắm giữ 26,1% trong tổng số trái phiếu Chính phủ Mỹ trị giá 4,44

nghìn tỉ mà các đối tượng nước ngoài đang nắm giữ. Thêm vào đó, Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng cần phối hợp với nhau trong xử lý nhiều vấn đề quốc tế, như chương trình hạt nhân của Iran và CHDCND Triều Tiên, chống khủng bố quốc tế, vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu… Ngược lại, ta cũng dễ tìm thấy những dị biệt về nhận thức cũng như hành động của hai bên, mà đây là một nội dung trọng yếu trong hội đàm của hai nhà lãnh đạo hai nước, nhằm làm cho hai bên hiểu biết nhau hơn và tôn trọng nhau hơn, chứ chưa nói tiến tới đồng nhất. Báo chí phương Tây nêu lên tới 8 vấn đề tế nhị và nhạy cảm. Ví dụ như về đồng nhân dân tệ bị phía Bắc Kinh định giá thấp làm cho Mỹ bị thâm thủng mậu dịch; Mỹ cần gỡ bỏ rào cản xuất khẩu công nghệ cao cho Trung Quốc; về bản quyền sở hữu trí tuệ; về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và thái độ đối với Tây Tạng, Tân Cương; vấn đề nhân quyền; vấn đề Biển Đông...

Tóm lại, Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện tại là đối tác chiến lược của nhau, nhưng không phải là bạn, chưa phải là thù, đang cạnh tranh vị trí lãnh đạo khu vực. Có thể gói gọn chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc mấy năm nay bằng mấy chữ: can dự tích cực và kiềm chế phòng ngừa.

Còn Trung Quốc đối với Mỹ, theo tài liệu nội bộ của Quân đội Trung Quốc mới đây được các báo Hong Kong như Phòng vệ Hán Hòa, Tín báo và Minh báo nêu ra, sự chuẩn bị chiến tranh và phát triển năm hệ thống vũ khí trọng yếu của Trung Quốc (tàu ngầm, tên lửa, tàu sân bay, máy bay tầm xa và vệ tinh thám báo) trước hết là nhằm đối phó với lực lượng quân sự của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương - đối tượng tác chiến chủ yếu, mà họ xem là “kẻ thù tiềm tàng”. Trong loại kẻ thù tiềm tàng này còn phải kể đến Đài Loan, Nhật Bản - những bên có khả năng “giao chiến thực sự” với lực lượng vũ trang Trung Quốc. Nhân đây nêu thêm, loại “kẻ thù tiềm tàng cần đề phòng ngăn chặn” mà các báo nói trên đề cập, gồm Ấn Độ, Nga, NATO, Việt Nam và những nước Đông Nam Á khẳng định chủ quyền tại Biển Đông. Tuy đây là quan điểm của giới nghiên cứu và báo chí, nhưng, gần đây Mỹ thực sự e ngại và đề cập đến khả năng tên lửa Trung Quốc có thể bịt mắt vệ tinh Mỹ trên không gian và cùng với tàu ngầm có thể tấn công các hàng không mẫu hạm Mỹ trên vùng biển Đông Á trong trường hợp nổ ra chiến sự tại Eo biển Đài Loan hay cuộc xung đột khác trong vùng.

Mỹ vẫn chiếm ưu thế quân sự toàn cầu, với chi phí bằng 48% toàn bộ ngân sách quốc phòng của các nước trên thế giới cộng lại, trong khi Trung Quốc chiếm

khoảng 6-10%. Nhưng thế đơn cực mà Mỹ tìm cách thiết lập sau chiến tranh Lạnh đã tan rã, thúc đẩy sự phân hóa nghiêm trọng hệ thống an ninh quốc tế. Thế giới trở nên đa cực. Và nếu có một nơi nào đó trên hành tinh này có thể tiến tới hình thành thế “lưỡng cực”, thì nơi đó sẽ là châu Á-Thái Bình Dương với đà phát triển của Trung Quốc như hiện nay.

Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, ông Barack Obama thừa hưởng mối quan hệ tương đối tốt đẹp và ổn định với Trung Quốc. Điều này có thể giúp chính quyền mới của Mỹ rảnh tay giải quyết những vấn đề cấp bách nhất đối với Mỹ trong thời kỳ đầu chính quyền Obama. Tuy vậy, từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu hiện nay, một chương mới đang mở ra trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, thuận lợi xen khó khăn, thời cơ xen thách thức. Và cuộc đua tranh sắp tới không chỉ bó hẹp ở châu Á - Thái Bình Dương.

CHƢƠNG 3

TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ HOA KỲ - TRUNG QUỐC ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG NAM Á

Xét trên phương diện địa - chiến lược, Đông Nam Á án ngữ vị trí vô cùng quan trọng với hệ thống cảng biển, eo biển và đường hàng hải thuận tiện nhất từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương. Khu vực này trở thành cầu nối giữa hai châu lục Âu – Á, giữa Tây Nam Á, Trung Cận Đông, Bắc Phi với Đông Bắc Á và Bắc Mỹ. Do vậy, tuy gồm những nước không lớn hoặc rất nhỏ, nhưng Đông Nam Á là khu vực chiến lược có quan hệ về lợi ích với tất cả các cường quốc thế giới và do đó, khu vực này cũng trở thành địa bàn giành giật ảnh hưởng của nhiều nước lớn từ rất sớm, trong đó có Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Sau Chiến tranh Lạnh, vị trí của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á có phần suy giảm nhưng Hoa Kỳ vẫn có lợi ích chiến lược quan trọng ở khu vực. Mục tiêu mà Hoa Kỳ theo đuổi trong chính sách Đông Nam Á là ngăn chặn không cho các nước lớn khác xác lập ưu thế tuyệt đối ở khu vực, đồng thời duy trì ảnh hưởng và quyền lợi của mình ở khu vực này. Đặc biệt, từ sau sự kiện 11/9, Đông Nam Á càng trở nên quan trọng đối với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã ký hàng loạt thoả thuận quân sự mới với các nước đồng minh truyền thống, cho họ hưởng quy chế đồng minh chiến lược ngoài NATO như ký với Thái Lan thoả thuận thiết lập căn cứ hải quân mới gần Satahip và Utapao, lập Trung tâm chống khủng bố năm 2003, hay ký với Singapore Thoả thuận khung về hợp tác đối tác chiến lược trong phòng thủ và an ninh năm 2003. Hoa Kỳ coi Đông Nam Á là mặt trận thứ hai chống khủng bố chủ yếu vì hai nguyên nhân, thứ nhất, tại khu vực này tập trung một số nước có cộng đồng Hồi giáo đông đảo và Hồi giáo đóng một vai trò quan trọng trong nền chính trị khu vực; thứ hai là sự tồn tại của một số nhóm Hồi giáo cực đoan, có liên hệ với mạng lưới Al Qaeda ở khu vực này. Hơn nữa, về lâu dài, tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á cũng phục vụ mục tiêu quan trọng nhất và lâu dài nhất của Mỹ là kiềm chế Trung Quốc.

Đông Nam Á luôn luôn giữ một vị trí cực kỳ quan trọng đối với an ninh và phát triển của Trung Quốc. Đây là khu vực thuận lợi nhất để Trung Quốc thiết lập khu vực ảnh hưởng riêng trong quá trình vươn tới vị trí cường quốc hàng đầu mà họ

đang ấp ủ. Chiến tranh Lạnh kết thúc tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc khuyếch trương ảnh hưởng tới Đông Nam Á bởi ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Nga ở khu vực bị giảm sút. Hơn nữa, sự coi trọng của Trung Quốc đối với Đông Nam Á không chỉ vì vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong an ninh vận chuyển dầu mỏ mà còn là nguồn tài nguyên giàu có, có khả năng cung cấp nguồn nhiên liệu lớn cho Trung Quốc. Trong những năm gần đây, lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc qua eo biển Malacca và biển Đông chiếm tới khoảng 70%. Mỗi ngày trung bình có khoảng 70 – 80 tàu biển của Trung Quốc đi qua khu vực này, phần lớn là chở nhiên liệu. Vì thế, giành được ảnh hưởng lớn ở khu vực Đông Nam Á, an ninh năng lượng của họ được đảm bảo. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng gặp một số khó khăn trong quan hệ với các nước khu vực do những tham vọng ở biển Đông và những cố gắng hiện đại hoá quân đội của họ làm các nước Đông Nam Á nghi ngờ và tỏ ý quan ngại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ Hoa kỳ - Trung quốc sau sự kiện 11.9.2001 và tác động đến quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)