Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ L UN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Việc làm
Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa nhằm sáng tỏ khái niệm việc làm. Và ở các quốc gia khác nhau, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp… người ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau. Chính vì thế, khơng có một định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm. Để hiểu rõ khái niệm và bản chất của việc làm, ta phải liên hệ đến phạm trù lao động vì giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu được của con người, nó là hoạt động cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người. Bản thân cá nhân mỗi con người trong nền sản xuất xã hội đều chiếm những vị trí nhất định. Mỗi vị trí mà người lao động chiếm giữ trong hệ thống sản xuất xã hội với tư cách là một sự kết hợp của các yếu tố khác trong quá trình sản xuất được gọi là chỗ làm hay việc làm. Như vậy, việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Người lao động được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội. Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân.
Như vậy, một hoạt động được coi là việc làm khi có những đặc điểm sau: Đó là những cơng việc mà người lao động nhận được tiền cơng, đó là những cơng việc mà người lao động thu lợi nhuận cho bản thân và gia đình, hoạt động đó phải được pháp luật thừa nhận. Trên thực tế, việc làm được thừa nhận dưới 3 hình thức:
- Làm cơng việc để nhận được tiền lương, tiền cơng hoặc hiện vật cho cơng việc đó.
- Làm công việc để thu lợi cho bản thân, mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất để tiến hành cơng việc đó.
- Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng khơng được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền cơng cho cơng việc đó. Hình thức này bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.
Ở Việt Nam, khái niệm việc làm đã được quy định tại Điều 13 của Bộ luật lao động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Khái niệm trên nói chung khá bao quát, nhưng chúng ta cũng thấy rõ hai hạn chế cơ bản. Thứ nhất, hoạt động nội trợ không được coi là việc làm, trong khi đó hoạt động nội trợ tạo ra các lợi ích phi vật chất và gián tiếp tạo ra lợi ích vật chất khơng hề nhỏ. Thứ hai, khó có thể so sánh tỷ lệ người có việc làm giữa các quốc gia với nhau vì quan niệm về việc làm giữa các quốc gia có thể khác nhau, phụ thuộc vào luật pháp, phong tục tập quán. Có những nghề ở quốc gia này thì được cho phép và được coi là việc làm, nhưng ở quốc gia khác, ví dụ đánh bạc ở Việt Nam bị cấm, nhưng ở Thái Lan và Mỹ lại được coi là một nghề. Thậm chí nghề này rất phát triển, vì nó thu hút khá đơng tầng lớp thượng lưu.
Tùy theo các mục đích nghiên cứu khác nhau mà người ta phân chia việc làm ra thành nhiều loại. Theo mức độ sử dụng thời gian làm việc, có việc làm chính và việc làm phụ. Việc làm chính là cơng việc mà người thực hiện giành nhiều thời gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn so với cơng việc khác. Việc làm phụ là công việc mà người thực hiện giành nhiều thời gian nhất sau cơng việc chính. Ngồi ra, người ta cịn chia việc làm thành việc làm toàn thời gian, bán thời gian, việc làm thêm:
- Việc làm toàn thời gian: Chỉ một công việc làm 8 tiếng mỗi ngày, hoặc theo giờ hành chính 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày trong tuần.
- Việc làm bán thời gian: Mô tả công việc làm không đủ thời gian giờ hành chính quy định của Nhà nước 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Thời gian làm việc có thể dao động từ 0.5 đến 5 tiếng mỗi ngày và không liên tục.
- Việc làm thêm: Mơ tả một cơng việc khơng chính thức, khơng thường xun bên cạnh một cơng việc chính thức và ổn định.
1.2.2. Thích ứng (Adaptability)
Thích ứng là một khái niệm có nguồn gốc từ tâm lý học. Tuy nhiên, hiện nay, khái niệm này đã nhận được sự quan tâm khơng chỉ của tâm lý học mà cịn của các khoa học xã hội nói chung, trong đó có xã hội học.
Một trong các nhà xã hội học đầu tiên đề cập đến khái niệm thích ứng - hay thích ứng xã hội là Robert K. Merton. Với xuất phát điểm xem những yếu tố mới như là một sự phá vỡ quy luật thường thấy, ông cho rằng: "Thực ra tính bất quy luật được coi là sự sụp đổ của cấu trúc văn hóa, nó đặc biệt thường xảy ra khi có sự bất đồng gay gắt một mặt giữa các chuẩn mực văn hóa và các mục tiêu, mặt khác giữa những điều kiện của cơ cấu xã hội để hướng tới hành động thống nhất".
Theo Merton, "thích ứng chính là q trình "nội tâm hóa" ở những mức độ khác nhau các giá trị chung". Và thích ứng như thế nào thì do mục tiêu của chủ đề và những phương tiện mà xã hội đề ra, theo Merton, các cá nhân sẽ có những loại hình thích ứng như sau:
- Loại thích ứng tuân thủ hay cịn gọi là kiểu thích ứng thuần: Với loại
thích ứng này, cá nhân chấp nhận đồng thời những mục tiêu được xã hội đề cao, cũng như những phương tiện được xã hội chấp nhận.
- Loại thích ứng cách tân hay cịn gọi là kiểu thích ứng sáng tạo: Loại
hóa, nhưng lại khơng nhập tâm được cùng một cách thức các phương tiện được xã hội chấp nhận.
- Loại thích ứng nghi thức chủ nghĩa hay cịn gọi là kiểu thích ứng nghi thức: Loại hình thích ứng này được Merton đưa ra để chỉ việc các cá nhân hoàn toàn chấp nhận những phương tiện hợp thức của xã hội (ví dụ sống và làm việc theo đúng pháp luật, quy chuẩn của xã hội) nhưng không chấp nhận theo đuổi những mục tiêu mà nền văn hóa đề cao (khơng chấp nhận việc nỗ lực để làm lãnh đạo chẳng hạn).
- Loại thích ứng xuất thế hay cịn gọi là kiểu thích ứng thốt ly: Loại thích ứng này xảy ra khi các cá nhân chối bỏ hoàn toàn những giá trị mà nền văn hóa đề cao lẫn những phương tiện hợp thức của xã hội.
Cùng với cách phân chia của Merton, Nguyễn Khắc Viện cũng đã đưa ra định nghĩa thích ứng hay thích ứng xã hội. Với bề dày nghiên cứu về tâm lý người và các mối quan hệ xã hội, tác giả cho rằng: Thích ứng là việc một cá nhân tiếp nhận được các giá trị của một xã hội, hòa nhập được vào xã hội ấy. Khơng thích ứng biểu hiện qua các hành vi "gàn dở", trái với tập tục, có thể dẫn đến hành động phạm pháp. Mỗi xã hội đều đặt ra những mục tiêu chung và đề ra những biện pháp thực hiện. Mỗi cá nhân đều thích ứng ít hay nhiều với những mục tiêu và biện pháp ấy. Hay nói như Merton, đó chính là q trình "nội tâm hóa" các giá trị chung.
Như vậy, thích ứng chính là q trình cá nhân tiếp nhận các giá trị mới và hòa nhập/thực hành được trong thực tiễn với những giá trị ấy với các biện pháp phù hợp.
1.2.3. Thích ứng việc làm
Thích ứng việc làm là q trình thích ứng của người lao động với các điều kiện bên ngoài và bên trong của quá trình lao động. Trong xã hội học và tâm lý học người ta chia thành thích ứng xã hội và thích ứng việc làm. Trong đó, thích ứng việc làm là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà
quản lý, các nhà tuyển dụng. Chính thích ứng việc làm là công cụ để giải quyết vấn đề năng suất và chất lượng công việc ở người lao động.
Thích ứng việc làm là q trình thích ứng hai mặt. Một mặt là sự thích ứng của người lao động với vị thế cơng việc mới của mình, với các điều kiện, địi hỏi của mơi trường kỹ thuật, với bản thân hoạt động nghề nghiệp; mặt khác, là sự thích ứng của họ với những đặc trưng nhân cách của nghề nghiệp. Việc đạt được trạng thái thích ứng, thơng qua đó khơng chỉ hoạt động nghề nghiệp có hiệu quả, mà cịn tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp và nhân cách của người lao động, được coi là kết quả của q trình thích ứng hợp lý. Bên cạnh đó, q trình thích ứng việc làm khơng chỉ được coi như là sự thích ứng của con người với việc làm mà cịn là q trình tự phát triển cá nhân.
Q trình thích ứng việc làm bắt đầu diễn ra trong trường học, sau đó tiếp tục trong q trình đào tạo nghề và cuối cùng là quá trình hoạt động nghề nghiệp của con người. Có thể chia ra 3 giai đoạn quan hệ và tương hỗ lẫn nhau về sự thích ứng nghề:
1) Giai đoạn trước khi vào đại học, cao đẳng: Liên quan tới định hướng nghề nghiệp trong q trình học tập ở các trường phổ thơng. (Đây là giai đoạn làm quen với thế giới nghề nghiệp, xác định lĩnh vực nghề nghiệp tương lai, xuất hiện động cơ, xu hướng, phẩm chất nhân cách, những tiền đề đối với nghề lựa chọn).
2) Giai đoạn học đại học, cao đẳng: Đây là giai đoạn đào tạo nghề nghiệp, hình thành và điều chỉnh định hướng nghề nghiệp, phát triển kỹ năng, kỹ xảo nghề, những phẩm chất nhân cách cần thiết đối với nghề, hình thành và phát triển tự ý thức nghề nghiệp…
3) Giai đoạn sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng: Là giai đoạn thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Trong giai đoạn này, các cán bộ trẻ thích ứng với điều kiện lao động, tập thể, vị thế xã hội mới, tức là diễn ra "sự thâm nhập"
nghề nghiệp và nhân cách vào hoạt động lao động, hiện thực hoá các tiềm năng nhân cách và nghề nghiệp của người cán bộ.