Sự thích ứng của sinh viên với môi trường làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội và nhân văn (nghiên cứu đối với sinh viên tốt nghiệp từ trường ĐHKHXHNV, ĐHQGHN) (Trang 46 - 50)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ L UN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Mức độ thích ứng đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành

2.1.1. Sự thích ứng của sinh viên với môi trường làm việc

Để nghiên cứu mức độ thích ứng với môi trường làm việc của cựu sinh viên, chúng tôi dựa trên ý kiến đánh giá của họ về mức độ thích ứng với môi trường làm việc của bản thân theo thang Likert 5 mức độ, trong đó 1 tương ứng với mức độ thích ứng thấp nhất (Không thể thích ứng) và 5 tương ứng với mức độ thích ứng cao nhất (Thích ứng ngay). Chúng tôi dùng lệnh Compute để lập ra một biến số mới là biến trung bình sự thích ứng với môi trường làm việc. Biến số mới là giá trị trung bình của bảy chỉ báo cơ sở bao gồm: Quan hệ với đồng nghiệp, phương pháp và kỹ năng làm việc, quy định, quy chế nơi làm việc, tự xây dựng kế hoạch công việc, quan hệ với lãnh đạo quản lý, văn hóa nơi làm việc, bầu không khí làm việc. Để thuận lợi trong việc phân tích và đọc số liệu, chúng tôi chuyển thang đo Likert sang tỷ lệ phần trăm. Sau đó, chúng tôi dùng lệnh Descriptive để tính giá trị trung bình và có được kết quả như sau:

Bảng 1: Tỷ lệ trung bình mức độ thích ứng với môi trƣờng làm việc

N 319

Giá trị trung bình 83,03

Độ lệch tiêu chuẩn 10,17

Giá trị nhỏ nhất 45,7

Giá trị lớn nhất 100

Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy, giá trị trung bình sự thích ứng của sinh viên đối với môi trường làm việc là: 83,03%. Đây là một tỷ

lệ khá cao, nó cho thấy sinh viên thuộc các ngành khoa học xã hội hòa nhập, làm quen khá nhanh với môi trường làm việc mới như quan hệ với đồng nghiệp, quy định, quy chế nơi làm việc, văn hóa nơi làm việc v.v. Mặc dù môi trường làm việc tại cơ quan khác rất nhiều so với môi trường đại học với những mối quan hệ phức tạp hơn, quy định nhiều hơn và xung đột lợi ích căng thẳng hơn nhưng những sinh viên vẫn có sự thích ứng khá tốt. Điều này cho thấy, sinh viên đã được chuẩn bị khá kỹ càng về mặt tâm lý trước khi bước vào một môi trường làm việc mới để không quá bỡ ngỡ, không bị lạc lõng trong một tổ chức mà họ mới ra nhập.

Có thể nói, hiện nay môi trường làm việc là một trong những yếu tố rất quan trọng để nhân viên lựa chọn một công việc. Bên cạnh thu nhập, chế độ đãi ngộ thì môi trường làm việc cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng công việc của nhân viên. Một bầu không khí làm việc thoải mái, có tinh thần cầu tiến cao, đồng nghiệp có sự gắn kết sẽ làm cho các ý tưởng, sự sáng tạo được phát huy. Nhờ đó công việc có hiệu suất cao. Theo trang

http://www.businessweek.com/small-business cho biết hãng điều tra thị

trường Gensler đã tiến hành một cuộc điều tra trực tuyến và thấy rằng có tới 2/3 các nhân viên văn phòng tại Mỹ tin rằng họ sẽ làm việc hiệu quả hơn khi được tiếp xúc gần gũi với các đồng nghiệp mỗi ngày. Như vậy, từ góc độ người quản lý và người nhân viên cần có sự đánh giá cao hơn về tầm quan trọng của môi trường làm việc cũng như có những biện pháp thiết thực hơn để có một môi trường làm việc thân thiện, là yếu tố thúc đẩy công việc.

Để tìm hiểu kỹ hơn sự thích ứng với môi trường làm việc của sinh viên, chúng tôi đã tiến hành tính giá trị trung bình của từng biến và có được bảng sau:

Bảng 2: Mức độ thích ứng của sinh viên với môi trƣờng làm việc

Nội dung Mức độ thích ứng Độ lệch

chuẩn

Quan hệ với đồng nghiệp 4,14 0,69

Phương pháp và kỹ năng làm việc 4,11 0,62

Quy định, quy chế nơi làm việc 4,37 0,71

Tự xây dựng kế hoạch công việc 4,07 0,71

Quan hệ với lãnh đạo quản lý 3,92 0,77

Văn hóa nơi làm việc 4,22 0,75

Bầu không khí làm việc 4,26 0,77

Nhìn vào bảng 2 “Mức độ thích ứng của sinh viên với môi trường làm việc” trên, chúng ta nhận thấy sinh viên có sự thích ứng tốt nhất với quy định, quy chế nơi làm việc (điểm trung bình 4,37), sau đó là thích ứng với bầu không khí làm việc (điểm trung bình 4,26), văn hóa nơi làm việc (điểm trung bình 4,22). Sự thích ứng của sinh viên trong quan hệ với đồng nghiệp và phương pháp kỹ năng có xu hướng giảm xuống, điểm trung bình lần lượt là: 4,14 và 4,11. Sinh viên có sự thích ứng thấp nhất trong tự xây dựng kế hoạch công việc (điểm trung bình 4,07) và quan hệ với lãnh đạo quản lý (điểm trung bình là 3,92).

Có thể nhận thấy, trong sự thích ứng với môi trường làm việc, sinh viên làm quen rất nhanh với quy định, quy chế nơi làm việc, văn hóa và bầu không khí nơi làm việc. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp muốn hoạt động một cách nề nếp, hiệu quả phải có hệ thống quy định, quy chế nơi làm việc. Đó là công cụ để quản lý, đánh giá nhân viên. Dường như sinh viên đã ý thức rất rõ được điều này nên việc thực hiện những quy định, quy chế khá tốt. Như vậy, sinh viên sau khi ra trường đã có ý thức kỷ luật khá cao, chấp hành khá tốt những quy định tại cơ quan. Có được điều này một phần do sinh viên đã có ý

thức nghiêm túc trong công việc của mình, mặt khác trải qua môi trường đại học, sinh viên đã được rèn luyện việc tuân thủ những quy định nên sinh viên không có sự bỡ ngỡ khi thực hiện chúng.

So sánh với sự thích ứng với quy định, quy chế nơi làm việc, sự thích ứng trong việc tự xây dựng kế hoạch công việc có xu hướng giảm xuống (điểm trung bình là 4,07). Như vậy, trong công việc đòi hỏi tư duy độc lập, chủ động trong công việc của mình, sinh viên có xu hướng giảm sự thích ứng xuống.

Một điều đáng chú ý trong sự thích ứng với môi trường làm việc là sự thích ứng trong quan hệ với lãnh đạo quản lý có điểm trung bình thấp nhất (3,92) trong các chỉ báo thích ứng với môi trường làm việc. Như vậy, người lao động nói chung vẫn còn khá dè dặt, không được cởi mở, thoải mái trong mối quan hệ với người lãnh đạo, quản lý của mình. Có tới 15,3% số người được hỏi trả lời thích nghi còn khó khăn trong quan hệ với lãnh đạo, quản lý và 60,4% trả lời rằng chỉ thích nghi được sau một thời gian và chỉ có 18,8% thích nghi ngay.

“Mình rất ít khi trò chuyên với cấp trên đặc biệt là những lãnh đạo ở cơ quan. Là nhân viên mới nói chung là ngại tiếp xúc. Chỉ có chị trưởng phòng thì mình còn hay nói chuyện vì liên quan trực tiếp đến công việc nhưng cũng phải cẩn thận trong nói năng.”

(Nữ, 26 tuổi, nhân viên Sở văn hóa)

Khoảng cách khá xa giữa người quản lý và nhân viên sẽ làm cho bầu không khí tại nơi làm việc trở nên cứng nhắc và căng thẳng hơn. Người lãnh đạo sẽ khó nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên để hiểu được những vấn đề của tổ chức đang gặp phải. Còn nhân viên sẽ e ngại nhiều hơn trong việc trình bày các ý kiến thẳng thắn có tính chất xây dựng. Cả hai điều này đều làm cho tổ chức hoạt động kém hiệu quả. Do vậy, ở bất cứ loại hình công việc nào, cần có những giải pháp cần thiết để giảm đi khoảng cách giữa người lãnh đạo, quản lý với nhân viên của mình.

“Ở cơ quan của mình, lãnh đạo chủ yếu là các bác đã nhiều tuổi, nên mình rất chú ý trong cách dùng từ ngữ. Nếu có việc liên quan đến công việc thì mình đến gặp trực tiếp, còn không thì thôi. Nói thật là mình thấy không thoải mái khi gặp lãnh đạo của cơ quan”.

(Nữ, 29 tuổi, cán bộ sở Văn hoá)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội và nhân văn (nghiên cứu đối với sinh viên tốt nghiệp từ trường ĐHKHXHNV, ĐHQGHN) (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)