Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ L UN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Cơ sở lý luận và lý thuyết áp dụng
1.3.2. Lý thuyết áp dụng
1.3.2.1 Lý thuyết xã hội hóa cá nhân (Socialization)
Nhiều nhà tư tưởng, triết học, xã hội học từ cổ chí kim đều thừa nhận vai trị của xã hội hóa trong đời sống con người bằng cách này hay cách khác. Từ những năm trước Công nguyên, Nho giáo đã khẳng định rằng đứa trẻ mới sinh ra như tờ giấy trắng, giáo dục sẽ đóng vai trị viết lên tờ giấy những gì (chữ thiện hoặc chữ ác). Xã hội hóa tùy thuộc vào lối sống và văn hóa của từng nước, từng dân tộc. Xã hội hóa là quá trình quan trọng để hình thành nhân cách của các cá nhân.
a. Khái niệm xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa là một q trình mà ở đó, tất cả các cá nhân đều học cách làm sao để đáp ứng được những trông đợi của xã hội thông qua cách ứng xử, giao tiếp với những người khác nhau. Xã hội hóa có thể hiểu là một mơ hình, khn mẫu của xã hội được hình thành thế nào để tạo sự thích nghi, sự liên kết giữa cá nhân và nhóm. Xã hội hóa là một tiến trình kéo dài suốt đời dựa
trên sự tương tác xã hội, qua đó cá nhân phát triển khả năng con người của mình và học các mẫu văn hóa của xã hội. Đây là quá trình biến đổi từ con người sinh vật sang con người xã hội. Xã hội hóa là q trình qua đó kinh nghiệm xã hội cung cấp cho cá nhân những phẩm chất và năng lực cần thiết. Đối với xã hội nói chung, xã hội hóa là phương tiện dạy văn hóa cho mỗi thế hệ mới. Gia đình là mơi trường xã hội hóa đầu tiên của con người (Jonhn J. Macionis, 1987).
Xã hội hóa có trước các thành viên của nó, các thành viên này muốn tồn tại trong xã hội thì phải thực hiện một q trình hịa nhập vào xã hội với nền văn hóa của nó mà họ đang sống, q trình ấy gọi là xã hội hóa. Xét ở khía cạnh này, xã hội hóa là sự tương tác giữa con người với xã hội, là sự thích ứng có tính chất thường xun và suốt đời của họ với xã hội. Con người hàng ngày học hỏi các ý niệm, các tiêu chuẩn và các giá trị của các nhóm và các xã hội tổng quát trong đó diễn ra cuộc sống của họ và họ thể hiện thành các thái độ xử sự ít nhiều xứng hợp với nhau. Xét dưới góc cạnh xã hội, sự xã hội hóa là một chức năng cần thiết của xã hội. Ngay khi một cá nhân ra đời, xã hội đã áp đặt các nhu cầu cần thiết của xã hội lên cá nhân đó, nghĩa là giáo dục con người để biến họ thành một trong những thành viên theo khn mẫu văn hóa của mình. [13,125]
Có nhiều cách hiểu khác nhau về xã hội hóa. Thứ nhất, xã hội hóa liên quan đến học hỏi vai trò xã hội. Các nhà xã hội học định nghĩa xã hội hóa là những cách thức trong đó con người học những kỹ năng và quan điểm/thái độ liên quan đến các vai trò xã hội của họ (N. Smelser). Thứ hai, xã hội hóa là học cách để làm thành viên để làm thành viên của một xã hội cụ thể: “Xã hội hóa là q trình trong đó cá nhân học được cách ứng xử và suy nghĩ theo mong đợi của xã hội. Xã hội hóa là quá trình mà qua đó chúng ta học được những phẩm chất nhân văn, q trình mà nhờ đó chúng ta trở thành những thành viên của xã hội” (Joe M. Charon; 1989). Thứ ba, xã hội hóa liên quan
đến phát triển nhân cách con người: “Xã hội hóa là một q trình trong đó trước hết các giá trị và chuẩn mực và cả năng lực nhận thức cũng được nội tâm hóa, nghĩa là thấm sâu vào nhân cách của các cá nhân hành động” (G. Ritzer; 1999).
Các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ xã hội hóa để mơ tả q trình mà nhờ đó con người học được sự tuân thủ chuẩn mực xã hội, một q trình mà tạo ra khả năng có thể kéo dài xã hội và sự chuyển giao văn hóa của xã hội giữa các thế hệ. Q trình đó được nhận thức theo hai cách:
- Xã hội hóa có thể được nhận thức như là sự tiếp thu các chuẩn mực xã hội: các quy tắc xã hội trở thành một phần trong mỗi cá nhân; khái niệm này tự đặt cho mình bổn phận hơn là sự áp đặt bởi các phương tiện điều chỉnh bên ngoài và do vậy là một phần nhân cách riêng của các cá nhân. Cá nhân, vì thế cảm thấy một sự cần thiết để phục tùng.
- Nó có thể được nhận thức như một yếu tố quan trọng về sự tương tác xã hội, dựa trên sự giả định rằng con người có mong muốn có được hình ảnh của bản thân bằng cách đạt được sự chấp nhận và có địa vị trong mắt người khác; trong trường hợp này, cá nhân đã được xã hội hóa như là họ định hướng các hành động của mình theo sự trơng đợi của người khác. [15,196]
Có thể thấy, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về xã hội hóa. Theo Nguyễn Quý Thanh (2001), nếu căn cứ vào tính chủ động của cá nhân trong q trình xã hội hóa, có thể chia các định nghĩa nói trên làm hai loại: loại 1 ít đề cập đến tính chủ động của các cá nhân và loại là khẳng định tính tích cực, sáng tạo của cá nhân trong q trình xã hội hóa. Nhà khoa học người Nga, G. Andreeva đã nêu được cả hai mặt của q trình xã hội hố. Bà cho rằng: “Xã hội hố là q trình hai mặt. Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ
xã hội thơng qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội” ( Andreeva,1988).
Như vậy, cá nhân trong q trình xã hội hố khơng đơn thuần thu nhận kinh nghiệm xã hội, mà cịn chuyển hố nó thành những giá trị, tâm thế, xu hướng của cá nhân để tham gia tái tạo, “tái sản xuất” chúng trong xã hội. Mặt thứ nhất của q trình xã hội hố là sự thu nhận kinh nghiệm xã hội thể hiện sự tác động của môi trường tới con người. Mặt thứ hai của quá trình này thể hiện sự tác động của con người trở lại mơi trường thơng qua hoạt động của mình.
b. Giai đoạn xã hội hóa
Theo Talcon Parson, nhà xã hội học Mỹ thì có hai hình thức của xã hội hóa: - Quá trình xã hội hóa sơ cấp (Primary Socialization): Là quá trình liên quan đến việc trở thành một thanh niên, với sự tập trung chủ yếu vào thời thơ ấu.
- Xã hội hóa thứ cấp (Secondary Socialization): Là q trình chung hơn, thơng qua đó văn hóa được chuyển giao, ví dụ các nhóm bạn cùng trang lứa, truyền thông đại chúng v.v.
Andreeva (1998) lại đưa ra cách phân đoạn dựa trên các hoạt động chủ đạo của cá nhân trong suốt cuộc đời của cá nhân. Theo bà, q trình xã hội hóa gồm ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn trước lao động. Bao gồm toàn bộ thời kỳ từ khi con người
sinh ra đến khi họ bắt đầu hoạt động chính thức. Giai đoạn này được phân ra thành hai tiểu giai đoạn khác: giai đoạn trẻ thơ và giai đoạn thanh, thiếu niên.
- Giai đoạn trẻ thơ - xã hội hóa sớm: bắt đầu từ trẻ mới sinh cho đến khi đi học. Hoạt động chủ đạo là vui chơi trong các vườn trẻ, nhà mẫu giáo.
- Giai đoạn học hành gồm toàn bộ thời kỳ thanh - thiếu niên: Bắt đầu từ khi trẻ đi học cho đến khi kết thúc việc học hành hay học nghề. Hoạt động chủ yếu của giai đoạn này là học tập. Các cá nhân bắt đầu tiếp nhận những kiến thức khoa học, thiết lập các tương tác xã hội mới và các quan hệ xã hội mới.
Giai đoạn lao động: Bắt đầu từ khi con người bước vào q trình lao động
chính thức cho đến khi kết thúc q trình này (về hưu). Hoạt động chủ đạo của cá nhân trong giai đoạn này là lao động trí óc hoặc lao động chân tay. Ở thời kỳ này, các cá nhân không chỉ thu nhận những kinh nghiệm xã hội mà còn tái tạo chúng. Các kinh nghiệm xã hội, các giá trị, chuẩn mực xã hội được các cá nhân thu nhận trong quá trình lao động tại các tập thể lao động là chủ yếu.
Giai đoạn sau lao động: Đó là khi cá nhân kết thúc quá trình lao động
của mình, về nghỉ hưu.
c. Trình độ xã hội hóa
Dựa vào các bậc thang trình độ thấp, trung bình, cao; người ta có thể xác định được tình trạng xã hội hóa ở các giai đoạn cụ thể, trước hết là ở các giai đoạn kế tiếp nhau của q trình xã hội hóa, cũng như xác định hiệu quả cuối cùng của q trình xã hội hóa.
Người ta áp dụng tiêu chuẩn của ba trình độ xã hội hóa (cao, trung bình, thấp) thơng qua các tiêu chí sau: 1) Kết quả học tập, 2) Kết quả lao động, 3) Thành công trong hôn nhân; và 4) Uy tín cá nhân. Theo đó, trình độ xã hội hóa khác nhau được thể hiện với những đặc điểm sau:
- Trình độ xã hội hóa cao: Thích nghi tốt ở trường đại học, có kết quả học tập trên trung bình, có tiền thu trong thời gian nghỉ hè, ổn định trong hôn nhân, không phạm khuyết điểm, có kế hoạch trong tương lai, không phạm khuyết điểm, có kế hoạch cho tương lai, khơng phụ thuộc cha mẹ vào vật chất, ổn định trong cơng tác hoặc đề bạt vào những vị trí xã hội có trọng trách.
- Tình trạng xã hội hóa trung bình: Tương đối ổn định trong cơng việc, được thu nhận vào trường đại học, nhưng kết quả không cao mặc dầu có cố gắng; (trong trường hợp khơng được thu nhận vào đại học thì thích nghi tốt với lao động), tương đối ổn định trong hơn nhân, có quan tâm và có những tiếp xúc rộng rãi nhất định về mặt xã hội; hài lịng với cơng việc, trong hơn nhân, trong học tập và trong đời sống xã hội.
- Trình độ xã hội hóa thấp: Khơng ổn định trong hơn nhân; hay phạm tội, khơng ổn định trong lao động, trình độ tư duy thấp, có thái độ khơng thích hợp với hơn nhân, pháp luật, cộng đồng xã hội v.v... quan tâm đến bản thân mình là chính, trình độ đạo đức thấp (S. Kowalski, 2003: 550 - 51).
Có gì khác biệt giữa xã hội hóa và thích nghi xã hội? Thường thì người ta hay đồng nhất xã hội hóa với thích nghi về mặt xã hội. Tuy nhiên, sự phân biệt hai khái niệm này về mặt khoa học cũng là điều cần thiết và có ích.
Thích nghi được hiểu là sự tiếp nhận, tâm đắc và thực hiện những vai trò đã được áp đặt mà không sửa đổi gì đối với chúng. Xã hội hóa: ngồi những điều đó ra, cịn có việc học tập và thực hiện một cách có chọn lọc, có phê phán và sáng tạo.
Áp dụng lý thuyết vào đề tài: Lý thuyết xã hội hóa cá nhân được coi là
lý thuyết mấu chốt để nghiên cứu về sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên. Hai trong những tiêu chí để đánh giá trình độ xã hội hóa của cá nhân, đó là dựa vào kết quả học tập và kết quả lao động. Nếu cho rằng q trình xã hội hóa cá nhân là một quá trình cá nhân học hỏi các vai trị phải đóng trong tương lai, thì việc thích ứng đối với việc làm chính là q trình các cá nhân học cách để thực hiện các vai trò mới mà xã hội giao phó cho mình như vai trị một nhà báo, một hướng dẫn viên du lịch, một người nghiên cứu v.v. Thích ứng với việc làm là q trình các cá nhân bước từ mơi trường xã hội hóa trường học sang mơi trường rộng lớn hơn, phức tạp hơn là mơi trường nhóm xã hội. Tuy nhiên, cũng giống như q trình xã hội hóa, q trình thích ứng với việc làm cũng là q trình hai mặt. Cá nhân thích ứng với việc làm không phải là một cỗ mãy răm rắp ngồi vào vị trí việc làm mà xã hội giao phó, cá nhân đó cịn phải chọn lọc những khả năng của mình để phù hợp với cơng việc, tiếp thu những kinh nghiệm để nâng cao nghiệp vụ của mình nâng cao hiệu quả cơng việc. Nếu kết quả của q trình xã hội hóa là các vai trị xã
hội thì kết quả của q trình thích ứng việc làm chính là kết quả cơng việc, là vị trí, địa vị trong xã hội.
1.3.2.2 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý (Reasonable selection)
Hành vi xã hội sơ đẳng được Homans định nghĩa là hành vi mà con người lặp đi lặp lại không phụ thuộc vào việc nó có được hoạch định hay không. Hành vi xã hội sơ đẳng diễn ra dưới nhiều hình thức từ phản xạ có điều kiện đến kỹ năng, kỹ xảo, đến thói quen. Hành vi xã hội sơ đẳng là cơ sở của sự trao đổi xã hội giữa hai hay nhiều người.
Homans chỉ ra ba đặc trưng cơ bản của hành vi xã hội. Một là hiện thực hóa - hành vi phải được thực hiện trên thực tế chứ không phải trong ý niệm. Hai là hành vi đó được khen thưởng hay bị trừng phạt từ phía người khác. Ba là người khác ở đây phải là nguồn củng cố trực tiếp với hành vi chứ không phải là nhân vật trung gian của một cấu trúc xã hội nào đấy. (Lê Ngọc Hùng)
Homans cho rằng “mơ hình lựa chọn - duy lý” của hành vi người tương thích một phần nào đó với các định đề tâm lý học hành vi. Sự trao đổi xã hội và mối quan hệ giữa các cá nhân thực chất là sự trao đổi lặp đi lặp lại giữa họ với nhau. Homans đưa ra một số định đề cơ bản về hành vi người như sau:
- Định đề phần thưởng: đối với tất cả các hành động của con người, hành động nào càng thường xuyên được khen thưởng thì càng có khả năng được lặp lại.
- Định đề kích thích: nếu một (nhóm) kích thích nào trước đây đã từng khiến cho một hành động nào đấy được khen thưởng thì một (nhóm) kích thích mới càng giống với kích thích đó bao nhiêu thì càng có khả năng làm cho hành động tương tự như trước đây được lặp lại bấy nhiêu
- Định đề giá trị: kết quả của hành động càng có giá trị cao đối với chủ thể bao nhiêu thì chủ thể đó càng có xu hướng thực hiện hành động đó bấy nhiêu
- Định đề duy lý: cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào mà giá trị của kết quả hành động đó và khả năng đạt được kết quả đó là lớn nhất.
- Định đề giá trị suy giảm (nhàm chán) càng thường xuyên nhận được một phần thưởng nào đó bao nhiêu thì giá trị của nó càng giảm đi bấy nhiêu đối với chủ thể hành động.
- Định đề mong đợi: nếu sự mong đợi của con người được thực hiện thì con người sẽ hài lịng cịn nếu khơng được thực hiện thì cá nhân sẽ bực tức, khơng hài lịng.
Tất cả những định đề này cho thấy con người là một chủ thể duy lý trong việc xem xét và lựa chọn hành động nào có thể đem lại phần thưởng lớn nhất và có giá trị lớn nhất. Đáng chú ý là con người ln có xu hướng nhân bội giá trị của kết quả hành động với khả năng hiện thức hóa hành động đó. Có nghĩa là con người sẽ quyết định lựa chọn một hành động nào đấy ngay cả khi giá trị của nó thấp nhưng được bù lại, họ chọn hành động đó vì tính khả thi của nó rất cao.
Áp dụng lý thuyết vào đề tài: Áp dụng lý thuyết sự lựa chọn hợp lý vào
phân tích sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên chúng ta thấy sinh viên cũng là một chủ thể càng ngày càng duy lý trong việc lựa chọn việc làm của