Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội và nhân văn (nghiên cứu đối với sinh viên tốt nghiệp từ trường ĐHKHXHNV, ĐHQGHN) (Trang 34 - 36)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ L UN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Cơ sở lý luận và lý thuyết áp dụng

1.3.1 Cơ sở lý luận

Để xác lập cơ sở lý luận và phương pháp luận cho đề tài, chúng tôi xuất phát từ quan điểm của K. Marx về lao động. Theo quan niệm của xã hội học Mác xít thì “lao động trước hết là một q trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.

Khi đề cập đến các hình thức lao động của con người đã hình thành trong lịch sử, K. Marx viết: “Phân công lao động chỉ thực sự được thực hiện khi có sự phân chia thành lao động vật chất và lao động tinh thần. Điều này hàm ý rằng, sự phân công lao động xã hội được thể hiện và kết thúc ở việc phân chia thành lao động trí óc và lao động chân tay, nghĩa là chỗ tách riêng các nhóm xã hội và dành cho mỗi nhóm chỉ là một trong hai hình thức lao động trí óc hoặc lao động chân tay mà thơi.

Theo quan niệm của xã hội học Mác xít thì “lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một q trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”. Qua các khái niệm của các nhà xã hội học Mác xít họ cho rằng: “ Không những coi lao động là nguồn sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho con người mà cịn coi đó là yếu tố quyết định trong quá trình sáng tạo ra bản thân con người; không những coi lao động là phương tiện để thỏa mãn nhu cầu con người mà còn coi lao động là nhu cầu của bản thân con người. Quan điểm lao động của Mác xít đã đưa ra những lý giải xác đáng, khoa học về quá trình phát triển của lao động xã hội, được kiểm chứng thực tế trong hoạt động sản xuất và hoạt động sống của con người.

Sự phát triển của chủ nghĩa Marx là do ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào lao động ở Anh và Pháp, cũng như sự phát triển nhanh của công nghiệp cùng với sản xuất tư bản chủ nghĩa. Các bài viết của Marx đưa ra nhiều khái niệm mấu chốt về lao động như phân hóa lao động, sự hình thành giai cấp và ý thức giai cấp, áp bức kinh tế, lao động dự trữ và phép biện chứng (Benstron, 1969, Rowbotham, 1973).

Một số nhà thông thái Hy Lạp cổ đại cho rằng: Lao động là sự ải khó nhọc. Cuộc sống sung sướng là cuộc sống nhàn rỗi, không phải lao động. Một số tơn giáo cũng cho rằng, lao động là hình thức mà con người phải thực hiện để chuộc tội tổ tơng, là hình thức để tránh sự cám dỗ của quỷ dữ, là cách để cứu rỗi linh hồn. Nhiều người phương Đông quan niệm cuộc sống sung sướng, thần tiên là cuộc sống an nhàn, hưởng lạc, khơng phải lao động.

Tính chất lao động như thế nào phụ thuộc vào hệ thống xã hội, thiết chế xã hội và cách tổ chức lao động trong xã hội. Vì vậy, xã hội học nghiên cứu lao động với tư cách là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Đặc điểm, tính chất lao động trong xã hội truyền thống, đó là do những tác động xã hội, chính trị, những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật.

Lao động được hiểu rộng hơn một nghề nghiệp. Lao động là một khơng gian mà ở đó chúng ta gặp gỡ những người khác, kết bạn, kể cả khả năng đi đến hơn nhân. Đối với nhiều người, đó là nơi họ đạt được địa vị bên ngoài xã hội cao hơn những người khác. Con người ta thích nghi với một vai trị xã hội khi họ có một cơng việc, hướng tới sự trông đợi xã hội về họ sẽ ứng xử như thế nào: một quan tòa được xem là thận trọng và điềm đạm, đúng mực; một kế tốn phải chính xác, sạch sẽ và gọn gàng (E. Goffman,1972). Con người làm theo những vai trị cơng việc của họ như là một phần của bản sắc cái tơi của mình và lao động như là một phần của q trình xã hội hóa. Có thể nói rằng chức năng của lao động là đem lại địa vị, bản sắc và thu nhập. Các nhà xã hội học chỉ ra, người ta lao động vì những ý nghĩa sau đây: để đóng góp

(Contribution), hội nhập (Integration), địa vị xã hội (Status), sự hài lòng (Satisfaction), phần thưởng kinh tế (Economic Reward) và tương tác xã hội (Social contact) (G. O Donnell, 1994:147 - 48).

Đặc điểm quan trọng nhất của lao động là tính mục đích, tính ý thức của hoạt động chế tạo, sử dụng phương tiện lao động để sản xuất ra những vật phẩm cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Lao động là sự nỗ lực về mặt thể lực, tinh thần và tình cảm định hướng vào sản xuất ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực ở mỗi cá nhân. Lao động không những là phương thức tồn tại, phát triển của mỗi cá nhân mà còn là phương thức tồn tại và phát triển của mối quan hệ giữa con người và xã hội. Trong xã hội, lao động vừa tạo ra sản phẩm tiêu dùng và hàng hóa trao đổi, vừa tạo ra giá trị sử dụng và giá trị (Lê Ngọc Hùng, 2002).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội và nhân văn (nghiên cứu đối với sinh viên tốt nghiệp từ trường ĐHKHXHNV, ĐHQGHN) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)