Phân tích sự tác động của các yếu tố đến thích ứng với việc làm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội và nhân văn (nghiên cứu đối với sinh viên tốt nghiệp từ trường ĐHKHXHNV, ĐHQGHN) (Trang 64)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ L UN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Phân tích sự tác động của các yếu tố đến thích ứng với việc làm của

của cựu sinh viên

Chúng tôi sử dụng phương pháp xây dựng các mơ hình hồi quy tuyến tính bội để xem xét sự tác động của của các yếu tố về đặc điểm, quan niệm của cá nhân và các yếu tố thuộc về đặc điểm cơng việc đến sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên. Đây là phương pháp tìm hiểu về mối tương quan và tác động của nhiều biến độc lập tới một biến phụ thuộc. Để xây dựng các mơ hình hồi quy, chúng tôi tiến hành chọn các biến sau làm biến phụ thuộc: Tỷ lệ thích ứng với mơi trường làm việc; Tỷ lệ ứng dụng các kiến thức, kỹ năng và phương pháp vào công việc làm biến phụ thuộc để phân tích hồi quy với các biến độc lập các yếu tố thuộc về cá nhân và công việc. Như vậy, chúng tơi xây dựng được tất cả 4 mơ hình hồi quy.

2.2.1 Các yếu tố tác động đến sự thích ứng của sinh viên với môi trường làm việc trường làm việc

Bảng 6: Mơ hình hố các yếu tố tác động đến sự thích ứng của sinh viên với mơi trƣờng làm việc

Biến phụ thuộc: Tỷ lệ thích ứng của sinh viên đối với môi trƣờng làm việc

Biến độc lập Mơ hình 1 Mơ hình 2

Giới tính (1 = nam, 0 = nữ) -0,340

Xếp loại tốt nghiệp (1= yếu, 2= trung bình, 3= khá, 4 = giỏi, 5 =

xuất sắc)

-1,121

Quê quán (1= Hà Nội, 0= tỉnh khác)

1,602*

Mức độ hài lòng về thu nhập của cá nhân (1= khơng hài lịng,

2 = ít hài lịng, 3= bình thường, 4= hài lịng, 5= rất hài lịng)

0,702

Mức độ hài lòng về xây dựng các mối quan hệ (1= khơng hài

lịng, 2 = ít hài lịng, 3= bình thường, 4= hài lịng, 5= rất hài lòng)

3,197***

lịng, 2 = ít hài lịng, 3= bình thường, 4= hài lịng, 5= rất hài lịng)

Loại hình cơng việc thuộc cơ quan nhà nƣớc (1=có, 0 =

khơng) -2,473

*

Loại hình cơng việc thuộc các tổ chức chính trị - xã hội (1=có,

0 = khơng) 1,302

*

Loại hình cơng việc thuộc công ty/doanh nghiệp Nhà nƣớc

((1=có, 0 = khơng)

0,125

Vị trí cơng việc hiện nay (1= lãnh đạo quản lý, 2= Nhân viên/chuyên viên, 3= Nghiên cứu viên/giảng viên, 4 = Chuyên gia/ tư vấn viên)

-0,643

Đã từng thay đổi công việc hay chƣa (1= đã từng thay đổi, 0 =

chưa từng thay đổi) -1,883

*

Thời gian làm việc trung bình một ngày 0,862

Thu nhập

1,328*

Hệ số R bình phương 0,200 0,112

Hệ số F của phân tích ANOVA

12,691*** 6,840*

Mẫu nghiên cứu 319 319

Chú thích: *p< 0,05 **p<0,01 ***p<0,001

Ở mơ hình 1, biến phụ thuộc là tỷ lệ thích ứng của sinh viên đối với mơi trường làm việc, biến độc lập là các yếu tố thuộc về cá nhân được chọn là: giới tính, xếp loại tốt nghiệp, quê quán, mức độ hài lòng về thu nhập của cá nhân, mức độ hài lòng về xây dựng các mối quan hệ, mức độ hài lịng về bầu khơng khí làm việc. Hệ số R bình phương của mơ hình là 0,200 cho thấy mơ hình này có thể giải thích được 20% sự biến thiên của sự thích ứng đối với mơi trường làm việc. Trong mơ hình này có 3 biến số dự đốn có ý nghĩa thống kê đó là: q quán, mức độ hài lòng về xây dựng các mối quan hệ, mức độ hài lịng về bầu khơng khí làm việc.

Trong các biến số độc lập thuộc về yếu tố cá nhân, biến số mức độ hài lòng về xây dựng các mối quan hệ trong cơng việc có khả năng giải thích tốt nhất sự biến thiên của tỷ lệ thích ứng của sinh viên đối mới môi trường làm việc (p<0,000). Nó cho thấy, nếu như cá nhân có mức độ hài lịng về việc xây dựng

các mối quan hệ trong cơng việc tăng lên 1 mức thì họ cũng có sự gia tăng sự thích ứng với mơi trường làm việc lên 3,197 điểm phần trăm. Mối tương quan thuận chiều giữa hai biến số chỉ ra rằng nếu cá nhân càng hài lòng về việc xây dựng các mối quan hệ trong cơng việc thì khả năng cá nhân đó thích ứng với mơi trường làm việc càng cao bấy nhiêu. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, khi cá nhân nhận thấy việc xây dựng các mối quan hệ một cách thuận lợi thì họ sẽ có sự thích ứng nhanh và tốt hơn với môi trường làm việc. Môi trường làm việc bên cạnh các quy định, quy tắc cịn có mối quan hệ với đồng nghiêp, quản lý nên việc thiết lập các mối quan hệ trong công việc sẽ giúp cá nhân thích ứng tốt với mơi trường làm việc. Ngược lại, nếu như những cựu sinh viên khi bước sang môi trường làm việc mới cảm thấy khó khăn trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ mới đồng nghiệp, quản lý thì họ sẽ cảm thấy khơng thoải mái, gia tăng áp lực và đặc biệt là hạn chế sự thích ứng với mơi trường làm việc.

Tương tự, biến hài lịng với bầu khơng khí làm việc cũng có tương quan thuận với sự thích ứng với mơi trường làm việc. Sự hài lòng của cá nhân về bầu khơng khí nơi làm việc tăng lên thì mức độ thích ứng với mơi trường làm việc cũng tăng lên 2,379 điểm phần trăm. Bầu khơng khí nơi làm việc là một phần rất quan trọng trong môi trường làm việc. Khi cá nhân cảm thấy phù hợp với văn hóa, khơng khí nơi làm việc thì họ cảm thấy dễ dàng thích ứng với mơi trường làm việc hơn. Ngược lại, nếu bầu khơng khí ngột ngạt, khó chịu, căng thẳng thì sẽ làm giảm đi sự thích ứng với mơi trường làm việc.

Ngày nay, bên cạnh các yếu tố như lương bổng, chế độ đãi ngộ thì mơi trường làm việc cũng là một nhân tố rất quan trọng để sinh viên cân nhắc trong quá trình lựa chọn việc làm. Nếu làm việc trong một mơi trường có điều kiện cơ sở vật chất cao, bầu khơng khí thoải mái, đồng nghiệp có sự giao tiếp thân thiện sẽ là yếu tố giúp các ý tưởng sáng tạo trở nên thăng hoa, từ đó hiệu suất cơng việc sẽ được nâng cao.

“Mình đang làm việc trong lĩnh vực truyền hình. Đây là cơng việc mình

làm từ khi cịn đang học đại học. Mặc dù sau khi ra trường, bố mẹ có tìm cho mình một cơng việc ở q nhưng mình vẫn lựa chọn cơng việc hiện tại. Lý do quan trọng nhất là ở đây đồng nghiệp của mình chủ yếu là người trẻ, làm việc mình thấy thoải mái, những nhận xét mang tính góp ý hơn là triệt tiêu. Cứ tưởng tượng đến những cuộc họp cứng nhắc và các cuộc bình xét này nọ là mình chùn chân khơng muốn về quê nữa.”

(Nữ, 27 tuổi, biên tập viên)

Biến quê quán của sinh viên cũng có ảnh hưởng đến sự thích ứng đối với môi trường làm việc của sinh viên. Theo đó, những sinh viên ở Hà Nội có sự thích ứng đối với môi trường làm việc cao hơn những sinh viên ở tỉnh thành khác 1,602 điểm phần trăm. Mối tương quan thuận này cho chúng ta hiểu rằng, những sinh viên ở thành phố lớn như Hà Nội sẽ có sự hịa nhập, thích nghi với mơi trường mới nhanh và tốt hơn những sinh viên ở những địa phương khác. Xuất thân ở thành phố lớn, là trung tâm văn hóa, chính trị và xã hội của cả nước, tiếp cận với nguồn thông tin nhanh và các dịch vụ xã hội chuyên nghiệp là những lợi thế mà những sinh viên ở Hà Nội có được so với những sinh viên đến từ những nơi khác. Họ có sự tự tin trong giao tiếp, khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin tốt nên có sự hịa đồng, thích ứng với mơi trường làm việc nhanh hơn những sinh viên khác. Ngược lại, với những sinh viên có nơi cư trú từ những tỉnh thành khác, họ có sự thích ứng với mơi trường mới chậm hơn. Sinh viên ở nơi khác kém hơn các bạn ở thành phố ở một số kỹ năng đặc biệt về kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ cộng thêm tâm lý tự ti của người tỉnh lẻ nên thường nhút nhát và ít hịa đồng. Đây có lẽ là một trong những điểm yếu cần được khắc phục ngay khi ở giảng đường đại học của sinh viên đến từ những tỉnh lẻ.

“Các bạn sinh viên ở Hà Nội tất nhiên có lợi thế hơn dân tỉnh lẻ bọn mình rồi. Họ có thế mạnh về ngoại ngữ, có điều kiện vật chất tốt hơn nên từ hồi sinh viên họ đã tự tin hơn các bạn ở các nơi khác.”

Ở mơ hình 2, biến phụ thuộc là tỷ lệ thích ứng của sinh viên đối với môi trường làm việc, biến độc lập là các yếu tố thuộc về công việc được chọn là: loại hình cơng việc thuộc cơ quan hành chính nhà nước, loại hình cơng việc thuộc các tổ chức chính trị/xã hội, vị trí cơng việc hiện nay, đã từng thay đổi công việc, thời gian làm việc trung bình một ngày, thu nhập trung bình hàng tháng, Hệ số R bình phương của mơ hình là 0,112 cho thấy mơ hình này có thể giải thích được 11,2% sự biến thiên của sự thích ứng với mơi trường làm việc. Trong mơ hình này có 4 biến số dự đốn có ý nghĩa thống kê đó là: loại hình cơng việc thuộc cơ quan hành chính nhà nước, loại hình cơng việc thuộc các tổ chức chính trị/xã hội, đã từng thay đổi công việc và thu nhập trung bình hàng tháng. Trong đó có hai biến có tương quan nghịch đến sự thích ứng đối với mơi trường cơng việc đó là: loại hình cơng việc thuộc cơ quan nhà nước và biến đã từng thay đổi cơng việc hay chưa.

Sự thích ứng đối với mơi trường làm việc phụ thuộc khá nhiều vào loại hình cơng việc mà mỗi cá nhân đảm nhiệm. Bởi mỗi một loại hình cơng việc quy định phong cách làm việc, quy chế, văn hóa làm việc khác nhau. Điều này được thể hiện rõ hơn khi phân tích sự ảnh hưởng của hai biến làm việc trong cơ quan nhà nước và làm việc trong các tổ chức chính trị, xã hội. Những cá nhân làm việc trong các tổ chức chính trị/xã hội có sự thích ứng với môi trường làm việc cao hơn những cá nhân khơng làm việc trong loại hình cơng việc này 1,302 điểm phần trăm. Như vậy, biến loại hình cơng việc thuộc các tổ chức chính trị xã hội có tương quan thuận với sự thích ứng đối với mơi trường làm việc. Các tổ chức chính trị/xã hội có loại hình cơng việc đa dạng hơn, phong cách làm việc năng động, cởi mở hơn, tạo cho các cựu sinh viên nhiều cơ hội để hòa đồng, làm quen hơn với công việc và môi trường làm việc.

Ngược lại, biến loại hình cơng việc thuộc các cơ quan hành chính nhà nước lại có mối tương quan nghịch với sự thích ứng với mơi trường làm việc. Nó cho thấy, nếu cá nhân làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước thì sự

thích ứng với mơi trường làm việc sẽ giảm đi 2,473 điểm phần trăm so với những người khơng làm trong loại hình cơng việc này. Có thể hiểu rằng, loại hình cơng việc thuộc cơ quan hành chính nhà nước với những quy định cứng nhắc, hình thức làm việc lặp lại và ít có sự sáng tạo đã làm cho sinh viên khó thích ứng với mơi trường làm việc.

“Nhận xét về môi trường làm việc ở cơ quan mình ah? Nói thế nào bây giờ nhỉ, mình làm ở đây đã gần 5 năm nhưng khơng có gì biến chuyển lắm. Cơng việc vẫn cứ đều đều như thế, vào những ngày kỷ niệm hay đại hội thì có bận hơn. Nó hơi tẻ nhạt, dần mãi thành quen chứ hồi đầu đi làm mình cũng khơng thích.”

(Nữ, 28 tuổi, nhân viên sở lao động- xã hội) “Làm việc trong cơ quan nhà nước cái được nhất là sự ổn định và có thời gian cho gia đình. Cịn về mơi trường làm việc thì khơng thể bằng doanh nghiệp được. Cơng việc khơng có chỗ cho sự sáng tạo, khuôn phép cứng nhắc, đánh giá năng lực bằng kinh nghiệm và mối quan hệ là những hạn chế lớn nhất mà mình thấy.”

(Nữ, 27 tuổi, nhân viên sở kế hoạch - đầu tư)

Mối tương quan thuận giữa biến thu nhập trung bình hàng tháng với sự thích ứng với mơi trường làm việc cho ta một cách giải thích về thu nhập cũng là một nhân tố khá quan trọng trong việc thích ứng đối với mơi trường làm việc. Thu nhập trung bình của cá nhân cao hơn một mức thì sự thích ứng đối với mơi trường làm việc cũng tăng lên 1,328 điểm phần trăm. Như vậy, thu nhập càng cao thì nhân viên lại càng có sự hịa đồng, gắn kết và hài lịng với mơi trường làm việc. Có thể nói, với người lao động thu nhập là một yếu tố rất quan trọng, là động lực để họ không chỉ nâng cao kỹ năng, kiến thức mà cũng là động lực để họ gia tăng sự gắn kết, hòa đồng với mơi trường làm việc. Nhờ vậy, họ sẽ có sự gắn bó lâu dài, vững chắc hơn với công việc đang mang lại cho họ thu nhập ổn định này. Hơn nữa, một khi nhân viên cảm thấy hài lịng với mơi trường làm việc, khi đó họ làm việc với một tinh thần lạc quan, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để

họ cống hiến nhiều hơn cho công việc, năng suất làm việc sẽ được nâng cao và nhờ đó sẽ tăng thêm thu nhập, đảm bảo tốt hơn cho cuộc sống của mỗi cá nhân.

Sự thích ứng với mơi trường làm việc có bị ảnh hưởng bởi thời gian gắn bó với cơng việc đó hay khơng? Phân tích ảnh hưởng của yêu tố đã từng thay đổi cơng việc trước đó hay khơng sẽ cho chúng ta câu trả lời. Theo đó, những sinh viên đã từng thay đổi cơng việc trước đó sẽ có sự thích ứng với mơi trường làm việc thấp hơn 1,883 điểm phần trăm so với những sinh viên chưa từng thay đổi công việc bao giờ. Như vậy, thay đổi cơng việc có nghĩa là thay đổi mơi trường làm việc mới, cá nhân sẽ phải mất thời gian làm quen thích nghi lại từ đầu từ việc xây dựng lại các mối quan hệ, làm quen lại các quy định, quy chế. Mỗi một lần thay đổi công việc là một lần cá nhân lại mất thời gian ban đầu bỡ ngỡ, làm quen lại, từ việc làm quen với các đồng chí, đồng nghiệp, đến tiếp cận cơng việc, quy chế, quy định của cơ quan... Như một sự tất yếu, cá nhân càng có sự thay đổi cơng việc nhiều thì sự thích ứng đối với mơi trường làm việc sẽ giảm xuống.

Ngày nay, thay đổi công việc hay di động việc làm là một khái niệm khơng cịn xa lạ nữa. Di động việc làm là khái niệm chỉ những thay đổi việc làm của cá nhân. Những thay đổi này thường gắn với sự dịch chuyển về vị thế nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động hoặc dịch chuyển về vị trí cơng việc. Cùng với q trình tồn cầu hóa, di động việc làm có xu hướng gia tăng. Di động việc làm như là một kết quả tất yếu của q trình phát triển và hội nhập quốc tế, nó cịn liên quan đến hàng loạt các vấn đề như chất lượng cuộc sống, sự tăng trưởng kinh tế, đói nghèo và tiến bộ xã hội (Alex Nunn và cộng sự 2006; Danish technological institute, 2008). Phân tích về khía cạnh dịch chuyển cơng việc, Lê Thúy Hằng, (2011) cho rằng, sự dịch chuyển lao động từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân là xu hướng chính diễn ra trong suốt q trình chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam. [8, 86]. Xét riêng hai năm 2001 và 2002, tỷ lệ việc làm mới được tạo ra trong khu vực tư nhân là từ 80 đến 90% trong khi đó tỷ lệ này trong khu vực nhà nước chỉ từ 6,5 đến 20,1% (Nguyễn Thanh Bình và cộng sự, 2005).

Có thể nói, thay đổi cơng việc là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay đặc biệt ở các thành phố lớn. Trong số 319 cựu sinh viên được hỏi về vấn đề đã từng thay đổi công việc hay chưa thì có tới trả lời trước đó đã từng thay đổi công việc. Bên cạnh nguyên nhân liên quan đến chính sách hội nhập và phát triển kinh tế giúp tạo ra nhiều cơ hội, lựa chọn loại hình cơng việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội và nhân văn (nghiên cứu đối với sinh viên tốt nghiệp từ trường ĐHKHXHNV, ĐHQGHN) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)