B. PHẦN NỘI DUNG
3.3. Biểu tƣợng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo
3.3.2.2. Biểu tượng Con đường
Trải qua những chặng đường lưu lạc giang hồ của mình, hình ảnh con đường đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực trong thơ Trọng Tạo. Hình ảnh những con đường tràn ngập trong thơ ông, với tần số xuất hiện dày đặc, thậm chí ông con lấy biểu tượng con đường để làm nhan đề cho tập trường ca viết về sự hi sinh dũng cảm của những cô gái thanh niên xung phong nơi ngã ba Đông Lộc năm xưa: “Con đường của những vì sao”. Biểu tượng “con đường”
xuất hiện trong thơ ông giản dị, chân thật và bình lặng, nó trở thành công cụ để Nguyễn Trọng Tạo bộc lộ khát vọng, hoài bão ước mơ của mình về cuộc sống, về sự đổi mới thơ ca.
Mượn biểu tượng “con đường” nhà thơ đã gửi những lời tâm huyết về lý tưởng thơ và lý tưởng sống của mình. Con đường trong thơ ông là con
đường đời đầy trắc trở bão giông với những ngã giẽ đầy chông gai, gơi nên niềm bang khuâng phân vân vô định của kẻ lữ thứ.
ngơ ngác rơi giọt nước mắt cuối năm không rõ buồn vui xe chậm lại trên đường không rõ về nơi chốn nào
tung tăng thanh xuân trôi ngược chiều phút chốc mộng du lên phiêu diêu
( Sonnê không định trước )
Đó là con đường của thơ ca trên hành trình đi đào sâu, tìm tòi và đổi
mới. Đó là đường tình của một người ham chơi, đa mang, đa tình và lưu lạc. Giữa phố xá cuộc đời, chàng ta nhận ra mình là kẻ đơn độc, dường như đang bị thế gian này lãng quên. Với chàng niềm khát khao nhất chính là hạnh phúc, nhưng trên hành trình dông dài của cuộc đời, chàng ta cũng để hạnh phúc rơi vào quên lãng.
Có một chàng Đơn Độc bước trên đường Không tên có một nàng Hạnh Phúc ở số nhà Lãng Quên
( Nỗi nhớ không tên )
Đó là con đường để bộc lỗ bản lĩnh, tài năng của một tài tử văn nhân khí phách giang hồ, lang thang trong cuộc đời nhưng vẫn da diết nhớ đồng quê.
mưa bay gió lạnh đầy trời
ta làm khách trọ thời gian
con đường hè phố quán hang bống cây ( Không đề cho Đỗ Toàn )
Những con đường ấy là nơi in dấu cái tôi trữ tình Nguyễn Trọng Tạo, qua biểu tượng này người đọc như có dịp được hiểu hết những ngõ sâu kín ẩn giấu sau khuôn mặt tưởng như chai sạn, thích bông đùa của ông một niềm cô đơn thiên cổ:
Đường vẫn đường xưa. Trở về ai gặp ai đâu? Biệt ly
ngỡ không rượu uống không nước mắt chiều rót cho ta thơ không đề
( Không đề )
Con đường vốn là một biểu tượng không hề mới trong thơ ca nói riêng và trong văn chương nhệ thuật nói chung. Các nhà nghệ sĩ thường sử dụng hình ảnh “con đường” làm biểu tượng cho hành trình cuộc đời. Con đường trong thơ Nguyễn Trọng Tạo có khi chỉ là một khu phố, có lúc lại là con đường thôn quê khua giòn, có khi lại là con đường xuân non, con đường mưa, con đường cỏ cây, con đường hành quân…Dù những con đường trong thơ
Nguyễn Trọng Tạo được gọi theo những cách khác nhau, nhưng tựu chung lại nhà thơ đã mượn biểu tượng “con đường” để qua đó bộc lộ phong cách thơ “ngông, thích xê dịch” của mình.
Con đường con đường cũ Người về lạ bước chân Ai gọi tên mình đó Ta của thời đang xuân
Khảo sát toàn bộ thơ của Nguyễn Trọng Tạo, tôi chưa thấy nhà thơ nào lại gọi con đường một cách tình tứ như vậy. Con đường đã trở thành biểu tượng cho mục đích, cho khát vọng cho niềm hạnh phúc cuối cùng của loài người.
Với mọi con đường, em ở đích cuối cùng Với mọi con đường em đều xa và đẹp Trời xanh biếc và lá cây xanh biếc Nắng và mưa và gió thổi vô hồi
( Chỉ một mình em )
Như vậy, Nguyễn Trọng Tạo đã sử dụng một biểu tượng thường thấy trong thơ ca xưa nay, nhưng trong thơ ông biểu tượng ấy không hề xưa cũ. Biểu tượng con đường thực sự là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, với nhiều ý nghĩa mới mẻ, thể hiện một trí tuệ sắc sảo.