Biểu tượng Ngọn Lửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ nguyễn trọng tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 136 - 138)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3. Biểu tƣợng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo

3.3.2.5. Biểu tượng Ngọn Lửa

Đối lập với ngọn cỏ xanh mong manh yếu mềm, với những hạt mưa pha lê tinh khiết là hình ảnh ngọn lửa mãnh liệt và ồn ào. Ngọn lửa xuất hiện trong thơ ông là biểu tượng rực rõ cho ý chí kiên cường, cho niềm tin hi vọng, cho tình yêu trong cuộc sống xô bồ của đời thường.

Ngọn lửa xuất hiện với nhiều biến thái sinh động như chập chờn lửa trắng, ngọn lửa xanh, lửa đỏ, lửa tình…Với nhiều tầng nghĩa khác nhau lửa đã hóa thân vào ý chí tâm hồn của độc giả. Ngọn lửa trở thanh niềm khao khát tình yêu của chàng chiến sĩ trẻ. Đó là biểu tượng cho tình yêu và lý tưởng của những lứa đôi. Trong chiến tranh tình yêu đôi lứa luôn gắn liền với tình yêu dân tộc. Tình yêu thăng hoa trong sự chờ đợi, nhớ nhung.

Trong điệu múa một lần trên sân khấu Em chính là ngọn lửa trắng của đời tôi.

( Lửa trắng )

Ngọn lửa trở thành nỗi nhớ, niềm bâng khuâng, trống trải, sự băn khoăn của con người trong tình yêu.

Ngày không em Anh làm gì với gió Gió mềm mại dáng em Anh làm gì với lửa Lửa cháy môi em.

( Ngày không em )

Hình ảnh ngọn lửa khi bùng lên mạnh mẽ, khi lại âm ỉ cháy, như niềm tin dai dẳng, như ý chí của người chiến sĩ không bao giờ nao núng trước đòn roi và bom đạn của quân thù. Ngọn lửa ấy được nuôi dưỡng từ lòng căm thù giặc và trái tim sắt đá không dễ gì lung lạc ở những con người yêu nước. Ý chí kiên trung bất khuất đó đã làm nên sức mạnh chiến đấu vô địch, từ những ngọn lửa cháy âm ỉ trong mỗi chúng ta nó bùng lên thiêu đốt quân thù.

Ôi lửa chiến tranh

Dẫu chỉ còn lập lèo như như lửa đầu điếu thuốc Có thể bùng cháy mái nhà tranh

Bùng cháy đất nước mình Bùng cháy

( Tình ca người lính )

Sức mạnh của lửa là sức mạnh của sự hủy diệt và tàn phá, sức mạnh của sự bùng cháy bất ngờ mà quả quyết. Đó là sức mạnh được dồn nén để kìm kẹp kẻ thù. Lửa trong thơ Nguyễn Trọng Trọng Tạo còn là những khó khăn, thách thức đặt ra cho con người trong cuộc đời, đó còn là gian khổ, là chết

chóc mà người lính phải đối diện. Lửa đôi khi là vật trang điểm tô hồng đôi má của cô thôn nữ, có khi lại biểu tượng cho hợ ấm của tình thương. Nhưng hơn tất cả, ngọn lửa thơ Nguyễn Trọng Tạo còn là tội ác dã man của quân xâm lược và niềm tin bất diệt về tương lai hòa bình hạnh phúc của dân tộc.

Cắn vào dân tộc tôi Cắn vào lục địa này

Bốc lửa cánh đồng, bốc rừng cây Dãy Trường Sơn máu ứa

( Tình ca người lính )

Lửa đã trở thành biểu tượng đẹp, giàu lý tưởng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo. Ngọn lửa biểu tượng cho sức mạnh niềm tin, sức mạnh chiến đấu, chiến thắng. Cỏ và ngọn lửa trong thơ ông là hai hình ảnh biểu tượng, tưởng như đối lập nhưng thực chất chúng là sự chuyển hóa lẫn nhau. Cỏ yếu mềm nhưng cồn cào sức sống, ngọn lửa bền bỉ nhưng có sức tàn phá vô cùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ nguyễn trọng tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)