Biểu tượng Sao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ nguyễn trọng tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 130 - 132)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3. Biểu tƣợng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo

3.3.2.3. Biểu tượng Sao

Mỗi nhà thơ đều chọn cho mình một thế giới thiên nhiên riêng. Xuân Diệu nhắc nhiều tới gió, ông có cả một tập thơ “Gửi hương cho gió”. Hàn Mặc Tử điên cuồng tắm trong trăng. Hoàng Nhuận Cầm thì hầu như bài nào cũng nói đến mưa…Đến với Nguyễn Trọng Tạo thế giới không chỉ bó hẹp trong mưa, trong xó bếp, hay trong một khối vuông rubic, thơ ông mở rộng từ không gian của cảnh sắc thiên nhiên với cỏ cây hoa lá, kéo dài biên độ của thời gian qua biểu tượng con đường đời chông gai. Thơ Nguyễn Trọng Tạo là thơ của một tâm hồn phóng khoáng, vì vậy ông đưa độc giả lò dò đi dưới mặt đất, rồi lại hướng cặp mắt của độc giả lên bầu trời với hình tượng Sao, của Trăng, của Gió. Trong thơ Trọng Tạo, những hình ảnh của thiên nhiên ấy cứ trở đi trở lại, khơi nguồn, nuôi dưỡng để tâm hồn thơ mãi trong trẻo. Đó là một ánh trăng gợi nhắc kỷ niệm, là cơn gió mát lành, là ngọn cỏ xanh mơn mơn…

Biểu tượng “Sao” xuất hiện trong thơ ông cũng là một biểu tượng độc đáo, biểu trưng cho vẻ đẹp lấp lánh nhưng ẩn kín xa vời. Đó chính là vẻ đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người mà chúng ta không dễ gì nhìn thấy bằng mắt thường. Đó cũng là vẻ đẹp của thơ ca mà chúng ta phải nghiền ngẫm, đam mê mới nhận ra.

So với “Cỏ, hoa, mưa, con đường, vầng trăng thì biểu tượng sao được thi sĩ sử dụng ít nhất, chủ yếu là trong tập trường ca “Con đường của các vì sao”. Biểu tượng sao đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp tinh thần, cho sức mạnh của những con người giản dị trong chiến tranh. Đó là những vì sao lấp lánh tô điểm cho bầu trời những đêm không ngủ, đó lại là ánh đèn soi sáng cho những chiến sĩ lái xe Trường Sơn băng qua đạn lửa. “Sao” là tuổi trẻ, là tình yêu, là khát vọng hòa bình, là sức mạnh vĩnh hằng của người Việt trong chiến đấu.

Tuổi trẻ như sao trời mát mắt

khi yên bình hạnh phúc ngước nhìn lên và cháy bùng như lửa thiêng liêng khi giặc giã đụng vào bờ cõi

dẫu rụng xuống vẫn chói lên lần cuối (….)

trong mắt người sao vẫn mọc khôn nguôi,

( Con đường của những vì sao)

Đọc hết sáng tác thơ Nguyễn Trọng Tạo, “sao” là biểu tượng gây cho tôi nhiều ấn tượng mạnh mẽ, đọng lại trong tâm trí tôi như một sự thương cảm, một niềm trân trọng ngợi ca, một thái độ tự tôn và tự hào dân tộc.

“Sao” đã trở thành biểu tượng cụ thể bộc lộ niềm cảm phục của Nguyễn Trọng Tạo với mười cô gái đã hi sinh anh dũng ở ngã ba Đồng Lộc, và nhà thơ đã gọi nơi đây với một cái tên rất trìu mến, rất thơ: Ngã ba sao.

sao di chuyển nhanh và uyển chuyển theo ba hướng con đường

rồi trở về nơi ngã ba hội tụ có một lần nào đó

La thầm gọi: Ôi! Ngã – ba – sao!

( Con đường của những vì sao)

Trên ngã ba sao ấy, vẻ đẹp của con người được tỏa sáng, có sức mạnh lạ kỳ, đó là vẻ đẹp của long quả cảm, ý chí kiên cường, là tình yêu quê hương đất nước nồng nàn của những con người trẻ tuổi tình nguyện ra chiến trận. Những ngôi “sao” giống như nguồn nước mát lành, ôm ấp, xoa dịu nỗi đau mất mát của những con đường, tiếp thêm sức mạnh của ý chí cho các chiến sĩ lái xe trường sơn.

Ngã – ba- sao! Mấy lời cô thầm goi thật hồn nhiên và chin chắn dường nào ấy là La đã nghĩ về bè bạn

những con người giản dị lớn lao

( Con đường của những vì sao )

Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã đem đến cho thơ một biểu tượng độc đáo, giàu sức sống, gợi cảm như vây. Thơ ông là những bông hoa căng tràn mật ngọt, là những vì sao có ánh sáng khác lạ, càng nhìn kỹ, nhìn lâu mới thấy hết được vẻ đẹp khiêm nhường giản dị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ nguyễn trọng tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)