B. PHẦN NỘI DUNG
3.2. Ngôn ngữ trong tƣ duy thơ Nguyễn Trọng Tạo
3.2.1.2- Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo đựợc xây dựng bằng nhiều chất
mới, là sự vận động thành công của quá trình cách tân thơ.
Trong sáng tác thơ, Nguyễn Trọng Tạo đã thực hiện các biện pháp "lạ hóa" phá vỡ quy tắc thông thường trong giới hạn của tư duy và chiều sâu ngôn ngữ. Nhiều khi hình ảnh và ý tưởng thơ bị nhòe vào nhau song lại tạo nên một vẻ đẹp kỳ lạ về ngôn từ, cấu tứ, nhịp điệu. Khi làm thơ, ông không chỉ gia công về mặt tư duy hay cách diễn đạt mà cả trong ngôn ngữ. Chính vì thế nên Mai Hương mới khẳng định Nguyễn Trọng Tạo là người có những
Không viết hoa đầu dòng là một "cá tính" thơ Nguyễn Trọng Tạo. Khảo sát tất cả các tập thơ của ông, chúng ta thấy không mấy bài mà ông lại viết hoa đầu dòng các câu thơ như lệ thông thường của ngữ pháp Việt Nam:
ai đem mua bán vinh quang rẻ tiền anh mua giá đắt một mùa lãng quên
(Đồng dao tặng bạn)
Không hiểu tại sao Nguyễn Trọng Tạo thường không viết hoa đầu dòng các câu thơ của mình? Điều này hoàn toàn không đúng với ngữ pháp Tiếng Việt song trong nghệ thuật, trong dụng ý của thi nhân đều có thể hiểu và chấp nhận được. Nguyễn Trọng Tạo không có ý "chơi trội" mà dường như cách viết này giúp ông thể hiện liền mạch và tự do hơn những cảm xúc của mình. Cảm xúc tự do thì ngôn ngữ của tự nhiên hơn, và thơ cũng trở nên linh hoạt, năng động và sáng tạo hơn.
xe rời Thành Tuyên qua miền gái đep còn vang lời chào dính hơn xôi nếp
(Qua miền gái đẹp)
Biết được điều này để thấy Nguyễn Trọng Tạo không cố ý dẫm lên quy
tắc mà nghệ thuật là nghệ thuật, phong cách là phong cách, mấy ai giống nhau. Mặt khác, với Nguyễn Trọng Tạo, vần và nhịp không còn là mục đích tự thân mà đã hỗ trợ đắc lực cho ý tưởng và tứ thơ. Nguyễn Trọng Tạo cứ "nâng trên tay những âm thanh, nhịp điệu kết thành con chữ luôn luôn ngọ
nguậy, chấp chới vỗ cánh chỉ dình bay lên mà bay xa, khoan thai chững chạc như chẳng có gì vội vã. Ông đã đi những bước chân vững chắc và đĩnh đạc của số mệnh lúc chậm lúc nhanh, lúc nhẹ nhàng, lúc nặng trĩu lướt trên số phận cuộc sống mỗi con người, tựu trung là những bước đi định sẵn rất ráo riết và quyết liệt"[. http://vietvan.vn]
tạ từ. Ai tạ từ tôi
chập chờn Tiên nữ nói cười xa xăm (Tạ từ)
Nhà thơ chơi vần, tạo ấn tượng thính giác bằng cách đổi cấu trúc nhịp thơ 2-1-2-1 sang 2-2-2-2, nhịp điệu, tiết tấu cấu thơ dường như rất mới. Trong một đoạn khác, tác giả lại sử dụng thơ theo nhịp đứt khúc, tạo ấn tượng mới trong cấu trúc đoạn:
không vẽ người đàn bà hồi xuân
tôi vẽ mùa xuân vĩnh hằng trên toan trắng em !
bức tranh tình không năm tháng em !
mùa xuân chiếm hữu sắc màu tôi (Bức tranh tình)
Ngoài ra, Nguyễn Trọng Tạo còn tạo bất ngờ và bung phá bằng cách dùng dấu chấm câu đột ngột giữa dòng thơ, tạo sự bất thường bằng hình thức xây dựng đoạn bậc thang, câu dài ngắn, ngắt nhịp khác nhau:
rồi xa lắc. Bỏ một trời thương nhớ ơi mùa thu áo ấm đã măc chung rồi biền biệt. Hoa vàng như hơi thở mimôza. Giọt nắng. Có theo cùng?...
(Mùa thu áo ấm)
Những dấu chấm đột ngột ngắt câu không chỉ gây sự chú ý về hình thức mà còn nhằm nhấn mạnh một ý định, một tâm sự nào đó:
chiều rơi.Vàng tóc.Vàng da
vàng cây.Vàng đá.Vàng ta.Vàng người (Chiều rơi)
Các từ "vàng" với cách viết hoa như đứng đầu một câu càng nhấn mạnh hơn sự héo úa và tàn tạ của một buổi chiều. Rõ ràng Nguyễn Trọng Tạo tỏ ra mạnh dạn trong sử dụng ngôn ngữ. Ông sẵn sàng đón nhận sự khen - chê song không thể phủ nhận sức sáng tạo không ngừng của ông và sự sáng tạo đó ít nhiều đã tránh cho thơ sự nhàm chán, nhất là trong tình trạng "lạm phát" thơ như hiện nay.
Có một điểm chú ý khác nữa khi nói đến vấn đề ngôn ngữ với thơ Nguyễn Trọng Tạo đó là nghệ thuật điệp từ, điệp câu. Điệp là một thủ pháp nghệ thuật hay được sử dụng trong văn chương song dùng như thế nào cho hay, cho hợp với cảnh và tình trong mỗi bài mới thật là cái tài của mỗi người nghệ sĩ:
cầm lòng thôi khỏi khóc cười
có người nuôi nhớ bởi người nuôi quên cầm lòng rời bến xa thuyền
thuyền xa bến hẹn sông hiền sóng ngoan (Cầm lòng)
Với bốn câu thơ mà Nguyễn Trọng Tạo đã điệp đến năm từ "cầm lòng", "người", "bến", "thuyền" khiến cho đoạn thơ chập chùng, sóng sánh. Trong rất nhiều bài thơ khác, điệp là một hình thức được nhà thơ sử dụng thường xuyên. Như trong bài "Chân trời" tác giả lặp lại ba lần cấu trúc đoạn với câu mở đầu "tôi và em". Hay trong bài "Ngại xuân" tác giả bắt đầu bằng các câu thơ hầu như đều bằng từ "ngại" và toàn bài có đến mười ba từ "ngại" (trong tổng thể mười sáu câu thơ ). Hoặc như trong bài "Phố đỏ" lặp lại nhiều lần từ "có", "chợt nhớ" và cụm từ "tòa thiên nhiên"... Trong bài "Không dưng" tác giả viết:
không dưng em khóc dưới cội me không dưng tôi dừng lại lắng nghe
không dưng tiếng vạc kêu thảm thiết không dưng đang buồn vui ly biệt
(Không dưng)
Việc sử dụng hình thức điệp cú, điệp cấu trúc, điệp từ thường xuyên đã tạo sự chặt chẽ trong cấu tứ thơ, sự trùng phúc về giai điệu, sự "nhòe mờ nghệ thuật" giữa các chữ, đồng thời là sự bung phá tự nhiên trong thơ Nguyễn Trọng Tạo.
Hơn thế nữa, cách diễn đạt của Nguyễn Trọng Tạo rất lạ, vừa gieo rắc vừa gợi mở trong lòng người những cảm hứng sáng tạo tinh tế:
vẫn còn chếnh choáng chai mưa tôi tin là "rượu"em mua của trời
(Làm đền )
Nhà thơ có cái ý nghĩ độc đáo: nước mưa là rượu của trời. Hình ảnh "chai mưa" và hành động em "mua" rượu của trời quả là một hình ảnh độc đáo. Đó là cách diễn đạt rất khác người, gây ấn tượng rất thú vị:
thở dài tăcxi xe ôm rồ máy
trở về trên chiếc xích lô văng lẻ pê-đan sao lại là em
sao không là em khác
(Bí ẩn La Joconde)
Có khi một bài thơ của Nguyễn Trọng Tạo chỉ có hai câu. Hai câu rất ngắn ngủi mà ẩn chứa bao điều. Những điều mà nếu càng nghĩ càng cảm thấy sâu sắc, cảm thấy được trái tim ông nóng bỏng như thế nào với thơ, với đời.
Bên cạnh đó là những bài thơ viết khá dài, khá tự do và bừa bộn. Ông viết như một sự giải thoát, mạch thơ cứ chạy dài theo cảm xúc, như bài: "Thơ
đỏ"...Nhiều khi cách diễn đạt của Nguyễn Trọng Tạo cũng đầy rắm rối song
cũng đầy ý tưởng nghệ thuật:
lách cách lách cách lách cách lách cách không chịu nổi à ơi
không chịu nổi chuẩn mực lách cách lách cách cạch computer bị lỗi
(Bài thơ bị lỗi )
Thơ Nguyễn Trọng Tạo đã có nhiều cách tân về ngôn ngữ. Tôi xin tóm lại những ý đã diễn đạt trên đây bằng một nhận xét của Thụy Khê: "Anh làm
mới thơ đôi khi bằng nhịp điệu khác thường trong thơ lục bát, bằng một sự đột xuất, một đảo ngữ chênh vênh hay một hư từ không đúng chỗ hoặc một hình ảnh không giống ai..."[http//.vietvan.vn]
3.2.2. Ngôn ngữ thơ đậm chất đời thường
Đây là kiểu ngôn ngữ thô ráp, gần gũi đời sống hằng ngày. Nó là một dạng đan xen giữa thể loại thơ và văn xuôi. Sử dụng kiểu ngôn ngữ này, nhà thơ như muốn bứt khỏi từ trường của loại ngôn ngữ thấm đẫm chất trữ tình, óng chuốt, mượt mà có truyền thống lâu dài trong thơ ca dân tộc. Với ngôn từ tự nhiên, giản dị nhưng có khả năng biểu hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước cuộc sống thường nhật, Nguyễn Trọng Tạo đã đưa thơ về với đời thường.
Không có số đo chuẩn mực cho tình yêu buồn thương thù hận anh viết văn làm thơ theo chuẩn mực nào đây
nàng sẽ để tuột anh nếu tay nàng năm ngon ( Cái đẹp sáu ngón )
Số lượng lớp từ này chiếm tỉ lệ khá lớn, điều đó làm cho thơ ông đi sâu vào bản chất trần trụi của đời sống và gần với người đọc hơn. Thơ ông giàu
tính tự sự nên việc kết hợp kiểu ngôn ngữ đời thường đã thể hiện cái nhìn về cuộc sống hàm chứa một quan niệm thẩm mỹ riêng.
Đọc tập Thơ văn xuôi của Nguyễn Trọng Tạo, cứ ngỡ như chúng ta
đang tiếp xúc với lớp ngôn ngữ trong giao tiếp hang ngày giản dị chân thật. Chức năng của thơ là phản ánh cuộc sống đời thường qua lớp ngôn từ chọn lọc, bóng bẩy, nhưng thơ văn xuôi của Trọng Tạo là một lớp ngôn từ lên gân lên cốt, gần gũi với khẩu ngữ nhiều hơn là ngôn ngữ thơ ca: “Khi nó đến lay
tôi đổi gác, tôi đang lên cơn sốt run người. Căn hầm nóng như lò quay thịt. Nó chạy ra rừng đẵn một cây chuối, lấy khăn đắp nước từ lõi chuối ứa ra…”( Bạn lính ).
Những bài thơ này, mới đọc qua cảm giác ngôn ngữ mà Nguyễn Trọng Tạo sử dụng gồ ghề, gấp khúc, nhờ có cấu tứ giống như một câu chuyện được kể bằng thơ, mà mỗi trang văn của ông cứ nhẹ nhàng khơi gợi lên biết bao tình cảm trong cõi tâm hồn độc giả. Đó là thứ ngôn ngữ vỉa hè, bụi bặm và lấm láp, tự nhiên có vẻ xô bồ hỗn tạp, nhưng lại có khả năng biểu hiện đa dạng và độc đáo.
Chính tính chất âm nhạc trong ngôn ngữ đã tạo chất phiêu lãng trong giọng điệu thơ Nguyễn trọng Tạo. Và chất đời lại là điểm tựa cho sức cuốn hút mãnh liệt trong thơ ông. Phía sau lớp ngôn ngữ thô ráp này là chiều sâu cảm hứng nhân thế mà nhà thơ đã nhận, đã thu gom từ cuộc đời:
con sáo sang sông mùa thu tuổi tác con người bội bạc chợt buồn chợt vui
(Chợt)
Có khi nhà thơ không định nói gì quan trọng mà lại hóa ra toàn những cái đau khổ, cái vui buồn nhân thế nên ngôn ngữ thơ càng trở nên ngẫm ngợi và suy tư hơn. Có những bài thơ gợi lên nổi trầm lắng đến thăm thẳm. Dù đôi
khi thi sĩ không cố tình gợi sự nặng nề nhưng rồi giọng thơ cứ như chùng xuống, nằng nặng đến khó tả:
tình yêu như chuyến xe ngược chiều trên con đường vô định
gương mặt em nhòa dần sau khung kính của lòng ta
(Tình yêu qua)
Hoàng Cầm nhận xét: ''ngôn từ và nhịp điệu thơ Nguyễn Trọng Tạo cứ
tâng tâng, tưng tửng thường khi lênh tênh tưởng như nhẹ nhõm lắm, cũng có lúc như hì hục tưởng như nặng nhọc lắm".[http// vietvan.vn]. Ngôn ngữ thơ
đậm chất đời thường góp phần thế hiện quan niệm nghệ thuật về con người, quan niệm sáng tác thơ ca trong thơ ông. Đặc biệt trong nhiều bài thơ, lớp ngôn ngữ này chiếm ưu thế như: "Tản mạn thời tôi sống","Tái diễn", "Đêm cổ điển","Ngại xuân","Chân trời","Số không","Cỏ may sân thượng"...Trong
"Tản mạn thời thôi sống" từ đầu đến cuối tác giả đều sử dụng ngôn ngữ thơ này, rất phù hợp với nội dung và ý nghĩa của bài:
có bao người ước cuộc sống bình thường như một thuở xa xôi mình đã có
thuở miếng ăn không phải bàn đến nữa thuở chiến tranh chưa chạm ngõ nhà mình
(Tản mạn thời tôi sống)
Nguyễn Trọng Tạo luôn ý thức được trách nhiệm của mình, đó là không được thờ ơ hay buông lơi trước cuộc sống riêng chung. Chính vì thế nên hành trình thơ của Nguyễn Trọng Tạo sau bao nhiêu năm là tiếng thơ sâu thẳm của một cõi hồn người, thành ra ngôn ngữ thơ càng sâu lắng hơn:
đêm lên tháp Eiffel nhìn Paris diễm lệ
ly cà fê thoang gió lạnh tháng mười em thang máy dịu dàng như
nước Pháp
những nụ hôn xúc động ở trên trời (Tháp Eiffel)
Tính chất cô đơn, khắc khoải hoài nhớ trong cuộc đời Nguyễn Trọng Tạo cũng là một yếu tố hỗ trợ cho ngôn ngữ này. Ông ngất ngưỡng, say say - tỉnh tỉnh; có có - không không giữa quá khứ và hiện tại. Ông thường lắng lại để trăn trở, suy tư:
tôi như người nửa tỉnh nửa say tôi như có, tôi như chẳng có tôi hiện tại hay tôi về quá khứ vầng mặt trời chợt lặn chợt mọc lên
(Nếu ngày mai)
Ngôn ngữ đời thường trong thơ Nguyễn Trọng Tạo phần lớn luôn được giữ ở mức độ vừa phải, kể cả khi diễn tả những nổi "đau đời":
trộm cắp đâm nhau dưới đèn mờ xích lô máu me cấp cứu
tham nhũng nâng ly mừng thắng lớn ú ớ nói mơ người đói không nhà
(Mộng du)
Nhà thơ nói như vô tình, nóí như vu vơ, bâng quơ, nhưng thật ra điều đó càng tăng thêm sự xót xa, bất lực trước cuộc sống xô bờ. Cảm nhận về điều này, Mai Hương đã có nhận xét hết sức tinh tế: ''Trong vẻ thản nhiên, nhẹ nhàng và dễ dang ông nói được những điều lớn lao và sâu xa của cuộc sống thế sự. Và sau vẻ "thản nhiên" ấy của thơ là những ưu tư, trăn trở da diết của nhà thơ về cuộc đời với bao nhiêu câu hỏi mà "câu trả lời thật không
dễ dàng chi".[19,tr537]. Quả thật thơ Nguyễn Trọng Tạo có những điều bình
thường không dễ nói ra, không dễ để diễn đạt cho trọn vẹn:
Văn bây giờ chẳng còn ranh giới nữa Thơ mông lung sắp đặt lại chân từ Chữ Trinh sa cơ ở trọ thân Kiều
Người mỉm cười người cau mày người khóc Bọn lấm bùn sắm comple đón khách
Tài và tiền cũng bắt đầu bằng chữ tê (T) (Điều bình thường lạ lấm)
Đời sống là đời sống. Con người là con người. Nghệ thuật là nghệ thuật. Nhưng đôi khi lại chẳng có ranh giới nào cụ thể. Mọi thứ đều mong manh và dễ biến đổi. Riêng Nguyễn Trọng Tạo thì thơ ngày càng chững chạc và sâu lắng hơn. Ngôn ngữ thơ gần với đời thường đôi khi làm cho câu thơ của ông trở nên da diết hơn
biển đầy vơi thương nhớ biển xanh ơi thân thể ai hồng hào pha ngọn sóng da thịt người chạm vào tôi nóng bỏng rồi có thể người quên
còn tôi mãi giữ gìn
(Hoa li vàng)
Chất suy tư ở con người này đã ngấm cả vào thơ, như men rượu ngấm dần vào máu. Chúng ta đọc thơ ông - chàng thi sĩ của trần gian để thấu hiểu với cõi lòng ông, cảm nhận được những trăn trở và khát vọng của ông về tình yêu, nghệ thuật cũng như cuộc sống. Qua đó để thấy chất phong trần ở Nguyễn Trọng Tạo không chỉ thể hiện trên gương mặt đăm chiêu, thấm nổi buồn diệu vợi mà còn thể hiện qua ngôn ngữ thơ chắt lọc từ cuộc sống, đầy dự cảm, suy tư và ngẫm ngợi cũng như trái tim ông đã chai sạn với nổi đau,
nổi mất mát trong cuộc đời. Tất cả những gì ông để lại không là ảo ảnh mà là một "cõi sầu" một "cõi mộng" một "cõi say" - vĩnh viễn trong đời...!
3.2.3. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo là ngôn ngữ đặc biệt giàu nhạc tính và màu sắc
Hơn thể loại nào hết, thơ chứa chất và tiềm ẩn nhiều nhạc tính nhất (trừ âm nhạc). Nhạc tính trong thơ được chi phối bởi các yếu tố của thuộc tính âm thanh và đơn vị âm thanh. Nguyễn Trọng Tạo đã xây dựng xác tín nghệ thuật của mình: “Thơ ca là ngôn từ rung lên bằng âm nhạc” (Nguyễn Trọng Tạo), từ đó, cốt lõi bên trong thơ ông như có một dòng âm nhạc đang cuộn chảy.
Sở dĩ người ta thường nhấn mạnh nhạc tính trong thơ là vì "ngôn ngữ của thơ ca
giàu nhịp điệu, ngữ điệu, quãng cách và hòa âm so với văn xuôi".[11,tr201] "Âm thanh, nhịp điệu thêm hàm nghĩa cho từ ngữ gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết".[39,tr367] Ngoài tài năng thơ Nguyễn Trọng Tạo còn có nhiều tài
năng khác về nghệ thuật, đặc biệt ông là một nhạc sĩ. Điều này ít nhiều hỗ trợ cho tính nhạc trong thơ ông thêm sâu sắc. Tính nhạc bao trùm, hòa quyện trong