Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đã chỉ đạo nhân dân ta xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giáo dục và ý nghĩa trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục việt nam hiện nay (Trang 78 - 83)

8. Kết cấu của luận văn

2.3. Ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đối với đổ

2.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đã chỉ đạo nhân dân ta xây

dựng thành công nền giáo dục mới

Từ khi nền giáo dục mới Việt Nam ra đời cho đến nay đã trải qua 3 lần cải cách giáo dục: 1950-1956, 1956-1981, 1981-2001, từ 2001 đến nay chương trình giáo dục có nhiều sự thay đổi nhưng sự thay đổi mạnh mẽ nhất là từ Nghị quyết 29- NQ/TW năm 2012 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Mà đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thì tất yếu đụng chạm đến toàn bộ các nhân tố hợp thành hệ thống giáo dục. Vì vậy có ý kiến cho rằng, thực chất của đổi mới căn bản, toàn diện không

khác gì tiến hành một cuộc cải cách giáo dục để chuyển hệ thống giáo dục sang mô hình phát triển mới.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đã định hướng Đảng và nhân dân ta xóa bỏ nền giáo dục cũ, xây dựng thành công nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của đất nước ta.

Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trước tình hình 95% dân số mù chữ, với nhận thức “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, ngày 8-9- 1945, Hồ Chí Minh ký ba Sắc lệnh liên quan đến vấn đề xây dựng nền giáo dục mới: Sắc lệnh số 17/SL, thành lập Nha bình dân học vụ, quy định nhiệm vụ của Nha là lo việc học cho nhân dân; Sắc lệnh số 19/SL, quy định hạn trong 6 tháng, làng nào, thị trấn nào cũng phải có lớp học, ít nhất là 30 người theo học và Sắc lệnh số 20/SL, ban bố việc học chữ quốc ngữ là "bắt buộc và không mất tiền", hạn một năm tất cả mọi người Việt Nam từ 8 tuổi trở lên phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ. Ngày 10-10-1945, Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh 14/SL lập Hội đồng cố vấn học chính để giúp Chính phủ chỉ đạo sắp xếp lại bộ máy học chính các cấp và các trường theo đúng tinh thần mới. Ngày 25-11-1945, Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc", trong đó vạch rõ nhiệm vụ của giáo dục là: “mở đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách học nhồi sọ”. Ngày 9-7-1946, Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 119/SL thành lập Bộ Quốc gia Giáo dục. Tiếp đó ngày 10-8-1946, Hồ Chí Minh ban hành tiếp các Sắc lệnh số 146/SL và Sắc lệnh số 147/SL khẳng định những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới và mục đích tôn chỉ của nó. Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, trong 3 năm từ tháng 9/1945 đến tháng 9/1948 đã có gần 8 triệu người Việt Nam thoát nạn mù chữ.

Từ sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, việc dạy và học trong vùng tự do đi dần vào ổn định và phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu phải có sự thay đổi căn bản, toàn diện của nền giáo dục kháng chiến. Trong thư gửi cho Hội nghị Giáo dục toàn quốc (tháng 7/1948), Hồ Chí Minh chỉ rõ: Muốn xây dựng một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc cần phải sửa đổi chương trình giáo dục cho hợp với yêu cầu kháng chiến và kiến quốc, phải biên soạn sách, sửa đổi cách dạy học, đào

tạo cán bộ. Quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh, Hội nghị đã đặt vấn đề phải tiến hành cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam. Tháng 2-1950, tại Việt Bắc, Bộ Quốc gia Giáo dục đã triệu tập Hội nghị trù bị về cải cách giáo dục. Lý do tiến hành cuộc cải cách giáo dục là vì sau cách mạng Tháng Tám thành công, chế độ dân chủ nhân dân được thiết lập, song sau 5 năm, ngành giáo dục vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể trong chương trình cũng như trong cách tổ chức, còn mang nặng tàn tích của hệ thống giáo dục cũ. Trừ bình dân học vụ, "các hoạt động đều chậm chuyển biến, chưa đáp ứng được đầy đủ những đòi hỏi của nhân dân ngày càng nhiều và càng cao", chưa phù hợp với những chuyển biến lớn của đất nước, chưa tương xứng với sự tiến bộ của nhân dân và học sinh. Thực tế ấy đòi hỏi phải có một cuộc cải cách giáo dục, không phải chỉ là sửa đổi chắp vá để thích nghi hoàn cảnh mà phải thay đổi căn bản toàn bộ hệ thống giáo dục, tạo lập một hệ thống giáo dục duy nhất và liên tục. Mặt khác, từ tháng 1-1950, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và tạo điều kiện giúp đỡ. Vấn đề là phải phát huy nội lực của đất nước để tận dụng được sự viện trợ của nước ngoài đưa cuộc kháng chiến nhanh đến thắng lợi và phải lo đến việc kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Để đáp ứng yêu cầu đó và theo chủ trương của Đảng, Hội nghị đã quyết định tiến hành cuộc cải cách giáo dục và mở cuộc vận động "Rèn luyện cán bộ, chỉnh đốn cơ sở" sâu rộng trong ngành giáo dục để xóa bỏ triệt để những quan điểm, chương trình, nội dung giáo dục lạc hậu của nền giáo dục cũ, xây dựng nền giáo dục mới cả về quan điểm, chương trình, giáo trình và đội ngũ giáo viên. Đây là cuộc cải cách đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam mới. Tháng 7/1950, Đề án Cải cách giáo dục được Hội đồng Chính phủ thông qua với những nội dung cơ bản:

- Nền giáo dục của dân, do dân, vì dân.

- Mục tiêu của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân trung thành với Tổ quốc, có năng lực và phẩm chất phục vụ đất nước.

- Chuyển hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm thành hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm.

- Nội dung giáo dục phổ thông: Ngoài các môn Tiếng Việt, Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh còn có thêm các môn học mới như: thời sự - chính trị, giáo dục công dân, tăng gia sản xuất. Bên cạnh giáo dục phổ thông còn có giáo dục bình dân học vụ cả 3 cấp cho người lớn, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đất nước bị chia cắt làm 2 miền, Chính phủ và Đảng đề ra cho nhân dân ta hai nhiệm vụ lớn: một là cũng cố miền Bắc về mọi mặt; hai là tranh đấu thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Củng cố miền Bắc là tạo cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh giành thống nhất nước nhà. Thực tiễn trên đặt ra yêu cầu ngành giáo dục phải cung cấp đủ cán bộ có đủ tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng để củng cố miền Bắc về mọi mặt. Hồ Chí Minh đã tiếp tục chỉ đạo cuộc cải cách giáo dục lần 2 từ tháng 3- 1956 với nội dung:

- Thực hiện hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm để hòa nhập với hệ thống giáo dục các nước xã hội chủ nghĩa.

- Mục tiêu: đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu nhi trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt, trung thành với Tổ quốc, những người lao động tốt, cán bộ của nước nhà, có tài, có đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời để đấu tranh thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ.

- Phương châm: Liên hệ lý luận với thực tiễn, gắn nhà trường với đời sống. - Nội dung giáo dục toàn diện, gồm 4 mặt: đức, trí, thể, mỹ.

- Phương pháp: tăng cường thực hành, tăng cường lao động sản xuất, chú ý nhiều hơn đến ứng dụng tri thức vào cuộc sống.

Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo Đảng và nhân dân ta xây dựng thành công nền giáo dục mới và 2 lần cải cách giáo dục đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của thực tiễn đất nước. Có thể thấy hai đề án đổi mới giáo dục đều vận dụng trực tiếp tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục từ mục tiêu giáo dục: tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp cách mạng cho đến nội dung giáo dục toàn diện và phương pháp giáo dục: học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản xuất. Các lần cải cách tiếp

theo, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục tiếp tục được Đảng ta vận dụng vào thực tiễn đổi mới giáo dục. Năm 1975, Miền Nam giải phóng, Việt Nam hoàn toàn thống nhất, giáo dục cũng cần phải có sự thay đổi để thống nhất chương trình trên phạm vi cả nước và đáp ứng nhiệm vụ cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tháng 1-1979, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hàn Nghị quyết số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục với nội dung:

- Mục tiêu: Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện; Thực hiện phổ cập giáo dục trong toàn dân, góp phần xây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành ba cuộc cách mạng; Đào tạo và bồi dưỡng với quy mô ngày càng lớn đội ngũ lao động mới, có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, có trình độ khoa học, kỹ thuật và quản lý phù hợp với yêu cầu phân công lao động trong nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

- Nguyên lý giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.

- Nội dung giáo dục: nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bao gồm: giáo dục chính trị và tư tưởng; văn hóa, khoa học kỹ thuật; giáo dục thẩm mỹ; giữ gìn vệ sinh và rèn luyện thân thể.

Năm 1996, Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ban hành Nghị quyết về định hướng phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000. Nghị quyết khẳng định những nội dung chính sau đây:

- Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị vǎn hoá của dân tộc, có nǎng lực tiếp thu tinh hoa vǎn hoá nhân loại; phát huy tiềm nǎng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm

chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ nǎng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật; có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời dặn của Bác Hồ.

- Thực sự coi giáo dục - đào tạo, là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tǎng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu tiên ưu đãi đối với giáo dục - đào tạo, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương. Có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục.

- Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân.

Hiện nay, toàn Đảng toàn dân đang thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (năm 2012) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam. Khi nghiên cứu nội dung của Nghị quyết, rõ ràng nội dung đổi mới giáo dục lần này có sự kế thừa những nội dung của các đề án cải cách giáo dục trước đây và có sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nhưng được bổ sung những yếu tố mới cho phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế giáo dục của thế giới. Sự phát triển về nội dung các đề án, Nghị quyết đổi mới giáo dục của Đảng ta đều in dấu rất đậm nét dấu ấn tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, bởi vậy mà khi đường lối, chủ trương trở thành chính sách đưa vào thực tế đã thu được những thành quả nhất định. Ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vì thế mà vẫn còn giá trị trong giai đoạn đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giáo dục và ý nghĩa trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục việt nam hiện nay (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)