Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giáo dục và ý nghĩa trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục việt nam hiện nay (Trang 93 - 104)

8. Kết cấu của luận văn

2.3. Ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đối với đổ

2.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

nhằm đáp ứng quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Hiện nay, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo là một nhiệm vụ cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta. Hoàn thành nhiệm vụ cách mạng này, như Bác Hồ kính yêu từng chỉ dạy, trước hết, phải dựa vào và phát huy vai trò chủ động sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, đội ngũ các nhà sư phạm. Đây là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn của nền giáo dục.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo vừa là vấn đề bức bách, cấp thiết, nhưng đồng thời cũng không thể nôn nóng, vội vàng. Thực hiện sự nghiệp này, cần phải huy động toàn Đảng, toàn dân, huy động trí tuệ trách nhiệm của nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý, nhiều bậc trí thức, của các chuyên gia, của đông đảo các tầng lớp nhân dân, và đặc biệt là phải thực sự phát huy vai trò của đội ngũ các thầy cô giáo, các nhà sư phạm. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo,

Nghị quyết số 29 đã khẳng định cần phải phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và cần phải nhận thức lại vị trí vai trò của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Hồ Chí Minh rất đề cao vai trò của người thầy: coi họ là lớp người vẻ vang của đất nước, vì nếu “không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Từ đó Người cũng chỉ rõ: vấn đề then chốt, quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục về đội ngũ nhà giáo, từ Hội nghị TW2 khóa VIII, Đảng ta đã chỉ rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”. Luật Giáo dục năm 2005 cũng khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà nước… có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình…”(Điều 15). Đây là những quan điểm đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục, đào tạo. Rất tiếc, lâu nay chúng ta quán triệt và thực hiện tinh thần này chưa thực sự tốt: Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hạn chế, yếu kém, bất cập của giáo dục, đào tạo nước ta lâu nay là “chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo…”. Đây là một nhận định, đánh giá nghiêm túc, khách quan. Chúng ta đã nhấn mạnh học sinh, người học là “trung tâm” mà xem nhẹ vế giáo viên, người dạy là “quyết định”… Chính vì vậy, lần đổi mới này, cần khẳng định một cách mạnh mẽ và sâu sắc vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo đối với chất lượng giáo dục và đối với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo của nước nhà. Nếu quan điểm này không được quán triệt sâu sắc để trở thành một nhận thức nhất quán thì không thể đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục của chúng ta được.

Bên cạnh đó, “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế…” là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, chứ không phải là công việc của một

số ít người, càng không thể chỉ là công việc của các nhà lãnh đạo, quản lý. Để làm được việc này, cần khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp, xây dựng. Nhưng hơn ai hết, là lực lượng cơ bản, trực tiếp quyết định hoạt động trong các nhà trường của hệ thống giáo dục, đội ngũ thầy cô giáo các cấp học, bậc học ở mọi miền đất nước hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn của nền giáo dục, những hay, dở của cơ chế, chính sách đối với giáo dục, đào tạo; những điểm mạnh, yếu của học sinh, sinh viên, những bất cập, hạn chế của chương trình, nội dung và phương pháp kiểm tra, đánh giá… Họ hiểu rõ cái gì cần thay đổi, cái gì cần loại bỏ, cái gì cần kế thừa, phát triển. Không ai hiểu rõ thực tiễn giáo dục, đào tạo Việt Nam bằng chính những nhà sư phạm, những thầy cô giáo của chúng ta. Đội ngũ nhà giáo là căn cứ quan trọng để hoạch định chủ trương, chính sách, chiến lược giáo dục, đào tạo. Đội ngũ nhà giáo cũng là một trong những chủ thể tham gia hoạch định chủ trương, chính sách, đề án, chiến lược đổi mới và chính họ là những chủ thể cơ bản thực thi chiến lược, đề án, chính sách và chủ trương đổi mới ấy…

Vì lẽ đó, để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam cần có quy trình, cơ chế, phương pháp, cách thức để lắng nghe, tập hợp ý kiến, tiếp thu ý kiến của đội ngũ nhà giáo. Việc này phải được thực hiện từ đầu quá trình, trong suốt quá trình tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, từ nội dung tổng thể đến từng bộ phận cấu thành, từ xác định mục tiêu, nguyên tắc… đến thiết kế nội dung, chương trình của từng cấp học, bậc học…

Để có thể phát triển đội ngũ giáo viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần có chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng. Nghề giáo là một nghề đòi hỏi rất cao, không chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn về đạo đức, tư cách, sự đầu tư thời gian, công sức. Lao động sư phạm là lao động đặc biệt, vừa là lao động khoa học vừa là lao động nghệ thuật. Thế nhưng, nhiều năm nay, các nhà giáo phải xoay xở đủ kiểu làm thêm để tăng thu nhập. Do đó, phát huy vai trò của đội ngũ nhà giáo để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam đòi hỏi phải thực sự chú trọng giải quyết vấn đề này. Nhà nước và xã hội phải đánh giá đúng và trả công xứng đáng với công sức lao động và

những cống hiến của nhà giáo. Phải dựa vào trình độ và hiệu quả công tác của giáo viên, tránh cào bằng. Nếu không, mọi đổi mới, cải cách của nền giáo dục sẽ không thể đi đến đâu.

Nghề giáo phải có sức hấp dẫn về nhiều mặt để thu hút được nhiều học sinh giỏi vào nghề. Cần phải sửa đổi chính sách về tiền lương và phụ cấp, bảo đảm để giáo viên dạy ở trường công và gia đình họ có mức sống cao hơn mức sống trung bình trong xã hội. Cần cải thiện điều kiện làm việc để nhà giáo có thể thực hiện các hoạt động giáo dục một cách chuyên nghiệp. Có như vậy, họ mới có thể có điều kiện để toàn tâm, toàn ý với nghề, yêu người và càng yêu nghề, chủ động, sáng tạo gắn bó hết mình với công việc.

Lâu nay, môi trường giáo dục, cơ chế vận hành và quản lý của nền giáo dục còn nhiều bất cập. Bản thân ngành giáo dục, cả giáo viên, học sinh, nhà quản lý, nhất là đông đảo giáo viên, nhà giáo bất bình với những tiêu cực của giáo dục nhưng đành bất lực, đành “sống chung với lũ”…Vì vậy, việc đổi mới giáo dục đào tạo không thể gọi là căn bản, toàn diện nếu không tạo ra, xây dựng nên một cơ chế vận hành, cơ chế quản lý vừa bảo đảm tính thống nhất của hệ thống vừa phát huy cao độ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở, của nhà trường và thực sự phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của giáo viên. Cơ chế ấy phải là môi trường dân chủ, công minh, vừa thúc đẩy sáng tạo, tôn vinh nhân tố tích cực vừa ngăn ngừa tiêu cực và dễ dàng thải loại những giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục, đào tạo, những nhà quản lý yếu kém, hư hỏng.

Vận hành cơ chế ấy, tất nhiên phải là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chuyên nghiệp, tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành. Họ phải được đào tạo bài bản, am hiểu khoa học quản lý giáo dục, am hiểu giáo dục, đào tạo, biết dựa vào đội ngũ nhà giáo, biết phát huy vai trò của đội ngũ nhà giáo… Muốn vậy, cần chú trọng tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những cán bộ quản lý giáo dục là những nhà giáo trưởng thành từ cơ sở, có năng lực, uy tín, vừa hồng vừa chuyên, am hiểu sâu sắc thực tiễn giáo dục, nhìn xa trông rộng. Hơn nữa, phải có cơ chế thuận lợi để giáo viên và giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý, cán bộ quản lý cấp dưới tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cơ sở giáo dục tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.

Tiểu kết Chương 2

Theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW, đổi mới giáo dục của nước ta hiện nay là hết sức sâu rộng và mạnh mẽ và thực hiện đổi mới ở tất cả các yếu tố cấu thành của giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước và hội nhập quốc tế. Giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lại một lần nữa được khẳng định. Những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đối với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay: Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là cơ sở lý luận quan trọng để Đảng và Nhà nước ta xây dựng chiến lược đổi mới giáo dục và đi tìm cho đất nước ta một triết lý giáo dục riêng; thứ hai, ý nghĩa thực tiễn chỉ đạo quá trình đổi mới giáo dục xuyên suốt quá trình xây dựng nền giáo dục mới từ năm 1945 đến đổi mới giáo dục hiện nay; thứ ba, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vẫn mang hơi thở của thời đại và trở thành cơ sở quan trọng để Đảng và Nhà nước ta vận dụng, phát triển trong tình hình mới. Cũng giống như chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết mở, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói riêng luôn cần bổ sung những yếu tố thời đại để phát huy ý nghĩa là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và toàn dân.

KẾT LUẬN

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công dân chủ, công bằng, văn minh" ở nước ta, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", có tri thức, lý tưởng cách mạng, đạo đức sức khoẻ, thẩm mỹ... Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành quả của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống. Do vậy, ở Hồ Chí Minh, lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục có sự thống nhất hữu cơ, không tách rời nhau. Đúng như Nghị quyết UNESCO đánh giá: "Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế được coi là thời cơ lớn, bước ngoặt quan trọng, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Những quan điểm lớn của Nghị quyết cùng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp không chỉ là định hướng cho nền giáo dục hiện nay mà còn là nhiệm vụ bắt buộc toàn Đảng, toàn dân phải thực hiện, tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội, là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Công cuộc đổi mới chỉ có thể thành công khi có cơ sở lý luận vững chắc, đúng đắn và khoa học. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một trong những cơ sở lý luận quan trọng của Đảng trong công cuộc đổi mới giáo dục bởi tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là sự kết tinh của những giá trị giáo dục truyền thống Việt Nam,

giá trị giáo dục phương Đông và phương Tây kết hợp với những giá trị giáo dục tiến bộ của nhân loại đặc biệt là chủ nghĩa Mác - Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục được vận dụng trực tiếp trong quá trình xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng đến nay, những tư tưởng ấy vẫn còn giữ nguyên giá trị thời đại. Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục cũng là cơ sở quan trọng để chúng ta đề xuất, xây dựng triết lý giáo dục Hồ Chí Minh nói riêng và triết lý giáo dục Việt Nam nói chung trong thời đại mới để lấy đó làm căn cứ và phương pháp luận cho phát triển giáo dục Việt Nam đi đúng hướng, khắc phục những hạn chế còn tồn tại nhức nhối hiện nay.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục cần hệ thống các giải pháp đồng bộ từ nhận thức đến hàng động, từ nội dung đến phương pháp. Những giá trị cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng những giá trị đó trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

2. Ban tuyên giáo trung ương (2011), Tài liệu học tập các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban tuyên giáo Trung ương - Tổng cục dạy nghề - Viện nghiên cứu phát triển phương Đông (2012), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đặng Quốc Bảo (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

6. Lê Khánh Bằng (chủ biên) (1980), Hồ chủ tịch với việc giáo dục con người mới Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Chung (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

8. Vũ Đình Cự (chủ biên) (1990), Giáo dục Việt Nam hướng tới thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đoàn Nam Đàn (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng bộ Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Kỷ yếu Hội thi thuyết trình tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giáo dục và ý nghĩa trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục việt nam hiện nay (Trang 93 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)