Các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo tích cực tuyên truyền nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 74 - 78)

3.1. Khuyến nghị về tăng cƣờng vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo đối vớ

3.2.1. Các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo tích cực tuyên truyền nâng cao

cao nhận thức đối với cộng đồng phụ nữ huyện

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Với tinh thần đó, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn huyện thời gian qua đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng trong vùng đồng bào có đạo, góp phần đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn toàn huyện. Những kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng có đạo ở huyện thời gian qua đã là động lực để đồng bào các tôn giáo trên địa bàn huyện phát huy ý chí tự lực, tự cường, ra sức thi đua phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh.

Để tiếp tục phát huy những kết quả nói trên, đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào có đạo trên địa bàn huyện trong thời gian tới, nhất là từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, thiết nghĩ cần tập trung một số công tác sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, triển khai và thực hiện tốt Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo; Luật tôn giáo, tín ngưỡng năm 2016 và các nghị định, thông tư, hướng dẫn thực hiện Luật tín ngưỡng tôn

giáo; thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, chương tình, kế hoạch liên quan đến công tác tôn giáo; trong đó, Mặt trận các cấp cần tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức thành viên, triển khai thực hiện tốt chính sách đối với các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, đồng bào các tôn giáo; quán triệt và triển khai thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước của các vị chức sắc, nhà tu hành và đồng bào tín đồ các tôn giáo, khai thác các giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.

Công tác tuyên truyền đối với đồng bào có đạo cần được tập trung và tăng cường đổi mới, trọng tâm là tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Khmer tiếp cận thông tin thì các tài liệu tuyên truyền phải dịch song ngữ tiếng Khmer, thường xuyên cho xe lưu động tuyên truyền sâu vào các khu vực có đồng bào sinh sống. Đồng thời có kế hoạch tuyên truyền theo từng cơ sở thờ tự.

Thứ hai, tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống Mặt trận và các tổ chức thành viên từ huyện đến cơ sở theo hướng chuyên sâu, thiết thực, hiệu quả, đảm bảo cho bộ máy, nhất là ở xã, phường, ấp, khu phố đủ sức chủ trì, phối hợp, thống nhất hành động giữa Mặt trận với các tổ chức thành viên, giữa Mặt trận với Chính quyền và làm tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ Đảng thực hiện các chủ trương, chính sách về đại đoàn kết toàn dân. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình phối hợp giữa các ngành, địa phương; hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tuyên truyền, vận động…

Thứ ba, các cấp, các ngành, đoàn thể trên địa bàn cần chủ động phối hợp tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết có hiệu quả các vụ việc, vấn đề phát sinh liên quan đến tôn giáo, nhất là phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Thứ tư, đổi mới công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Chương trình của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo hướng đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, gắn nội dung chính trị, pháp lý với các giá trị văn hoá truyền thống yêu nước của các tầng lớp nhân dân, làm cho công tác tuyên truyền của Mặt trận và các đoàn thể có sức thuyết phục cao, lan tỏa rộng, động viên được lòng tự hào dân tộc của chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo theo lứa tuổi, nghề nghiệp, sở thích…, cải tiến nội dung sinh hoạt của các đoàn thể cho phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương nơi có đồng bào có đạo.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại liên quan đến tôn giáo; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo như: nhu cầu về sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, đất đai để xây dựng cơ sở thờ tự…để từ đó đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết phù hợp, đảm bào đúng quy định của pháp luật. Động viên các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo tùy theo tình hình thực tế như độ tuổi, giới tính để vận động họ tham gia vào các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn thể như: Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Phụ nữ, Thanh niên…góp phần tích cực vào việc thực hiện nếp sống văn hóa, trong các sinh hoạt đạo-đời.

Thứ sáu, Tăng cường tính chủ động của các tổ chức tôn giáo: Các tổ chức tôn giáo có bộ máy hành chính đạo, có giáo luật, giáo lệ, lễ nghi, điều lệ, hiến chương, nội quy…, có chức sắc, chức việc. Thông qua pháp luật điều chỉnh đối với giáo hội các tôn giáo, điều chỉnh các quy định của tổ chức giáo hội nhằm nâng cao tính tự chủ quản lý (“tự quản”) trong nội bộ của các tôn giáo. Ở địa phương, thực hiện tốt việc này cũng nhằm tăng cường trách nhiệm của chức sắc, tín đồ vừa tham gia vào quản lý tôn giáo, vừa tham gia vào quản

lý xã hội, thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của chức sắc, tín đồ trong sinh hoạt tôn giáo và trong đời sống xã hội. Thực tế đã qua, chính quyền, các cơ quan chức năng ở các cấp đã mất rất nhiều thời gian, công sức để giải quyết những công việc xuất phát từ nội bộ tôn giáo. Vì xuất phát từ mất đoàn kết, mâu thuẫn từ trong nội bộ tôn giáo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đoàn kết tôn giáo trong hàng ngũ chức sắc, sự oai nghiêm của hàng ngũ này với tín đồ; làm tín đồ mất lòng tin, mất phương hướng, dễ chia bè phái, bộc phát những hành vi gây mất an ninh trật tự, thì chính quyền, pháp luật cũng phải giải quyết. Tuy vẫn thực hiện đúng quan điểm “việc nội bộ tôn giáo là để tôn giáo giải quyết” nhưng phần lớn các tôn giáo khi có vấn đề đều bằng các hình thức, mức độ khác nhau đều “nhờ” đến chính quyền, các ngành liên quan hỗ trợ “gở” dùm; hơn nữa tiếng nói của người đứng đầu chính quyền luôn có “trọng lượng” có tác động, ảnh hưởng rất lớn, có khi “quyết định” đến sự việc, được các chức sắc tôn giáo “tôn trọng” làm theo.

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Có sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền; sự nổ lực cố gắng của cơ quan chuyên môn, nắm chặt tình hình, xử lý kịp thời những vấn đề liên quan đến tôn giáo một cách nhất quán và kịp thời thì tình hình tôn giáo ở địa phương sẽ ổn định.

Quản lý nhà nước về tôn giáo: Các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo đều được cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tổ chức triển khai, hướng dẫn cụ thể đến các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và đến từng người dân có đạo để thực hiện, thì các tôn giáo đồng tình hưởng ứng, động viên tín đồ tham gia thực hiện, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, đoàn kết tôn giáo được thắt chặt hơn trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đối với công tác vận động quần chúng có đạo: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân có đạo hiểu và chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về lĩnh vực tôn giáo thì tình hình hoạt động tôn giáo ở địa phương sẽ phát triển.

Trong công tác phối hợp liên ngành: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nên phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong chức sắc, chức việc, tu sĩ, tín đồ thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng và thực hiện cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Động viên tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc, chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức chống mọi sự xâm nhập của các tư tưởng sai trái, tài liệu độc hại từ bên ngoài; cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn hoạt động mới của các thế lực thù địch lợi dụng quyền tự do tôn giáo, dân tộc, quyền tự do ngôn luận, báo chí… để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)