Tôn giáo, tín ngƣỡng huyện An Biên tỉnh Kiên Giang hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 32 - 37)

1.2.1. Khát quát chung về tôn giáo ở huyện An Biên

Huyện An Biên ở phía Đông tỉnh Kiên Giang, nằm trong vùng U Minh Thượng, với vị trí phía Bắc giáp biển (vịnh Rạch Giá), phía Đông giáp huyện Châu Thành và Gò Quao, phía Nam giáp huyện U Minh Thượng và phía Tây Nam giáp huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Thứ Ba và 8 xã là: Tây Yên, Tây Yên A, Nam Yên, Nam Thái, Nam Thái A, Hưng Yên, Đông Yên và Đông Thái.

Diện tích tự nhiên là 40.028 ha, có 08 xã, 01 thị trấn, 74 ấp, khu phố và 630 tổ nhân dân tự quản. Tổng dân số 126.831 người; dân tộc Kinh chiếm 87,03% (110.793 người), Khmer chiếm 12,32% (15.230 người), Hoa chiếm 0,59% (743 người) và một số ít dân tộc khác chiếm 0,06% (65 người). Huyện có 90% dân cư sống tập trung ở nông thôn; sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản [42, tr. 4].

Trên địa bàn huyện có các tôn giáo, gồm: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Tứ ân hiếu nghĩa và Hồi giáo, 20 tổ chức tôn giáo trực thuộc với hơn 23.145 tín đồ chiếm 18,24% so với dân số của huyện. [42, tr. 3].

Phật giáo, là một tôn giáo phổ biến trong người Việt, Hoa và người Khmer cùng một số dân tộc khác huyện An Biên. Phật giáo trên địa bàn huyện bao gồm cả Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông Khmer. Gắn với tín ngưỡng, Phật giáo được thờ trong gia đình và cộng đồng. Ngay những gia đình không phải là tín đồ quy y Phật giáo cũng có một bàn thờ Phật bên cạnh bàn thờ tổ tiên. Trong các cơ sở thờ tự công cộng của người Hoa ở huyện An Biên, Phật giáo còn được phối thờ với các tín ngưỡng thờ Thiên Hậu, Quan

Thánh Đế Quân. Phật giáo Bắc tông huyện An Biên bao gồm các tông phái như Lâm Tế (Thiền tông) và Tào Động, Tịnh Độ Tông, Hoa Nghiêm Tông…

Phật giáo Nam tông Khmer, có quá trình tồn tại lâu dài ở tộc người Khmer, huyện An Biên. Tiêu biểu trên địa bàn huyện có chùa Thứ Năm, ở xã Nam Thái, huyện An Biên tỉnh Kiên Giang; Chùa khmer thứ ba, Thị trấn Thứ Ba, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang….

Tại Kiên Giang có 74 chùa, 1.224 sư, lục với tổng số hộ Khmer là 24.761. Trong đó, đối với An Biên, người Khmer cư trú chủ yếu trên các địa điểm: Thị trấn thứ 3, huyện An Biên, có 1 chùa Thứ Ba với khoảng 800 hộ Khmer; Xã Nam Thái, huyện An Biên, Kiên Giang có 1 chùa Thứ Năm với khoảng 420 hộ Khmer; xã Thạnh Yên, huyện An Biên, Kiên Giang có 1 chùa Xẻo Cạn với khoảng 400 hộ Khmer. [43, tr. 8].

Công giáo du nhập vào Nam Bộ nói chung và huyện An Biên nói riêng vào khoảng đầu thế kỷ XIX, do những giáo sĩ phương Tây truyền đạo. Huyện An Biên có những giáo xứ tiêu biểu như Giáo họ Xẻo Dinh, Giáo xứ Quí Phụng, tại Tây Yên, huyện An Biên huyện Kiên Giang. Những tín đồ Công giáo huyện An Biên tại gia đều có nơi tôn kính chúa Jesus và thực hiện các nghi lễ thờ kính chúa Jesus theo quy định.

Tin Lành, cùng với việc du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ XX, tại Nam Bộ nói chung và Kiên Giang huyện An Biên nói riêng các giáo sĩ truyền bá đạo, có một số mục sư của Tổng hội Liên hiệp Phúc Âm và Truyền giáo (The Christian Missimary Alliance - CMA) từ Trung Quốc vào khu vực này, một số mục sư cố gắng tiếp cận cư dân người Việt, Hoa ở đây. Toàn tỉnh Kiên Giang hiện có 4.056 tín đồ với 6 mục sư trong đó có 3 mục sư nhiệm chức, 3 mục sư truyền đạo. Có 12 Ban trị sự với tổng số 90 người. Tại huyện An Biên, phải đến ngày 22/8/2011 Tổng Liên hội đăng ký với Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang xin thành lập Hội Thánh An Biên [43, tr. 5]. Ngày 17/10/2011

Chi Hội Tin Lành An Biên được thành lập và bổ nhiệm Mục sư Nguyễn Ngọc Nhỏ (quản nhiệm Chi Hội Tin Lành An Hòa) Kiêm quản nhiệm Chi Hội An Biên….

Ngoài ra trên địa bàn huyện các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Hồi giáo cũng hoạt động và phát triển mạnh.

Đối với Cao Đài, theo thống kê của sở nội vụ, toàn tỉnh Kiên Giang có 07 hệ phái Cao Đài: Tây Ninh, Ban Chỉnh, Tiên Thiên, Minh Chơn đạo, Bạch Y, Chơn Lý, Chiếu Minh Long Châu, gồm 285 chức sắc, 327 chức việc, 14.542 tín đồ, 45 họ đạo và 50 cơ sở thờ tự. Cao Đài trên địa bàn huyện An Biên thuộc nhánh phái Cao Đài Tây Ninh [43, tr. 8]. Toàn huyện hiện có Thánh Thất An Biên là thánh thất lớn, được khánh thành ngày 20 tháng 8 năm 2012 và bổ nhiệm Ngài Đầu Sư Thượng Tám Thanh, Chưởng Quản Hội Thánh. Thánh Thất An Biên là một điểm nhánh của Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh và được kiến tạo từ giữa thập niên 60 thế kỷ XX bằng vật liệu tạm, qua thời gian dài thờ tự đã xuống cấp và không còn phù hợp với tình hình phát triển của Tôn giáo ở địa phương nên được đầu tư xây dựng lại, trở thành trung tâm Cao Đài lớn nhất trên địa bàn huyện.

Đối với Phật giáo Hòa Hảo, toàn tỉnh Kiên Giang hiện có 3.213 tín đồ Hòa Hảo. Tuy số lượng ít nhưng được phân bố đều trong các huyện thị. Số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở huyện An Biên chỉ có khoảng hơn 150 người, tập trung chủ yếu ở thị trấn Thứ Ba [43, tr. 5]. Về nơi thờ tự Phật giáo Hòa Hảo tuy chủ trương không xây dựng chùa chiền. Nhưng thực tế Phật giáo Hòa Hảo huyện đã có An Biên Tự, nơi lập đạo làm tổ đình.

1.2.2. Khái quát chung về tín ngưỡng huyện An Biên

Là một địa phương có các cộng đồng dân tộc lớn, chủ yếu gồm người Việt, người Hoa và người Khmer. Mỗi cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện đều có những tín ngưỡng đặc thù.

Đối với người Khmer tại huyện An Biên tỉnh Kiên Giang cũng giống như người Khmer Nam Bộ, họ có niềm tin vào tín ngưỡng dân gian với nhiều hình thái cúng, kiếng dưới dạng lễ như: Các nghi lễ nông nghiệp, cúng Niết Tà, cúng Arăk, cúng Tổ. Ngoài theo Phật giáo tiểu thừa là chủ yếu, họ còn theo đạo Bà la môn.

Người Khmer huyện An Biên, Kiên Giang thường trước khi mùa mưa đến họ tổ chức lễ cầu an (Bon Kâmsan) cho phum, sóc. Lễ này thường diễn ra vào tháng tư âm lịch, nhưng cũng có những năm làm trễ hơn do mùa mưa có thể đến sớm hoặc muộn hơn. Trong lễ cầu mùa, thường người Khmer cúng hai vị thần là Thần ruộng (Neakta Srè) và thần mục súc (Arăk veal) để xin nước mưa “trời ban” làm lúa nước và xin xua đuổi chuột bọ, sâu rầy gây phương hại mùa màng[37, tr. 46]. Lễ cúng có đầu heo, gà, vịt, rượu… Thường họ tụ họp làm lễ cúng theo sự hướng dẫn của một Achar (thầy cúng), rồi đi vòng quanh nơi cúng ba lần, xong lần lượt từng người vào ban thờ cắm nhang. Nếu chưa mưa thì sau họ lại tổ chức một lễ “xin nước mưa” nữa. Lễ tổ chức “Thành khẩn” và “quy mô” hơn, do các sư sãi, thường khoảng 10 sư, đứng ngoài nắng hành lễ, có đào ao sâu hoặc một chậu thau khô thả cá, cua, ếch.. [37, tr. 46-47] để nói lên sự khô hạn cùng cực cho người và muôn loài, mong trời “động lòng”, “xem xét lại” mà ban nước mưa xuống cho người làm ruộng, chăn nuôi và cho sinh vật.

Đến 15 tháng 10 âm lịch, người Khmer trên địa bàn huyện An Biên lại tổ chức lễ cúng trăng rất lớn, gọi là “Óoc Ombóc”. Vật được cúng trong lễ này là cốm dẹp và lúa nếp thu hoạch sớm. Ngoài ra, những nông sản khác làm được cũng được mang dâng cúng như bưởi, cam, chuối, dừa, khoai, mía… Đây là lễ tạ ơn Trời - Đất - Nước giúp con người có được mùa màng sinh sống. Lễ có thêm phần long trọng nhờ có hội đua ghe ngo hoặc nghi thức thả đèn: đèn trời và đèn nước[37, tr. 46].

Mùa khô đến, mọi công việc đồng áng đều hoàn thành, người Khmer huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang tính hết chu kỳ một năm và họ ăn Tết năm mới, Tết chịu tuổi vào giữa tháng tư dương lịch, gọi là “Chôl Chnăm Thmây”. Tết được tổ chức với nhiều hình thức nghi lễ gắn với tôn giáo. Đây cũng là một lễ hội nông nghiệp để cầu xin mùa khô qua mau và mùa mưa lại đến cho một vụ mùa mới. Tết “Chôl Chnăm Thmây” cứ 3 năm Tết này thì có một năm nhuận Tết 4 ngày[52, tr. 167].

Ngoài 3 lễ hội gắn với hoạt động nông nghiệp hằng năm, người Khmer huyện An Biên còn tổ chức thêm một số lễ hội cũng mang tín ngưỡng dân gian là lễ cúng Niết Tà, cúng Arăk, cúng tổ..

Cúng Niết Tà là cúng thần bảo hộ cho phạm vi một vùng đất: Sóc, phum, xóm, rạch…[52, tr. 175]. Tùy vị trí thần mà người ta có thể cúng lớn đầu heo hoặc cúng nhỏ gà, vịt. Thường các vị thần bảo hộ được người dân làm miếu thờ lớn hoặc nhỏ và người ta đem đồ cúng tới đặt ở những miếu thờ đó. Lễ cúng diễn ra vào dịp Tết của người Khmer tháng tư dương lịch và các dịp mà cá nhân thấy cần cúng tạ ơn hoặc để xin phù hộ điều gì.

Cúng Arăk - thường gắn với phạm vi gia đình - là cúng thần bảo hộ dòng họ “một loại thần không có hình dáng, biểu hiện rõ rệt và tính chất thiện, ác cũng khó phân biệt. Có thể là một người nào đó trong dòng họ đã chết từ lâu nhưng linh thiêng nên được tôn là thần và được các gia đình trong dòng họ thờ cúng nhờ bảo hộ”[52, tr. 51]. Khi gia đình có chuyện chẳng lành hoặc có người đau ốm, làm ăn thất bại, gặp chuyện xui, tai nạn… thì người Khmer huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang thường cúng Arăk theo tục lệ.

Cúng Tổ được tổ chức vào cuối tháng ba âm lịch, nghề nào có tổ của nghề ấy. Với người Khmer huyện An Biên, Kiên Giang có những tổ lớn như Tổ sư thợ mộc, thợ nề, Tổ Rôbăm, Tổ Yukê,v,v… Nhưng nhiều ông tổ nghề không mấy ai nhớ tên, hoặc có nhớ thì mỗi nơi nhớ một tên khác. Dù sao,

cúng Tổ cũng là dịp để chủ và thợ nghỉ “tổng kết” và vui vẻ với nhau để cầu mong một năm mới cùng hợp tác làm ăn phát đạt hơn trong nghề của mình. Hơn nữa, không riêng gì người Khmer, mà người Kinh hay người Hoa trên địa bàn huyện An Biên cũng đều có quan niệm mỗi nghề mà xã hội có hôm nay là do một người có công sáng lập gọi là tổ [36, tr. 46]. Vì vậy, việc tổ chức ngày lễ để “tạ ơn” họ, cũng là thể hiện truyền thống chung “uống nước nhớ nguồn” của con người và không loại trừ của cả sinh vật.

Còn đối với người Hoa và người Việt trên địa bàn huyện An Biên, Kiên Giang cũng có các tín ngưỡng dân gian đặc thù. Các cộng đồng người Hoa, người Việt ở đây tin rằng ngoài thế giới hiện hữu, còn có một thế giới khác, đó là thế giới của thần linh, ma quỷ. Những thế lực này có sức mạnh chi phối thế giới của người sống. Thần linh sẽ bảo hộ giúp đỡ người tốt, hiền lành, ma quỷ thường quấy phá, gây hại cho người. Vì vậy, mọi người cần phải kính trọng thần linh và tránh xúc phạm ma quỷ. Giữa con người với thế giới thần linh, ma quỷ có thể giao tiếp thông qua việc cúng bái, xem bói toán, đoán số, đoán mộng… Vì thế trong cuộc sống, người Hoa, người Việt huyện An Biên thờ nhiều vị thần trong gia đình cũng như cộng đồng. Cùng với việc thờ cúng người Hoa, người Việt huyện An Biên còn nhiều kiêng kỵ, tin ở số mệnh, may rủi. Những tín ngưỡng thờ cúng trong gia đình, dòng họ của người Hoa và người Việt là thờ cúng Tổ tiên, thờ cúng trời, thờ ông Địa và thần Tài, Thờ ông Táo, thờ Từ đường…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)