Thực trạng vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 43)

cộng đồng phụ nữ huyện An Biên

2.1.1. Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống kinh tế

Trong đời sống kinh tế của cộng đồng phụ nữ huyện An Biên, tín ngưỡng, tôn giáo đóng một vai trò rất quan trọng. Xuất phát từ thực trạng của đời sống kinh tế huyện trong những năm gần đây đang có nhiều khởi sắc, nhờ có sự hỗ trợ không nhỏ từ các đoàn thể, cộng đồng phụ nữ tôn giáo của địa phương. Theo tác giả Mai Văn Bé Em, trong bài viết “Huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang: Phát triển kinh tế gắn với chăm sóc sức khỏe NCT và xây dựng nông thôn mới”, cho thấy sự cố gắng của các đoàn thể, ban ngành đã tích cực phối hợp với chính quyền và cộng đồng phụ nữ huyện để vận động nhân dân đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, đề xuất nhiều mô hình kinh tế hiệu quả như: mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản. Bên cạnh những cánh đồng mẫu lớn, lúa thu hoạch trung bình 4,5 tấn/ha, trong đó có nhiều mô hình nuôi cá thâm canh được đầu tư hiện đại đem lại hiệu quả cao, ổn định. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm và sò huyết phát triển khá mạnh. Đến nay đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh về đây đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy hải sản và du lịch [22].

Hiện nay, thu nhập bình quân của các hộ trên địa bàn huyện mỗi năm từ 50 - 100 triệu đồng, hơn hẳn làm nông nghiệp như trước đây; tỷ lệ hộ nghèo giảm (theo tiêu chí mới là 19,36%) [22]. Trong những năm qua, huyện cũng huy động hàng ngàn tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, nguồn xã hội hóa, doanh

nghiệp và Nhân dân đóng góp cho chương trình xây dựng nông thôn mới để đầu tư hàng nghìn km2 đường giao thông liên xã, liên ấp và thủy lợi nội đồng, đáp ứng tiêu chí giao thông nông thôn trong Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới [22].Huyện cũng có 4 xã đạt từ 10 đến 19 tiêu chí và tiếp tục chỉ đạo nhân rộng mô hình sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao; tạo mọi điều kiện để người dân tham gia xây dựng nông thôn mới, do đó cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy hải sản tiếp tục được đầu tư, có bước phát triển. Phấn đấu đến năm 2020, huyện An Biên trở thành huyện nông thôn mới; trong đó, kinh tế biển vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn được ưu tiên phát triển, gắn với phát triển cánh đồng mẫu lớn, nuôi tôm đa canh. Tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế của từng xã và sự liên kết trong vùng nhằm phát triển nhanh, bền vững với các lĩnh vực mũi nhọn và đột phá đó là khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình chuyển tiếp, giao thông nông thôn, thủy lợi [22].

Sở dĩ có được những thành quả kinh tế quan trọng như vậy, bên cạnh những nỗ lực của các cấp, các ngành lãnh đạo của huyện, tỉnh cùng đông đảo các đoàn thể, bà con nhân dân thì cũng phải kể đến công sức không nhỏ của tín ngưỡng, tôn giáo trong định hướng đức tin, lối sống, đạo đức và nghĩa vụ lao động cho cộng đồng nói chung và cộng đồng phụ nữ nói riêng.

Trong các cộng đồng phụ nữ huyện An Biên, phần lớn đều tin theo và thực hành các tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống, đồng thời sớm tiếp thu những giá trị tinh hoa của các tôn giáo lớn như: Công giáo, Tin lành, Phật giáo và Phật giáo Nam tông Khmer, phụ nữ huyện sinh hoạt trong các Hội Liên hiệp phụ nữ, các đạo tràng, khoá tu, các tổ chức tôn giáo luôn có ý thức cùng nhau đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trên con đường phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Nếu chia ranh giới quốc lộ 63 đi qua địa phận huyện An Biên làm 02 phần, phần phía đông, phụ nữ sống chủ yếu là buôn bán và làm ruộng,

vườn. Phần phía tây là các xã giáp biển (bãi ngang), cuộc sống của họ gắn liền với biển, phụ thuộc vào biển, các hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ. Việc tham gia vào các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng liên quan đến đặc điểm tự nhiên trồng lúa nước và nghề thủy sản của cả cộng đồng là hoạt động tâm linh quan trọng của họ [32, tr.15].

Thực tiễn đời sống tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện An Biên nói riêng, tôn giáo không chỉ đóng góp vai trò tích cực đối với xã hội thông qua các giá trị văn hóa, đạo đức của nó, mà tôn giáo còn có những giá trị tiến bộ khác đối với ổn định xã hội, đoàn kết, khoan dung xã hội và phát triển bền vững.

Như đã nói ở trên, phụ nữ ở các xã, thị trấn huyện An Biên, sinh hoạt theo kiểu lễ hội, đền chùa, họ có nhiều cơ hội tham gia hơn nam giới. Đi chùa chủ yếu là các cụ bà, chị em phụ nữ; các cụ ông thường đi lễ đền, chủ yếu vào ngày rằm, mồng một và các dịp lễ tiết liên quan đến hoạt động nghề biển. Bên cạnh sự ảnh hưởng khá lớn của tôn giáo đối với người dân trên địa bàn huyện An Biên, thì tín ngưỡng cũng phát triển khá mạnh mẽ tại địa phương. Hệ thống tín ngưỡng ở huyện rất đa dạng, phong phú với nhiều hình thức, loại hình khác nhau, quyện chặt, đan xen với các lễ thức thực hiện suốt chu kỳ đời sống con người, từ sinh nở, cưới xin, ma chay đến các ngày mùng một, ngày rằm hàng tháng, lễ Tết nguyên đán, trong các lễ thức nông nghiệp, các hội làng diễn ra hằng năm…

Thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW “về công tác tôn giáo” đối với công tác tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên và quần chúng được nhận thức sâu sắc hơn về sự quan tâm của Đảng, chính quyền và Nhà nước đối với công tác tôn giáo.Từ đó, nhận thức của phụ nữ ngày càng được củng cố, gắng bó hơn. Quyền làm chủ của nhân dân được khơi dậy và phát huy. Tiềm năng kinh tế và các nguồn lực xã hội cũng được khơi dậy, góp phần quan trọng

trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội hằng năm trên địa bàn huyện An Biên. Theo đó, các kết cấu hạ tầng cơ sở ngày càng hoàn thiện, có bước phát triển nhanh, cụ thể tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2013 là 10,25% đến năm 2018 tăng 17,4% [31, tr.5]; riêng thu nhập bình quân đầu người đồng bào tôn giáo năm 2013 là 30.880.000 đồng/năm, tăng lên 40.880.000 đồng/năm; tỷ lệ huy động trẻ đến trường đạt trên 97,96%, 09 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ; có 99,11% hộ có điện sử dụng; có trên 98,50% hộ được sử dụng nước sạch, hệ thống đường giao thông, trường học, trạm y tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, học hành, chữa bệnh.., tốc độ phát triển kinh tế trong các xã tập trung đồng bào có đạo bình quân hàng năm đều tăng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,13% năm 2018 [43, tr. 8]. Đối với hộ nghèo được hỗ trợ cất nhà đại đoàn kết, hỗ trợ khác để thoát nghèo bền vững; hằng năm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đều giảm. Quan tâm thực hiện các Chương trình đầu tư hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc theo quyết định của Đảng và Nhà nước.

Như vậy, sự tăng trưởng kinh tế ngày nay, chắc chắn có sự tác động của yếu tố tôn giáo. Tăng trưởng kinh tế không chỉ bởi các biến số kinh tế, yếu tố chính trị, xã hội mà phải tính đến việc các tôn giáo là một nguồn lực từ vốn xã hội đến truyền thống, tính cách dân tộc, tư duy, lối sống và phương pháp sản xuất. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang rộng mở chủ trương, chính sách đổi mới trong việc khuyến khích cộng đồng các tôn giáo phát huy vai trò nguồn lực xã hội của mình trong phát triển ổn định kinh tế, xã hội.

Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo đã góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ xã hội giữa con người với con người và quan hệ giữa con người với tự nhiên, góp phần xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người Việt Nam hiện nay trong một chừng mực nhất định. Những giá trị đó cũng góp phần không nhỏ trong việc khắc phục những

hạn chế của sự suy thoái đạo đức do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường hiện nay. Thực tế cho thấy, ở những nơi tôn giáo ổn định, có đông tín đồ thì các tệ nạn xã hội ít hơn, trật tự ổn định.

2.2.2. Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống văn hoá

Với tư cách là thực thể xã hội, tôn giáo luôn có vai trò và đóng góp nhất định trong các mặt đời sống xã hội nói chung và đối với cộng đồng phụ nữ huyện An Biên nói riêng. Cộng đồng phụ nữ người huyện An Biên tỉnh Kiên Giang luôn tích cực tham gia vào các hoạt động tín ngưỡng như các lễ hội dân gian.

Đối với cộng đồng phụ nữ Khmer huyện An Biên, các lễ hội không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng của cộng đồng mà họ bắt buộc phải chuẩn bị rất kỹ và tham gia.

Lễ Phật Đản (Bon Visaka Bochesa) của Phật giáo tiểu thừa được tổ chức vào ngày rằm tháng năm âm lịch. Sau này 8 tháng tư âm lịch, ngày Phật đản của Phật giáo Đại thừa. Chị em phụ nữ Khmer huyện An Biên háo hức đến chùa tham gia vào các nghi thức Phật đản do các sư, lục đứng ra tổ chức một ngày một đêm tại chùa. Họ đến tụng kinh mừng ngày Đức Phật ra đời [26, tr. 83-84].

Lễ nhập hạ (Bon Chôl Vossa), đây là lễ dành riêng cho sư, lục Khmer nói chung và huyện An Biên tỉnh Kiên Giang nói riêng với mục đích tập trung người tu hành trong suốt ba tháng hạ, từ 15 tháng sáu đến 15 tháng 9 âm lịch. Lễ nhập hạ bắt nguồn từ sự tích nàng Visakha, một phụ nữ lý tưởng của dân tộc Khmer. Nhận thấy luật đạo nhà chùa chưa có điều nào quy định tập trung các ông lục trong chùa để tránh làm bận rộn người dân trong những tháng ngày mùa nên nàng mới “đặt ra Lễ nhập hạ để giữ các sư sãi trong chùa suốt 3 tháng mưa. Nàng tự cấp cho các ông đầy đủ các vật dụng như khăn mặt, đèn cầy, thức ăn… đủ dùng trong thời gian này để các ông khỏi ra xin bố thí của

dân”[52, tr. 93]. Kế thừa truyền thống đó, người phụ nữ Khmer và cộng đồng phụ nữ của họ cũng thường xuyên chuẩn bị và cúng dàng các chư tăng, lục Khmer, chăm lo đời sống vật chất cho họ trong suốt ba tháng hạ. Đồng thời, họ cũng tổ chức các khóa tụng kinh vào những khoảng thời gian nông nhàn của mình tại các chùa Khmer [26, tr. 84].

Lễ Xuất hạ (Bon Chônh Vossa), lễ kết thúc ba tháng nhập hạ của các sư, lục Khmer. Sau lễ này các sư, lục có thể rời chùa đi các xóm ấp để khất thực, thăm viếng… Lễ này được tổ chức thường lớn hơn lễ nhập hạ. Dưới sự chuẩn bị của những bàn tay nữ tín đồ Phật tử Khmer cùng các sư tổ chức ở nhiều chùa trên địa bàn huyện thả đèn trời để mừng Đức Phật hóa thân bay lên cõi trời hoặc thả đèn nước gọi là Lông Brấtrip. “Lễ này hoàn toàn mang tính chất tôn giáo vì truyền thuyết thì đèn nước tượng trưng cho hàm dưới của Đức Phật ở lại hạ giới phổ độ chúng sinh hoặc đèn nước chính là chiếc răng của Đức Phật được vua các loài rắn Naga giữ lại… Đèn Lông Brấtrip có cấu tạo như một ngôi đền làm bằng thân và bè chuối, được trang trí hoa lá. Đầu đèn, người ta treo cờ phướn Phật giáo, xung quanh cắm đèn cầy và nhang, bên trong là lễ vật cúng” [26, tr. 185,187].

Lễ dâng áo cà sa (Kathan Na Tean) được tổ chức trong vòng một tháng từ 16 tháng 9 đến 15 tháng 10 âm lịch, mỗi chùa có thể chọn ngày tổ chức khác nhau. Trong lễ này, lễ vật chính là áo cà sa được đồng bào, chị em phụ nữ người Khmer chuẩn bị để dâng cúng cho các sư, lục. Ngoài ra, tùy lòng hảo tâm họ còn dâng các lễ vật khác như trái cây, bánh kẹo, màn, chiếu, chén, đĩa, bình bát và cả tiền kết bông nên còn được gọi là lễ dâng bông[52, tr. 94].

Lễ đặt cơm vắt (Phua Chum Bon) là một lễ của tôn giáo, khác với lễ hội Đôn Ta của dân gian nhưng mục đích cũng giống nhau. Lễ này trước đây kéo dài cả nửa cuối tháng tám âm lịch, nay ở từng địa phương trên địa bàn huyện An Biên số ngày tổ chức có giảm đi nhiều. Lễ được những người phụ

nữ trong cộng đồng và sư, lục Khmer mỗi đêm dâng cúng cơm vắt thành nắm tròn kèm theo bánh trái lên Sala hoặc chính điện để cúng tam bảo, cầu phúc cho linh hồn người chết [26, tr. 85]..

Lễ kết giới chính điện là một dạng lễ làm phép cho ngôi chính điện để dùng làm nhà dành riêng thờ Phật [26, tr. 86].

Lễ ngàn núi (Bon Phoum Pon) tại các phum, sóc để xin tha thứ tội cho con người. Lễ này thường diễn ra khoảng tháng giêng đến tháng ba âm lịch và có thể kéo dài đến 2,3 ngày dưới sự hướng dẫn nghi lễ của một Achar hoặc một vị sư, lục am hiểu nghi thức lễ [26, tr. 86].

Nói chung trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo người Khmer nói chung và cộng đồng phụ nữ Khmer nói riêng tham gia rất nhiều lễ, nghi lễ của các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau trong suốt cả năm.

Đối với cộng đồng phụ nữ người Kinh và người Hoa, hàng năm cũng có rất nhiều các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo.

Tết nguyên đán, mở đầu cho một năm mới (theo Âm lịch). Đây là một tết lớn trong năm của cả hai cộng đồng. Ngày 23 tháng chạp, người phụ nữ trong gia đình chuẩn bị mâm cơm và đồ lễ cúng Ông Táo, tiễn đưa Ông Táo về trời. Ngoài nhang đèn, hoa quả, thường có kẹo, bánh để Ông Táo báo cáo với Ngọc Hoàng những chuyện tốt đẹp trong gia đình. Sau Ông Táo về trời là các lễ cúng 30, và các ngày mồng 1, mồng hai đến mồng 3,4 là hóa vàng, họ tưởng nhớ và khẩn mời Ông bà tổ tiên vào dịp đầu năm mới để mang lại những điều tốt lành cho con cháu [52, tr. 86].

Tết Nguyên tiêu vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch, cả hai cộng đồng người Kinh và người Hoa nói chung trên địa bàn huyện An Biên đều tập trung đông đảo tại các cơ sở tín ngưỡng và tôn giáo như: miếu Quan Thánh, miếu Thiên Hậu, miếu Ông Bổn,… đem các lễ vật dâng cúng như heo quay, gà, vịt quay, bánh trái, hương hoa, đèn nến… đến miếu, điện để cúng các vị thần

thánh, cầu mong sự may mắn cho năm mới trong cộng đồng và gia đình [26, tr. 141,143].

Tiết Thanh Minh, được tổ chức vào một ngày trong tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, còn gọi là ngày lễ tảo mộ. Trong tiết Thanh Minh, cộng đồng người Hoa và người Kinh huyện An Biên, Kiên Giang đều tổ chức đi đến các nghĩa trang để viếng mộ người thân, họ hàng, tổ chức các lễ cúng để tưởng nhớ Tổ tiên, những người đã khuất [26, tr. 141,143]..

Tiết Đoan Ngọ, được cộng đồng người Kinh và người Hoa huyện An Biên nói riêng, tỉnh Kiên Giang và cả nước nói chung tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, họ gọi là tết giết sâu bọ, trừ tà ma, bệnh tật, bảo vệ mùa màng.

Tiết Vu Lan, tổ chức vào rằm tháng Bảy Âm lịch, tiết này có ảnh hưởng của Phật giáo, được tổ chức tại các chùa thờ Phật của người Kinh và người Hoa. Họ cho rằng đây là dịp để cầu siêu, giải thoát cho các cô hồn, những kẻ chết bất đắc kỳ tử, và để siêu độ cho ông bà tổ tiên [26, tr. 145].

Tết Trung Thu, vào rằm tháng Tám âm lịch, người Kinh và người Hoa huyện An Biên tổ chức cúng Trăng và rước đèn, đây cũng là tết của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)