Tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo hỗ trợ các cơ quan, đoàn thể Đảng,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 82 - 86)

3.1. Khuyến nghị về tăng cƣờng vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo đối vớ

3.3.1. Tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo hỗ trợ các cơ quan, đoàn thể Đảng,

Đảng, Nhà nước thực hiện tốt dân chủ cơ sở đối với cộng đồng phụ nữ

Thực hiện tốt chế độ thông tin 2 chiều có chất lượng và kịp thời báo cáo tình hình tư tưởng và đời sống phụ nữ Tôn giáo, phản ánh thông tin kịp thời.

Tôn giáo và hoạt động tôn giáo liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương, đông đảo, rộng rãi trong người dân là quần chúng tín đồ. Với huyện An Biên phần đông tín đồ là người dân lao động, sống phần lớn ở nông thôn, xuất thân làm nghề nông nghiệp. Trên cơ sở quy định của Chính phủ, UBND tỉnh về chức năng, nhiệm vụ của ủy ban nhân dân các cấp, từng ngành, từng cơ quan chuyên môn có chức năng liên quan đến công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo như: công an, quân sự, biên phòng, các tổ chức chính trị, mặt trận, đoàn thể, các tổ chức thành viên của mặt trận,… nhất là cơ quan trực tiếp QLNN về tôn giáo, chủ động thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp trong QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn.

Tổ chức ký kết liên tịch giữa các ngành liên quan trong đó chú ý quy định phân công nhiệm vụ của từng bên tham gia liên tịch; phối hợp nhịp nhàng; phân định rõ trách nhiệm, phân công đầu mối, chủ trì phối hợp là UBND huyện, có sự tham gia của các ngành trong xử lý những vụ việc cụ thể, vụ việc phát sinh.

Huyện An Biên tiếp tục phối hợp với các ngành ký kết liên tịch giữa các xã, huyện giáp ranh nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa các địa phương, tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, …

Thường xuyên, định kỳ sơ, tổng kết nội dung liên tịch đã ký kết; để đề ra nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể theo từng thời gian.

Chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức thăm hỏi chức mừng động viên, các chức sắc, người tiêu biểu trong tôn giáo.

Hằng năm nhân dịp các ngày lễ, tết của các tôn giáo, Chính quyền, mặt trận và đoàn thể thành lập đoàn tổ chức thăm hỏi tặng quà các chức sắc đạo Công giáo, tinh lành, chùa Thứ Năm…Bên cạnh đó các cấp tạo mọi điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, tạo điều kiện làm công tác xã hội từ thiện sống tốt đời đẹp đạo.

Các hoạt động nhân đạo từ thiện cứu trợ xã hội của các tôn giáo tại địa phương trong 10 năm qua (2003-2013): các tôn giáo luôn tham gia thực hiện có ý nghĩa thiết thực, số lượng vật chất quà giá trị ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước; 2003 có 200 suất quà trị gía 20 triệu, năm 2012 tăng 303 triệu đồng, năm 2013 trị giá tăng lên 590 triệu đồng. (Tổng trị giá 10 năm qua thực hiện từ thiện 2 tỷ 582 triệu) việc làm này có ý nghĩa nâng cao tinh thần đoàn kết của dân tộc, giúp đỡ những hoàn cảnh gặp khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Các cấp, các ngành thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chủ trương của Đảng, Chính sách pháp luật về công tác tôn giáo. Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; trong đó quan tâm địa bàn có nhiều tôn giáo, dân tộc. Có kế hoạch bồi dưỡng phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên trong vùng đồng bào có đạo. Thực hiện tốt Quy định 123-QĐ/TW, ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị qui định một số điểm kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo. Bên cạnh đó,

vẫn còn một số cơ hội lợi dụng lòng tin của nhân dân vào tôn giáo đã dùng hoạt động từ thiện nhân đạo thực hiện mục đích khác làm ảnh hưởng đến uy tín của một số tôn giáo.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động tôn giáo, thanh tra, kiểm tra là công cụ mà QLNN thường xuyên dùng để bảo đảm quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm cho người thực thi pháp luật sử dụng đúng luật pháp đã ban hành.

Thanh tra, kiểm tra QLNN đối với hoạt động tôn giáo và thanh tra, kiểm tra hoạt động tôn giáo, nhất là thanh tra, kiểm tra hoạt động tôn giáo là công việc đặc thù, góp phần rất hiệu quả trong công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo; do đó phải thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực này.

Thanh tra, kiểm tra hoạt động tôn giáo để bảo đảm tính chủ động trong công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo, khắc phục bị động, chạy theo, “đi sau” sự vụ mỗi khi xử lý vi phạm. Do chưa có pháp luật quy định đầy đủ và chặt chẽ đối với hoạt động tôn giáo nên trong thực tế, chức sắc, tín đồ tôn giáo chưa thật sự hình thành ý thức tuân thủ pháp luật và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; hoặc việc xử lý những vi phạm pháp luật trong hoạt động tôn giáo thường bị động, chế tài không cao, thậm chí ở mức “nhắc nhở, cho qua”, nên vi phạm chưa được “răn đe” đầy đủ. Mặt khác, do hạn chế trong công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo nên thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong QLNN đối với hoạt động tôn giáo và trong hoạt động tôn giáo theo thói quen tuỳ tiện, tới đâu xử tới đó. Thiếu chiến lược, quy trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra một cách bài bản, hiệu quả.

Từ thực tế trên, để nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo cần có kế hoạch thường xuyên, định kỳ, đột xuất, theo chuyên đề để tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, đối với cả hai nội dung:

Về QLNN đối với hoạt động tôn giáo, đây là thanh tra, kiểm tra mang tính nội bộ giữa các cơ quan nhà nước với nhau; bảo đảm cho công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo được tiến hành theo đúng quy định pháp luật về nội dung, thẩm quyền. Quan tâm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm ở các nội dung: việc cụ thể hoá văn bản thực hiện kế hoạch công tác của ủy ban nhân dân cấp trên; ban hành các văn bản liên quan đến hoạt động tôn giáo theo chức năng của ủy ban nhân dân và ngành chức năng; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; bố trí tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động tôn giáo theo quy định của UBND tỉnh; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo.

Về hoạt động tôn giáo, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đủ mạnh để hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường, đúng quy định pháp luật; hạn chế sai phạm. Từ thực tế hiện nay, quan tâm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên các nội dung QLNN đối với hoạt động tôn giáo, nhất là: việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo, tổ chức thực hiện chương trình đăng ký; việc đăng ký người vào tu, hoạt động của dòng tu, hội đoàn tôn giáo; đặc biệt quan tâm việc xin phép xây, sửa, cải tạo công trình tôn giáo; hoạt động in ấn, xuất bản, phát hành các ấn phẩm tôn giáo; việc xuất, nhập khẩu kinh sách, đồ dùng việc đạo sau khi có giấy phép của cơ quan chức năng; việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, hoạt động các tổ chức tôn giáo thành lập (chủ yếu là mầm non và nuôi giữ trẻ); việc tổ chức việc quyên góp; hoạt động từ thiện nhân đạo của các tôn giáo; hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức và cá nhân tôn giáo theo sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)