Các tín ngưỡng, tôn giáo tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 78 - 82)

3.1. Khuyến nghị về tăng cƣờng vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo đối vớ

3.2.2. Các tín ngưỡng, tôn giáo tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp

pháp luật Nhà nước đối với cộng đồng phụ nữ huyện

Các tôn giáo đẩy mạnh tuyên tuyên giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ có kiến thức nhất định trong thực thi pháp luật, nhận thức đúng chấp hành tốt, vận động người khác cùng làm theo và có bản lĩnh đấu tranh với các hành vi, vi phạm pháp luật của các phần tử cực đoan lợi dụng vấn đề tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, gây mất ổn định ở cơ sở.

Công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo ở các cấp, các ngành các tầng lớp nhân dân như; Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX về công tác tôn giáo; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 22/2005/NĐ-CP, ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 92/2012/NĐ-CP, ngày 08/11/2012 của Chính phủ thay thế Nghị định 22/2005 và các văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo các văn bản của tỉnh, huyện. Nhìn chung, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đã đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân, được các tôn giáo, tín đồ tin tưởng vào chủ trương của Đảng pháp luật Nhà nước từ đó; ý thức bảo vệ độc lập thống nhất của Tổ quốc, làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, “sống tốt đời, đẹp đạo”, luôn giữ gìn và phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh, nhớ ơn những người có công với Tổ quốc với dân tộc; tôn trọng tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc, đồng bào có đạo, thông qua đó tăng cường sự đồng thuận giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không tín ngưỡng tôn giáo; giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau; đồng thời để đấu tranh chống những tà đạo, những hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo làm hại đến lợi ích của Tổ quốc, lợi ích dân tộc.

Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh vào hoạt động, phát động cán bộ, hội viên, phụ nữ tôn giáo thực hiện, tạo ra động lực mới xây dựng phong trào phụ nữ phát triển, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Các cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương thường xuyên triển khai, quán triệt chỉ đạo Hội liên hiệp phụ nữ huyện cũng như xã tiếp tục làm việc

học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để tạo ra sự chuyển biến tích cực về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, nhận thức các chị, em phụ nữ, đặc biệt đối với những người có đạo, cụ thể như sau:

Các cấp Hội tập trung vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Triển khai thực hiện đạt kết quả 2 cuộc vận động: “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.

Tích cực tham gia phong trào thi đua cùng toàn huyện “chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ tôn giáo về sự cần thiết, trách nhiệm và lợi ích của việc phát triển toàn diện người phụ nữ đối với bản thân, gia đình, đất nước bằng các hình thức đa dạng, thiết thực. Vận động, hỗ trợ phụ nữ tiếp cận thông tin chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, hiểu biết chấp hành pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống. Khuyến khích phụ nữ tôn giáo nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác, sản xuất, kinh doanh.

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống về Đảng, về Hội và quê hương; xây dựng người phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ tôn giáo nói riêng có lòng yêu nước, tự hào dân tộc, có nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp, tự lực tự cường, phấn đấu vươn lên, rèn luyện phẩm chất “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tham gia các phong trào rèn luyện sức khỏe cho bản thân, thành viên trong gia đình.

Vận động phụ nữ tôn giáo tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; làm tốt công tác hậu phương quân đội; phát huy tinh thần “tương thân tương ái”, “uống nước nhớ nguồn”, chăm sóc gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng; tích cực tham gia hoạt động nhân đạo từ thiện, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phụ nữ cao tuổi đơn thân, phụ nữ tàn tật, trẻ em mồ côi,...

Phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến nhằm đưa công tác thi đua thật sự trở thành động lực của phong trào phụ nữ. Chủ động giới thiệu các cá nhân, tập thể nữ tiêu biểu cho các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng. Tổ chức các hoạt động biểu dương, khuyến khích phụ nữ sáng tạo.

Phát huy vai trò làm chủ của hội viên, phụ nữ bằng nhiều hình thức thu hút hội viên, phụ nữ tham gia đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật pháp, chính sách, kế hoạch, quy hoạch của địa phương.

Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ đặc biệt đối với phụ nữ có đạo để đề xuất, kiến nghị các cấp, các ngành xem xét giải quyết, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, phụ nữ, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội...

Tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng phụ nữ có đạo trong quá trình Hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, biện xã hội. Trên cơ sở đó, các cấp Hội chủ động đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Tạo điều kiện thuận lợi để hội viên, phụ nữ được tiếp cận thông tin, tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch của Hội, nhất là các nội dung có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hội viên, phụ nữ.

Vận động, tạo điều kiện cho hội viên nòng cốt, phụ nữ ưu tú đối với những phụ nữ có đạo chia sẻ thông tin; giải thích, thuyết phục phụ nữ chấp hành chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực lao động sản xuất, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân.

3.3.Khuyến nghị về tăng cƣờng vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hội trong cộng đồng phụ nữ huyện với đời sống xã hội trong cộng đồng phụ nữ huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)