Các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo tăng cường mối quan hệ đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 86 - 96)

3.1. Khuyến nghị về tăng cƣờng vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo đối vớ

3.3.2. Các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo tăng cường mối quan hệ đồng

thuận, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng phụ nữ huyện

Thực hiện tốt công tác tranh thủ chức sắc trong tôn giáo, người tiêu biểu, có uy tín trong tôn giáo, tạo mối quan hệ đồng thuận để công tác vận động quần chúng phụ nữ tôn giáo đạt kết quả tốt.

Về công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở: qua tiếp thu, nhận thức của cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân nhận thức rõ hơn vị trí vai trò quan trọng của Nghị quyết; các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân luôn coi trọng đồng bào tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với tinh thần sâu sát. Phòng Nội vụ, phòng Dân tộc và các cơ quan hữu quan đã tham mưu cho ban thường vụ huyện ủy, UBND đề xuất thực hiện những chủ trương, những vấn đề lớn về công tác tôn giáo, công tác dân tộc, chỉ đạo các ban ngành phối kết hợp với mặt trận và các đoàn thể các cấp thực hiện có hiệu quả thiết thực các chính sách về tôn giáo, dân tộc; phát triển KT-XH, an ninh trật tự-an toàn xã hội được đảm bảo, con em người có đạo cũng được tuyển chọn tham gia công tác trong hệ thống chính trị, tham gia cấp ủy chính quyền, mặt trận đoàn thể các cấp…

Quan tâm công tác nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tôn giáo, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về công tác tôn giáo, dân tộc cho cán bộ làm công tác tôn giáo trên địa bàn, trong đó có cả về chữ, tiếng dân tộc.

Ban hành các văn bản: quy định chi tiết việc quản lý các cơ sở tôn giáo vừa là di tích, vừa là khu du lịch. Hướng dẫn việc đặt tượng (mang yếu tố tôn giáo) ngoài cơ sở thờ tự. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách nhà nước và điều kiện cụ thể của hoạt động tôn giáo hiện nay.

Hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo đang có nhiều thuận lợi nhưng cũng có khó khăn. Việt Nam đã và đang xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN mà một trong những đặc trưng cơ bản là nhà nước quản lý xã hội và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Vì vậy cần thiết phải có một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về công tác tôn giáo để thống nhất quản lý. Chính phủ cần củng cố, hoàn thiện bộ máy làm công tác QLNN về tôn giáo từ trung ương đến cơ sở, cần chú ý đến việc phân cấp, phân quyền mạnh trong quản lý hành chính nhà nước.

Trên cơ sở Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ tham mưu Chính phủ có nghị định hướng dẫn quản lý, hướng cho các hoạt động tại cơ sở tín ngưỡng, đảm bảo là nơi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những nét đẹp truyền thống trong các lễ hội truyền thống, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội từ trung ương đến địa phưong.

Tăng cường hơn nữa hiệu lực công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo. Những năm qua, tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của chính quyền cũng như các phong trào cách mạng khác tại các khu vực thuộc địa bàn. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo còn có những sơ hở, thiếu sót. Hiện nay, Nhà nước ta đã ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, đây là một cơ sở pháp lý để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo, cho nên việc cụ thể hoá, triển khai thực hiện là một việc vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, Đề nghị Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo các ngành phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai, cụ thể hoá thực hiện theo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác tôn giáo, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Sau triển khai Luật tín ngưỡng, tôn giáo đề nghị Uỷ ban nhân dân ban hành văn bản quy phạm pháp luật “quy định quản lý hoạt động tín

ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” trên cơ sở cụ thể hoá các quy định của Trung ương. Quy định cần nêu rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành về quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và phân cấp thẩm quyền giải quyết các công việc về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn Tỉnh.

Có chủ trương để giải quyết dứt điểm những vụ việc phức tạp có liên quan tôn giáo trên địa bàn Kiên Giang cũng như các vụ việc trên địa bàn huyện An Biên.

Ban Tôn giáo Sở Nội vụ phối hợp UBND huyện, huyện mở các lớp kiến thức phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật chính sách nhà nước về tôn giáo; bồi dưỡng kiến chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo của cơ quan cấp huyện, cơ sở xã, thị trấn và các ban, ngành liên quan.

Thúc đẩy thực hiện tốt các chức năng tham mưu cho Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Trưởng Ban Tôn giáo quản lý công tác tổ chức, nhân sự của cơ quan, công tác tổng hợp, công tác cải cách hành chính, công tác phổ biến giáo dục pháp luật, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, hành chính - quản trị của Ban Tôn giáo.

Đồng thời nắm vững được những nhiệm vụ được giao và hoàn thành tốt các công tác cụ thể như: Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác tuần, tháng, quý, 6 tháng và 1 năm; Tổng hợp, báo cáo công tác tôn giáo ở địa phương và các báo cáo chuyên đề; thực hiện chế độ thông tin chung của cơ quan theo quy định; thực hiện công tác tổ chức, nhân sự; công tác phổ biến giáo dục pháp luật; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; công tác thi đua khen thưởng; công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”; cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về biên chế, kinh phí quản lý hành chính; phối hợp tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; phối hợp

hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước về tôn giáo.

Tiểu kết chƣơng 3

Để khắc phục những tồn tại đặt ra và phát huy vai trò tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ huyện An Biên chúng ta cần có những khuyến nghị đồng bộ và thiết thực trên các lĩnh vực về nâng cao đời sống kinh tế của cộng đồng phụ nữ, khuyến khích các tôn giáo, tín ngưỡng dấn thân, nhập thế để cùng với các đoàn thể xã hội giúp cộng đồng phụ nữ có được những mô hình phát triển kinh tế phù hợp, chung tay xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ nguồn vốn để ổn định, tăng cường sản xuất. Bên cạnh đó là những khuyến nghị phát huy vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống văn hoá, xã hội của cộng đồng phụ nữ huyện An Biên cũng cần phải được thực thi để góp phần khẳng định được vị thế của tôn giáo, tín ngưỡng với tư cách là nguồn lực xã hội trong cộng đồng nói chung và cộng đồng phụ nữ nói riêng.

KẾT LUẬN

Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống cộng đồng nói chung, cộng đồng phụ nữ huyện An Biên nói riêng cho thấy được những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra đối với nước ta trong quá trình xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới.

Thực tế cho thấy, đối với cộng đồng, cộng đồng phụ nữ và cộng đồng phụ nữ huyện An Biên, tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ có những đóng góp nhất định trên các mặt trận kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương. Mà quan trọng hơn cả, tín ngưỡng, tôn giáo trong mọi thời đại luôn gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển của đất nước, mỗi vùng miền và của từng địa phương.

Nghiên cứu vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ huyện An Biên cho thấy những đặc trưng nhất định của đời sống tín đồ tôn giáo ở địa phương. Đồng thời góp phần có những chính sách cụ thể và phù hợp nhằm thực hiện tốt về đời sống tín ngưỡng tôn giáo của phụ nữ trên địa bàn huyện An Biên một cách tiết thực và ngày càng đi theo khuôn khổ theo đúng tinh thần của hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Qua thực tiễn về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn huyện cho thấy được những tồn tại nảy sinh từ trong chính công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng của địa phương. Mặt khác những hạn chế mà địa phương cần khắc phục để phát huy hơn nữa vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh, chính trị tại địa phương.

Chỉ có thực hiện được những giải pháp mang tính đồng bộ và thúc đẩy quá trình các tôn giáo, tín ngưỡng tăng cường hơn nữa vai trò của mình trong hoạt động nhập thế vì cộng đồng nói chung và phụ nữ nói riêng thì mới có thể có được những thành công hướng tới mục tiêu chung của toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta trong công cuộc xây dựng đất nước, tất cả vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Ban Dân vận Huyện ủy An Biên (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động công tác Dân Vận, Tài liệu lưu hành nội bộ, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

2.Ban Tôn giáo Chính phủ (2003), Tập văn bản về tổ chức và đường hướng hành đạo của các tôn giáo tại Viêt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

3.Ban Tôn giáo Chính Phủ (2006); Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4.Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

5.Ban Thường trực Hội Đồng Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2001), “Giáo hội Phật giáo Việt Nam 20 năm thành lập và phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 6.

6.Bộ Chính trị (2016), Nghị quyết số 11-NQ/TW về Công tác phụ nữ thời kỳ đầy mạnh CNH-HĐH đất nước, Phòng tư liệu Hội liên hiệp phụ nữ huyện An Biên.

7. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Giáo trình triết học, Nxb Đại học Sư phạm.

8.C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9.C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10.C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11.Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét về người Khmer Nam Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

12.Nguyễn Hồng Dương (2012), Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13.Nguyễn Hồng Dương (2013), Tôn giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb Văn Hóa Thông tin, Hà Nội.

14.Nguyễn Hồng Dương (2019), Hệ thống tổ chức Giáo hội Công giáo Việt Nam, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

15.Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17.Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

18.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn Kiện Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam, nhiệm kỳ 2005 – 2010, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19.Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn Kiện Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam, nhiệm kỳ 2010 – 2015, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), Văn Kiện Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam, nhiệm kỳ 2015 – 2020, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Thích Phước Đạt (2008), Đăng trên Tạp chí Giác Ngộ Online “Sự phát triển kinh tế nhìn từ triết lý Phật giáo”,

https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=5EE240 , truy cập 23 tháng 10 năm 2019.

22.Mai Văn Bé Em (2016), Huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang: Phát triển kinh tế gắn với chăm sóc sức khỏe NCT và xây dựng nông thôn mới,

http://hoinguoicaotuoi.vn/c/huyen-an-bien-tinh-kien-giang-phat-trien-kinh-te- gan-voi-cham-soc-suc-khoe-nct-va-xay-dung-nong-thon-moi-3910.htm . Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019.

23.Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981), Kỷ yếu Đại hội đại biểu toàn quốc giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ I, Ban văn hoá trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hà Nội.

24.Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2009), Quy chế hoạt động Ban Trị sự Tỉnh – Thành Hội Phật giáo trực thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Lưu hành nội bộ. Phòng lưu trữ thư viện Nghiên cứu Phật học Chùa Phật Quang.

25.Phạm Thị Phương Hạnh (2013), Văn hóa Khmer Nam Bộ nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26.Phạm Ngọc Hòa (2018): “Phật giáo Nam Tông trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang” ,

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/2575-phat-giao-nam- tong-trong-doi-song-tinh-than-cua-dong-bao-khowme-tinh-kien-giang.html,

Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019.

27.Hội LHPN Tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo Văn kiện đại hội phụ nữ tỉnh Kiên Giang, nhiệm kỳ 2016-2021, Tài liệu lưu hành nội bộ.

28.Hội liên hiệp phụ nữ huyện An Biên (2018), Báo cáo tình hình thực hiện 10 năm về phụ nữ tham gia tôn giáo, giai đoạn 2008-2018, Tài liệu lưu hành nội bộ, Phòng tư liệu Hội liên hiệp phụ nữ huyên An Biên.

29.Thành Huy (2011), Kiên Giang: Công tác tôn giáo góp phần ổn định kinh tế, chính trị - xã hội,

http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/169/0/2611/Kien_Giang_C

ong_tac_ton_giao_gop_phan_on_dinh_kinh_te_chinh_tri_xa_hoi Truy

cập ngày 23 tháng 6 năm 2019.

30.Đỗ Quang Hưng (2010), Tôn giáo cũng là một nguồn lực trí tuệ,

31.Ngô Thị Hồng Huệ (2014), Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre hiện nay, luận văn Thạc sĩ Tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

32.Huyện ủy An Biên (2018), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ của huyện ủy, Tài liệu lưu hành nội bộ.

33.Nguyễn Minh Khải (2013), Tín ngưỡng tôn giáo và thực hiện chính sách tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

34.Nguyễn Văn Minh (2013), Tôn giáo tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

35.Đan Minh (2013), Tương quan giữa tôn giáo và kinh tế, http://conggiao.info/tuong-quan-giua-ton-giao-va-kinh-te-d-19769. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019

36.Nguyễn Ngọc Mai (2017), “Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống xã hội ở việt nam hiện nay”, Tạp chí Tuyên giáo, số 10.

37.Trần Văn Nam (2008), Lễ Hội dân gian đồng bằng sông cửu Long, Nxb Phương Đông.

38.Lê Đại Nghĩa (2002), V.I.Lênin bảo vệ và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo.

39.Đoàn Thanh Nô (2002), Người Khmer ở Kiên Giang, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

40.Nguyễn Đức Lữ (2009), “Tôn giáo quan điểm, chính sách của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 86 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)