Kiên định về mục tiêu, linh hoạt về sách lược, luôn giữ thế tiến công nhưng biết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng nguyên tắc ngoại giao hồ chí minh trong bình thường hóa và phát triển quan hệ của việt nam với hoa kỳ (Trang 32 - 39)

CHƯƠNG 1 : NGUYÊN TẮC NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH

1.4. Kiên định về mục tiêu, linh hoạt về sách lược, luôn giữ thế tiến công nhưng biết

biết nhân nhượng, thỏa hiệp đúng lúc, giữ vững nguyên tắc để giành thắng lợi

Mục tiêu nhất quán của Hồ Chí Minh là phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Kiên định mục tiêu đó, tuy nhiên trong q trình phát triển của cách mạng, căn cứ vào tương quan lực lượng và tình hình quốc tế, mục tiêu chung đó thường được cụ thể hóa thành những mục tiêu cụ thể, thực hiện từng bước sao cho phù hợp với diễn biến tình hình. Lấy cái khơng thể thay đổi để ứng phó với mn sự thay đổi là cách giành được thắng lợi hữu hiệu nhất. Trong quan hệ đối ngoại, cần nắm vững nguyên tắc kiên trì về mục tiêu, linh hoạt về sách lược theo tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là phương châm đối ngoại then chốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều bất biến là mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhưng tùy từng điều kiện cụ thể trong quá trình đấu tranh cách mạng có sự điều chỉnh hợp lý đó là vạn biến. Trong bối cảnh phức tạp của tình hình cách mạng sau tháng Tám năm 1945, nhận định âm mưu của từng kẻ thù trên đất nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chính sách đối ngoại rất khơn khéo, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện của một nhà nước mới ra đời với mn vàn khó khăn, phức tạp. Người đã chỉ rõ âm mưu của thực dân Pháp là quay trở lại Việt Nam, tuy nhiên với Pháp lúc đó, ta một mặt kiên quyết chủ trương “độc lập về chính trị” nhưng có thể

nhân nhượng về kinh tế. Đối với Quốc dân Đảng Trung Hoa thì thực hiện chủ trương “Hoa - Việt thân thiện”. Đó là sách lược ngoại giao mềm dẻo trong tình huống cách mạng lúc bấy giờ.

Ngày 1 tháng 1 năm 1946, trong buổi ra mắt Chính phủ Liên hiệp lâm thời tại Quảng trường nhà hát thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh tun bố: “Vì muốn tranh thủ hồn tồn nền độc lập, muốn có sự hợp tác chặt chẽ giữa các đảng phái để làm cho Chính phủ mạnh mẽ thêm, nên nay đổi thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời. Trong giai đoạn này, các đảng phái đồn kết thì Chính phủ mới vượt qua được cơn sóng gió ...Chương trình đối ngoại: làm sao cho các nước cơng nhận nền độc lập của nước Việt Nam. Thân thiện với các kiều dân ngoại quốc, nhất là Hoa Kiều. Đối với Pháp, chỉ đánh bọn thực dân, cịn đối với những kiều dân khơng làm được gì cho nền độc lập của ta, ta sẽ phải bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ”. [35, tr. 173] Điều đó biểu hiện sự linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược đối ngoại của Hồ Chí Minh. Trước lúc lên đường sang Pháp để đàm phám (5/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong xử lý việc nước. Người chỉ rõ: “Mục đích bất di, bất dịch của ta vẫn là hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì vững chắc nhưng sách lược của ta thì phải linh hoạt”. [39, tr. 555]

Xác định đúng giới hạn của sự nhân nhượng, không thỏa hiệp vô nguyên tắc, không làm tổn hại đến quyền và lợi ích quốc gia. Trước khi về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Bộ trưởng Pháp M.Mutê một bản tạm ước (14/9/1946), trong đó Chính phủ Pháp đảm bảo quyền tự do và ngừng bắn Nam Bộ, ta nhân nhượng một số quyền lợi cho Pháp ở Việt Nam. Đây là sách lược ngoại giao tài tình, tranh thủ thời cơ hịa hỗn với Pháp nhằm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Đó là chiến lược mềm dẻo, linh hoạt trong hoạt động đối ngoại. Ngay trong những sự nhân nhượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln kiên quyết khẳng định quyền tự chủ của Việt Nam trong vấn đề ngoại giao. Người nói: “Nếu quân đội và ngoại giao Việt Nam ở dưới quyền Pháp tức là Việt Nam chưa được độc lập hẳn và vẫn là thuộc địa của Pháp”. [36, tr. 494]

Mặc dù có nhiều ý kiến mong muốn tham gia giải quyết mối quan hệ giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng Người khẳng

định: “Nếu có nước trung lập nào muốn cố gắng để xúc tiến việc chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam bằng cách thương lượng thì sẽ được hoan nghênh, nhưng việc thương lượng đình chiến chủ yếu là một việc giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa với Chính phủ Pháp”. [39, tr. 341] Nhưng nếu như mọi biện pháp đều không giành được độc lập, tự do hạnh phúc cho nhân dân thì “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”. Độc lập tự do là nguyên tắc bất biến “chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết khơng sợ! Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”. [46, tr. 131]

Trong đối ngoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln kiên quyết đấu tranh để giữ vững mục tiêu độc lập và thống nhất Tổ quốc nhưng Người cũng là nhà ngoại giao biết thương lượng, có đầu óc thực tế, biết nhân nhượng thỏa hiệp có ngun tắc tìm mẫu số chung cho mỗi cuộc đối thoại, để đạt mục tiêu. Người nhắc nhở cán bộ làm công tác đối ngoại, ngoại giao, trong đấu tranh phải biết kiên trì, chớ có nơn nóng, muốn đạt ngay mục tiêu cuối cùng. Kẻ thù dù có thất bại, buộc phải xuống thang nhưng vì thể diện, nó sẽ xuống thang dần dần. Ta phải biết thắng từng bước. Như vậy là trong hoạt động đối ngoại phải luôn thể hiện tinh thần chủ động, tính chiến đấu cao, phải “kiên quyết không ngừng thế tiến công” nhưng cũng phải biết chọn thời cơ để giành thắng lợi từng bước, từng bộ phận.

Nhân nhượng và thỏa hiệp trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. Biết nhân nhượng lợi ích bộ phận, tạm thời, đúng lúc, căn cứ vào tương quan lực lượng để bảo vệ lợi ích tối cao của dân tộc, từng bước tiến lên và đi tới mục đích cuối cùng. Sự nhân nhượng có ngun tắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh ngoại giao thể hiện ở chỗ trong hoàn cảnh phải thỏa hiệp để phá thế bế tắc, vượt qua khó khăn và tạo điều kiện đạt tới mục tiêu đã định. Trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, chủ động, linh hoạt, đấu tranh kiên quyết và khéo léo bảo vệ lợi ích chính đáng của dân tộc, ln hướng đích, việc nhân nhượng có nguyên tắc đã cho phép biến nghịch cảnh thành thuận cảnh, biến những khả năng mong manh thành hiện thực có lợi cho cách mạng vào những thời điểm nguy nan cấp bách đối với đất nước.

Đảng ta khẳng định: “tạm ước ngày 14 tháng 9 năm 1946 là một bước nhân nhượng cuối cùng. Nhân nhượng nữa là phạm đến chủ quyền của cả nước, là hại

quyền lợi cao trọng của dân tộc”. [15, tr. 148] Chủ quyền ngoại giao cũng là một yếu tố cấu thành của chủ quyền quốc gia, là một trong những đặc trưng cơ bản của một Nhà nước hợp hiến, tự do và độc lập. Trong giai đoạn 1945-1946 đầy khó khăn, phức tạp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã kiên quyết đấu tranh để nước ta “có ngoại giao riêng”. Đồng thời, Người luôn khẳng định chủ quyền ngoại giao trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước.

Trong xử lý các vấn đề đối ngoại, các tình huống phức tạp, Người ln nắm giữ nguyên tắc kiên định mục tiêu, mềm dẻo, linh hoạt về sách lược nhằm “thêm bạn, bớt thù”. Tư tưởng “thêm bạn, bớt thù” chỉ có thể thực hiện trên cơ sở xác định đúng mâu thuẫn. Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải phân biệt rõ ai là bạn, ai là thù, phải phân biệt thêm bầu bạn, bớt kẻ thù”. [44, tr. 453] Đó là nguyên tắc chung của mọi cuộc cách mạng, đối với một dân tộc nhỏ lại phải đối đầu với kẻ thù mạnh và thâm độc thì việc “làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơn hết” càng trở nên cấp thiết. Sau Cách mạng tháng Tám, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đứng trước mn vàn khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là “nguy cơ giặc ngoại xâm” khi trên mảnh đất nhỏ bé cùng hiện diện quân đội của các quốc gia hùng mạnh như Nhật, Anh, Pháp và quân đội Tưởng Giới Thạch. Trong tình thế đó, Hồ Chí Minh khẳng định “Không nên cùng một lúc đánh tay 5, tay 6 với lũ cướp nước và bán nước. Đấm bằng cả hai tay một lúc là không mạnh”. Chân lý hiển nhiên như một lẽ phải thông thường của cuộc sống đã được Hồ Chí Minh vận dụng, cụ thể hóa vào thực tiễn và trở thành “mẫu mực tuyệt vời của sách lược lêninnít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch”. [19, tr. 36]

Nhìn rõ mâu thuẫn giữa hai tập đồn đế quốc là Anh - Pháp và Mỹ - Tưởng, chỉ trong vòng hơn một năm, nền ngoại giao non trẻ Việt Nam dưới sự chèo lái của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện các sách lược ngoại giao khác nhau, thậm chí trái ngược nhau như lúc thì hịa với Tưởng để tập trung chống Pháp ở miền Nam (8/1945- 3/1946), lúc thì hịa với Pháp để đuổi Tưởng về nước (3/1946 - 12/1946). Sự linh hoạt đó đã giúp cách mạng Việt Nam thốt khỏi tình thế “bị kìm kẹp cả hai phía là bọn Pháp và bọn Quốc dân Đảng”. Hồ Chí Minh thấu hiểu nghệ thuật ngoại giao là nghệ thuật làm cho mình ít kẻ thù nhất. Vì vậy, Người khơng chỉ triệt để lợi

dụng mâu thuẫn giữa hai tập đoàn đế quốc là Anh - Pháp và Mỹ - Tưởng mà còn khơi sâu trong nội bộ quân Tưởng và quân Pháp để giảm sức mạnh của những đội quân đông đúc, hùng mạnh.

Sau này, tại Đại hội III của Đảng (1960), Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định: Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù “là một nguyên tắc chiến lược chứ không phải là vấn đề sách lược”. Từ đó, Đảng đưa ra chủ trương: “Đồn kết bất cứ người nào có thể đồn kết được, tranh thủ bất cứ người nào có thể tranh thủ được, trung lập bất cứ người nào có thể trung lập, cốt nhằm phân hóa kẻ thù đến cao độ và cô lập chúng”. [47, tr. 75] Thực hiện chủ trương đó, Đảng ta đã có nhiều biện pháp khéo léo nhằm khoét sâu mâu thuẫn giữa đế quốc Mỹ và các nước đồng minh của họ, giữa phái chủ chiến với phái chủ hòa, giữa Mỹ với các nước phụ thuộc; giữa Mỹ và chính quyền tay sai ở Miền Nam, Việt Nam. Kết quả là chiến tranh Việt Nam ngày càng trở thành gánh nặng cả về vật chất lẫn tinh thần đối với Mỹ khi bị nhân loại tiến bộ phản đối nên cuối cùng Mỹ đành chấp nhận xuống thang chiến tranh. Để thực hiện tư tưởng “thêm bạn, bớt thù” phải biết thỏa hiệp, biết nhân nhượng để bảo tồn lực lượng, để lơi kéo đồng minh, thấy cuộc đối đầu trực diện là không thể thắng do tương quan lực lượng bất lợi mà vẫn cứ đối đầu thì “đó là tội ác”. Trong giai đoạn 1945 - 1946, để hịa hỗn với qn Tưởng ở miền Bắc khi cần tập trung chống Pháp ở miền Nam, Hồ Chí Minh đã sử dụng những biện pháp tổng hợp như tiến hành các cuộc tiếp xúc ngoại giao với tinh thần trọng thị và chấp nhận nhân nhượng cho quân Tưởng một số quyền lợi về kinh tế, chính trị và quân sự... Chỉ 8 ngày sau khi quân Tưởng và Pháp kí Hiệp ước Trùng Khánh (28/2/1946), Hồ Chí Minh đã ký kết được Hiệp ước Sơ bộ 6/3/1946 với Pháp trên tinh thần “cương quyết giữ quyền độc lập” nhưng liên minh với Pháp, nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa...để “Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của ta”. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, có lúc Hồ Chí Minh và Đảng ta phải chấp nhận những điểm dừng tạm thời, những khúc quanh mang tính chiến lược. Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ta đã chấp nhận đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền để đạt được mục đích quan trọng là buộc các nước tham gia Hiệp định Giơnevơ cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Pháp phải rút khỏi Đông Dương,

miền Bắc Việt Nam được hồn tồn giải phóng, đặt cơ sở pháp lý quốc tế cho cuộc thống nhất đất nước sau này. Trong kháng chiến chống Mỹ, sau gần 5 năm đấu tranh tại Hội nghị Pari, cuối cùng ta và Mỹ đã cùng nhân nhượng để mỗi bên đạt được mục tiêu quan trọng. Mục tiêu số một của Việt Nam lúc này là “ đánh cho Mỹ cút” để rồi sau đó sẽ tiến tới “đánh cho ngụy nhào”. Sự thỏa hiệp đó đã có tác dụng thu hẹp lực lượng cần đánh đổ khi gạt ra khỏi miền Nam Việt Nam hàng chục vạn lính viễn chinh Mỹ và đồng minh. Biết thỏa hiệp để bảo toàn lực lượng là sáng suốt, biết nhân nhượng đúng mức, không quá “tả” để phá vỡ đàm phán, không quá “hữu” để tổn hại đến lợi ích cơ bản của dân tộc là khôn khéo.

Để “thêm bạn, bớt thù”, Hồ Chí Minh phân biệt tường minh giữa nhân dân u chuộng hịa bình với bọn phản động, hiếu chiến trong chính phủ của nước đối phương. Trả lời phỏng vấn của nhà báo Ôxtrâylia W.Bớcsét tháng 8 năm 1963 và tháng 4 năm 1964, Hồ Chí Minh khẳng định: “Trước đây, chúng tơi đã chú ý phân biệt thực dân Pháp với thực dân Pháp u chuộng hịa bình, thì ngày nay chúng tơi cũng chú ý phân biệt nhân dân Mỹ vĩ đại có truyền thống tự do với bọn can thiệp Mỹ và bọn quân phiệt ở Hoa Thịnh Đốn”, [45, tr. 148] “ chúng tôi phân biệt nhân dân Mỹ với đế quốc Mỹ. Chúng tơi muốn có những quan hệ hữu nghị và anh em với nhân dân Mỹ mà chúng tơi rất kính trọng…”. [45, tr. 148] Trong lực lượng của đối phương thì “thêm bạn” chính là “bớt thù”, vì khi đó nhân dân Việt Nam chỉ phải chống chính phủ hiếu chiến của Pháp và Mỹ chứ khơng phải chống tồn bộ nước Pháp và Mỹ. Tương quan lực lượng vì thế đã xoay chuyển theo chiều hướng có lợi cho ta. Chủ trương đó đã làm kẻ thù bị cơ lập trên thế giới và đặc biệt là ngay trong nội bộ đất nước mình. Làm cho cả nhân loại, kể cả nhân dân các nước đi xâm lược vượt lên tình cảm dân tộc thơng thường, thuần túy để trở thành bạn và ủng hộ hết mình cho Việt Nam thì đó quả thật là kì tích mà Hồ Chí Minh và Đảng ta làm được. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, trước sự bất đồng, chia rẽ của các nước xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh nêu quan điểm độc lập “có lý, có tình” và vì lợi ích cách mạng thế giới, vì lợi ích cách mạng Việt Nam. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9, khóa III, năm 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu quan điểm có tính ngun tắc: “Mục đích là vì đồn kết. Vì đồn kết mà phải đấu tranh. Đấu tranh để đi đến đồn kết chứ khơng nói xấu ai...Phải làm sao cho trong Đảng và trong nhân dân giữ được

lòng yêu mến và biết ơn các nước bạn anh em..., đồng thời không nên coi sự bất đồng là chuyện lạ”. [67, tr. 490] Đứng vững trên lập trường nguyên tắc, chú trọng vận động, thuyết phục, kiên định chờ đợi đấu tranh có lý, có tình, cùng nghệ thuật ứng xử khôn khéo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đóng góp quan trọng vào việc giữ được quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với hai nước lớn xã hội chủ nghĩa.

Thực tế đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối quốc tế mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên trì thực hiện. Đồng thời, nhờ am hiểu các nước bạn và quan hệ chính trị nước lớn nên Người đã xử lý khéo léo nhiều tình huống ngoại giao rất phức tạp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng nguyên tắc ngoại giao hồ chí minh trong bình thường hóa và phát triển quan hệ của việt nam với hoa kỳ (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)