Quan hệ An ninh, Quốc phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng nguyên tắc ngoại giao hồ chí minh trong bình thường hóa và phát triển quan hệ của việt nam với hoa kỳ (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG 1 : NGUYÊN TẮC NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH

2.2. Quá trình vận dụng những nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh trong phát

2.2.3. Quan hệ An ninh, Quốc phòng

Nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh đã được Đảng ta vận dụng linh hoạt trong phát triển quan hệ an ninh, quốc phịng nói riêng và trong các lĩnh vực khác nói chung. Trước khi quan hệ hai nước được bình thường hóa (1995), những hoạt động hợp tác của hai Bộ quốc phòng hai nước là sự tiếp tục và sâu sắc thêm vấn đề POW/MIA ở giai đoạn trước đó. Quan hệ hợp tác quân sự chỉ thực sự có những bước tiến kể từ khi quan hệ hai nước bình thường. Tháng 10/1996, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Kurt Campell đã tới thăm Việt Nam. Trong chuyến thăm này, hai bên thỏa thuận sẽ tăng cường trao đổi các cuộc viếng thăm nhằm tạo sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Cũng bắt đầu từ năm 1997, Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam và Phịng Đơng Nam Á Lục địa, Cục An ninh quốc tế Bộ Quốc phòng Mỹ tiến hành gặp gỡ, trao đổi hàng năm. Từ đó đã bước đầu hình thành cơ chế trao đổi đoàn ở các cấp với số lượng và cấp thăm được nâng dần nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 3/1998 của Tổng tư lệnh quân đội Mỹ tại Châu Á - Thái Bình Dương J.Prueber và chuyến thăm Mỹ tháng 10/1998 của phái đoàn đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trần Hanh dẫn đầu, hai bên chia sẻ quan điểm mong muốn tiến tới phát triển hợp tác quân sự Việt - Mỹ, nhằm duy trì, củng cố hịa bình, ổn định và an ninh trong toàn khu vực.

Những chuyến thăm viếng của các quan chức hai nước đã đánh dấu bước phát triển trong quan hệ an ninh, quốc phòng của Đảng ta và khẳng định đường lối ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được vận dụng vào trong thực tiễn hoạt động của Đảng. Chuyến viếng thăm quan trọng thời gian này là của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Cohen tới Việt Nam ngày 13/3/2000 và chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà tới Mỹ tháng 11/2003. Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Cohen, hai bên đã trao đổi, tham vấn nhau về nhiều vấn đề cùng quan tâm như đề nghị nâng cấp quan hệ hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Mỹ lên tới mức độ cao hơn.

Trong chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà từ ngày 9 - 12/11/2003, Bộ trưởng đã tiến hành hội đàm với các quan chức cao cấp Mỹ như Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld, Ngoại trưởng Powell. Tuy đây

chưa phải là chuyến làm việc cấp cao đầu tiên của các quan chức quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ nhưng chuyến đi của Đại tướng Phạm Văn Trà, Ủy viên Bộ Chính trị, vị Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam lần đầu đặt chân lên nước Mỹ đã cho thấy sự cải thiện có tính chất đột phá trong lĩnh vực an ninh và quân sự giữa Mỹ và Việt Nam. Đồng thời, với chuyến đi của Đại tướng Phạm Văn Trà, kể từ ngày chiến tranh Việt Nam chấm dứt, trong tháng 11/2003, lần đầu tiên tàu quân sự Mỹ USS Vandegrift FFG 48 ghé cảng Sài Gòn ở thành phố Hồ Chí Minh trong 4 ngày cịn tàu USS Curtis Wilbur đến thăm cảng Đà Nẵng và từ đây bắt đầu thực hiện cơ chế theo thỏa thuận hàng năm cho phép tàu Mỹ ghé cảng Việt Nam. Cho đến tháng 6/2006 đã có 3 chuyến thăm của các tàu chiến Mỹ tới các cảng của Việt Nam. Cũng từ đây, hai bên thỏa thuận tiến hành trao đổi các vấn đề quốc phịng song phương hàng năm (phía Mỹ là Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương). Đây là sự kiện có ý nghĩa rất lớn về mặt biểu tượng, là một bước tiến triển trong hợp tác quân sự nhưng về thực chất là một biểu hiện của sự tăng cường mối quan hệ hợp tác mọi mặt giữa hai nước.

Tháng 6/2005, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donal Rumsfeld thăm Việt Nam, nhân dịp này hai bên đã bàn việc Hoa Kỳ cung cấp một số phụ tùng, linh kiện thiết bị quân sự cho Việt Nam và hai nước đã đạt được một số thỏa thuận về hợp tác tình báo và quân sự. Các cơ quan an ninh Việt Nam và Hoa Kỳ đã hợp tác trong khuôn khổ Interpol và hợp tác song phương về chống buôn bán ma túy, rửa tiền, chống khủng bố, tội phạm xuyên biên giới. Cũng vào tháng 6/2005, nhân chuyến thăm Mỹ chính thức của Thủ tướng Phan Văn Khải, hai bên đã thỏa thuận chương trình giáo dục đào tạo quốc tế (IMET) gồm các nội dung trao đổi nhân viên quân sự, đào tạo học viên quân sự, tổ chức hội thảo, huấn luyện, diễn tập và cung cấp thiết bị, vũ khí. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Hoa Kỳ tháng 6/2008, hai bên đã tuyên bố về đối ngoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ (Hoa Kỳ đã tiến hành với một số nước khác ở Đông Nam Á). Trong cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ R.Gates trong chuyến thăm này, hai bên đã nhất trí đưa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng phù hợp với quan hệ chung giữa hai nước, tăng cường hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh cũng như một số vấn đề quốc tế và khu vực cần quan tâm. Đặc biệt trong chuyến thăm này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cịn thăm Lầu Năm Góc và trở thành quan chức

cấp cao nhất của Việt Nam thăm trụ sở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Ngày 15/12/2009 Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã có chuyến thăm Hoa Kỳ và có cuộc gặp hội kiến với người đồng nhiệm Hoa Kỳ R.Gates tại Lầu Năm Góc. Trong chuyến thăm này các nhà lãnh đạo quân sự Việt Nam - Hoa Kỳ đã thảo luận việc tăng cường quan hệ quân sự, khả năng Hoa Kỳ bán vũ khí cho Việt Nam.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ R.Gates thăm Việt Nam nhân dịp dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM +) lần thứ nhất vào tháng 10/2010, hai bên đã nhất trí sẽ tăng cường quan hệ trong 5 lĩnh vực ưu tiên là : đào tạo quân sự, chủ yếu là tiếng Anh; hợp tác về quân y; Việt Nam thúc đẩy việc tham gia đội qn gìn giữ hịa bình; Hoa Kỳ tăng trợ giúp trong khắc phục hậu quả thiên tai và tăng cường đối thoại về quốc phòng an ninh.

Cuộc đối thoại thường niên Chính trị- An ninh- Quốc phịng Hoa Kỳ- Việt Nam lần thứ tư đã được tổ chức vào ngày 17/6/2011 ở thủ đô Hoa Kỳ để thảo luận các vấn đề an ninh song phương và khu vực. Cuộc hội đàm giữa Trợ lý Ngoại trưởng chuyên trách chính trị, quân sự Andrew J.Shapiro và Thứ trưởng Ngoại giao Thường trực Phạm Binh Minh phản ánh sự hợp tác ngày càng cao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, hai bên hài lòng ghi nhận những tiến bộ đạt được trong những năm qua trong tất cả các lĩnh vực của quan hệ song phương, giúp củng cố khn khổ của tình hữu nghị và sự hợp tác nhiều mặt và cùng có lợi giữa hai nước. Hai bên tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ song phương trên cơ sở tình hữu nghị, tơn trọng lẫn nhau và các cam kết chung về đảm bảo một khu vực Châu Á- Thái Bình Dương hịa bình, ổn định và phát triển. Về các diễn đàn khu vực, hai bên trao đổi ý kiến về việc thúc đẩy sự hợp tác Hoa Kỳ- ASEAN và các vấn đề liên quan đến sáng kiến hạ vùng Mekong (LIM), Diễn đàn khu vực ASEAN mở rộng (ADMM+) và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS).

Tăng cường trao đổi, hợp tác cùng theo đuổi chính sách chung sống hịa bình là ngun tắc ngoại giao Hồ Chí Minh được Đảng ta vận dụng trong phát triển quan hệ an ninh, quốc phòng với Hoa Kỳ và đã thu được những thành tựu đáng kể. Ngày 7/4/2011, Phó Đơ đốc An E.Rơnđơ, Giám đốc Học viện Quốc phòng Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam mong muốn qua các cuộc trao đổi, tiếp xúc, hai bên sẽ ngày càng hiểu biết lẫn nhau và hợp tác sâu rộng hơn, hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp

tác trong lĩnh vực đào tạo, dành cho Việt Nam một số học bổng về đào tạo ngoại ngữ, hỗ trợ Việt Nam trong việc rà phá bom mìn, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.

Ngày 6/11/2011, Trung tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ. Lần đầu tiên một trung tướng quân đội Việt Nam đã phát biểu trước khoảng 200 sĩ quan quân đội và giới chức Hoa Kỳ ở Đại học Quốc phịng Washington về chính sách quốc phịng của Việt Nam trên đất Hoa Kỳ, bên cạnh đó trung tướng cịn nhắc lại quan điểm của Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào cũng như không cho phép lực lượng nước ngồi đóng quân tại Việt Nam. Lời phát biểu của Trung tướng Võ Tiến Trung cũng chính là nguyên tắc ngoại giao độc lập, tự chủ mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định. Trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton đến Việt Nam ngày 10 - 11/7/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng đã trao đổi những diễn biến gần đây ở biển Đông và hợp tác tiểu vùng sông Mêkông. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hịa bình, ổn định và hợp tác, đảm bảo tự do an ninh, an tồn hàng hải ở biển Đơng, khẳng định những tranh chấp chủ quyền ở biển Đông cần được giải quyết bằng các biện pháp hịa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển của Liên hợp quốc 1982, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) hướng tới Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Trong chuyến thăm và làm việc tháng 7/2013, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đã tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có những quy định của Cơng ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), đồng thời tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC) và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả.

Nhìn chung, quan hệ hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Mỹ ngoài việc trao đổi các phái đoàn quân sự qua lại thì mới hạn chế trong một vài lĩnh vực cụ thể liên quan đến việc giải quyết những vấn đề do chiến tranh để lại cần đến vai trò của

quân đội như vấn đề MIA, phá vỡ bom mìn cịn sót lại sau chiến tranh...Tuy nhiên, có thể thấy là các chuyến viếng thăm và làm việc này cũng dần dần được thể chế hóa với cấp bậc và số lượng tăng lên. Ngồi ra, hai bên cịn một số hoạt động trao đổi đào tạo, nghiên cứu quân sự giữa các chuyên gia hai nước. Vấn đề hợp tác quân sự giữa hai nước thực sự là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm địi hỏi phải có những bước đi thận trọng và phù hợp. Vì thế, kết quả đạt được trong quan hệ Việt- Mỹ trên lĩnh vực quân sự - an ninh còn ở mức độ rất khiêm tốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng nguyên tắc ngoại giao hồ chí minh trong bình thường hóa và phát triển quan hệ của việt nam với hoa kỳ (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)