bình đẳng dân tộc của mỗi nước trên trường quốc tế
Độc lập dân tộc là xuất phát điểm, là điều kiện cần để chúng ta thực hiện độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế. Ngƣợc lại, hoạt động quan hệ quốc tế phải phục vụ mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là độc lập - thống nhất - chủ nghĩa xã hội. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập hoàn toàn và thực sự, nghĩa là:
Dân tộc đó phải có đầy đủ chủ quyền quốc gia trên tất cả các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, an ninh…) và trên toàn vẹn lãnh thổ;
Dân tộc đó phải có quyền tự quyết, không chấp nhận sự can thiệp thô bạo từ bất kỳ thế lực nào;
Đồng thời, quyền độc lập đó là bình đẳng, tƣơng xứng với tất cả các dân tộc khác trên thế giới, chứ không phải là sự độc lập giả hiệu, do ngoại bang ban phát, lãnh thổ bị quân xâm lƣợc chia cắt.
Theo Hồ Chí Minh, cần phải quán triệt quan điểm độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế. Ngƣời giải thích: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào” [37, tr.162].
Điều đó cũng có nghĩa là, dân tộc Việt Nam phải tự mình hoạch định đƣờng lối, chính sách đối nội và đối ngoại, “phải vạch rõ những phƣơng pháp và những biện pháp của riêng mình” [42, tr.401]. Đƣờng lối đó phải phục vụ lợi ích quốc gia nhƣ: độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, vì lợi ích của dân tộc. Đó chính là độc lập tự chủ trong hoạch định đƣờng lối, chủ trƣơng đối ngoại theo quan điểm Hồ Chí Minh.
Độc lập tự chủ còn đƣợc thể hiện qua bản lĩnh và ý chí đấu tranh của nhân dân Việt Nam nhằm khẳng định quyền đƣợc hƣởng tự do và độc lập trong quan hệ chính trị quốc tế. Ngày 2/9/1945, qua Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nƣớc Việt Nam có quyền hƣởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nƣớc tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lƣợng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” [36, tr.4]. Cũng thông qua Tuyên ngôn độc lập, Ngƣời tuyên bố với thế giới về đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở của nƣớc Việt Nam trong quan hệ chính trị quốc tế.
Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình và tình đoàn kết quốc tế, muốn có đƣợc một nền hòa bình hợp công lý, một nền hòa bình thật sự trong tự do, độc lập chứ không phải thứ hòa bình giả hiệu che giấu đi sự nô dịch của kẻ xâm lƣợc và sự cam chịu của ngƣời dân xứ thuộc địa. Do đó, khi bị tƣớc đi quyền tự do, độc lập, nhân dân Việt Nam có đủ quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nƣớc:
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhƣợng. Nhƣng chúng ta càng nhân nhƣợng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cƣớp nƣớc ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nƣớc, nhất định không chịu làm nô lệ.
(…)
Giờ cứu nƣớc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nƣớc” [36, tr.534].
Có thể nói, tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đã trở thành tƣ tƣởng và lẽ sống suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngƣời đã khái quát thành chân lý bất di bất dịch: “Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sƣớng và quyền tự do” [36, tr.1].
Nhất quán theo chân lý ấy, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng mọi quan hệ thân thiết hợp tác với bất cứ nƣớc nào trên nguyên tắc: tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và chung sống hòa bình. Năm 1946, đã nhiều lần Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thƣ đến Quốc hội và Chính phủ Pháp nêu rõ: “Chỉ cần nƣớc Pháp công nhận nền độc lập của chúng tôi thì nƣớc Pháp sẽ chiếm đƣợc trái tim và tình cảm của tất cả những ngƣời Việt Nam và chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng khối Liên hiệp Pháp, một khối Liên hiệp tự do, vững chắc và hữu nghị” [36, tr.348]. Với Chính phủ Mỹ, Ngƣời kiên quyết yêu cầu Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lƣợc và rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam và dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nƣớc và tinh thần quốc tế gắn bó khăng khít, thấm đƣợm trong trái tim Hồ Chí Minh, lập trƣờng yêu chuộng hòa bình nhất quán với ý chí cứu nƣớc, thể hiện mềm dẻo qua từng sách lƣợc đối ngoại. Do đó, Ngƣời luôn nỗ lực tận dụng mọi cơ hội trên bàn đàm phán, buộc thực dân Pháp và đế quốc Mỹ phải thừa nhận nền độc lập của Việt Nam. Thành quả đạt đƣợc là hết sức to lớn: Hiệp định Giơ-ne-vơ
năm 1945 và Hiệp định Pa-ri năm 1973 đều ghi nhận các nƣớc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cam kết rút quân khỏi Việt Nam. Những thành quả trên trƣờng ngoại giao vừa góp sức đắc lực cho chiến trƣờng, giúp chúng ta giành đƣợc chiến thắng nhanh hơn, đỡ hao xƣơng máu của đồng bào, lại tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, góp phần giữ gìn nền hòa bình chung. Cũng nhờ phƣơng châm đối ngoại hòa hiếu “thêm bạn bớt thù” đó mà sau khi hòa bình lập lại, quan hệ giữa Việt Nam với Cộng hòa Pháp và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã đƣợc thiết lập, duy trì tốt đẹp trên tinh thần hữu nghị và hợp tác.