Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, quá trình vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế của Việt Nam cũng bộc lộ những hạn chế:
Trong nhiều tình huống của quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ với các nƣớc lớn, chúng ta còn lúng túng, bị động. Chƣa xây dựng đƣợc quan hệ lợi ích đan xen, tùy thuộc lẫn nhau với các nƣớc.
Một số chủ trƣơng, cơ chế, chính sách chậm đƣợc đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế; hệ thống luật pháp chƣa, hoàn chỉnh, không đồng bộ, gây khó khăn trong việc thực hiện các cam kết của các tổ chức quốc tế.
Chƣa hình thành đƣợc một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết.
* Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, Việt Nam đã mất một thời gian khá dài để có đƣợc nhận thức
tƣơng đối đầy đủ và đúng đắn về độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế khi đất nƣớc bƣớc từ thời chiến sang thời bình. Trong những thời điểm nhất định, nhận thức của chúng ta chƣa theo kịp với sự biến đổi của thế giới, với tốc độ hội nhập chung của thế giới, đặc biệt chƣa đánh giá đƣợc chính xác và đầy đủ về thách thức và cơ hội mà các hoạt động quan hệ quốc tế đem lại cho nƣớc ta, dẫn đến những lo ngại và cẩn trọng thái quá. Vì vậy, không ít chủ trƣơng, cơ chế, chính sách, luật lệ chậm đƣợc đổi mới cho phù hợp với yêu cầu hội nhập, chƣa tận dụng đƣợc hết những cơ hội để phát triển.
Hai là, do chƣa có sự nhất trí cao trong nhận thức và hành động từ
Trung ƣơng đến địa phƣơng, giữa các bộ ngành và nhân dân nói chung. Chúng ta vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng một chiến lƣợc và lộ trình tổng thể về hội nhập quốc tế. Điều này về lâu dài có thể ảnh hƣởng tới tính chủ động, tính kế hoạch và tính đồng bộ của các hoạt động quan hệ quốc tế của đất nƣớc. Giữ vững độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế là sự nghiệp chung của toàn xã hội, song việc quán triệt, vận dụng các chủ trƣơng, chính sách, nghị quyết… vẫn chủ yếu đƣợc thực hiện ở một số bộ ngành chứ chƣa
rộng khắp. Việc phối hợp giữa các bộ ngành còn chƣa chặt chẽ, do đó quá trình triển khai còn thiếu sự thống nhất.
Sự nhận thức và tự chuẩn bị của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Các doanh nghiệp còn thiếu sự quan tâm thỏa đáng, thiếu thông tin về những cam kết của Chính phủ đối với các thể chế hội nhập kinh tế quốc tế, dẫn đến tình trạng lúng túng, bị động ngay cả trên “sân nhà”, tức là trên thị trƣờng nội địa, trong khi họ là những đối tƣợng bị tác động trực tiếp bởi các cam kết hội nhập. Các doanh nghiệp nhà nƣớc thì còn tồn tại suy nghĩ trông chờ, ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nƣớc nên cũng thiếu tinh thần tích cực, chủ động đón đầu vận hội mới.
Ba là, quá trình giao lƣu, hợp tác quốc tế của nƣớc ta bộc lộ hai khuynh
hƣớng cực đoan cần phải điều chỉnh. Một là, quá đề cao, sùng bái, choáng ngợp trƣớc những thành tựu vật chất, tinh thần của nền văn minh phƣơng Tây dẫn đến tâm lý sính ngoại, bài nội, thậm chí dao động đối với các giá trị, mục tiêu chân chính của chủ nghĩa xã hội. Hai là khuynh hƣớng bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới. Nếu nhƣ khuynh hƣớng thứ nhất khiến chúng ta mất đi bản sắc, mất đi nội lực cạnh tranh và tính độc lập, tự chủ thì khuynh hƣớng thứ hai lại khiến chúng ta trở nên nghèo nàn, lạc hậu nhanh chóng và ngày càng phụ thuộc vào các nƣớc khác.