hòa giữa lợi ích quốc gia và trách nhiệm quốc tế
Xuất phát từ quan điểm: “Nƣớc ta là một bộ phận của thế giới. Tình hình của nƣớc ta có ảnh hƣởng đến thế giới, mà tình hình thế giới cũng có quan hệ đến nƣớc ta” [40, tr.346], Hồ Chí Minh đã có đƣợc tƣ duy rất linh hoạt về độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế. Ngƣời chỉ ra rằng, dân tộc Việt Nam phải tự mình hoạch định đƣờng lối, chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ lợi ích quốc gia, muốn làm gì cũng cần vì lợi ích của dân tộc mà làm, nhƣng bên cạnh đó, không thể hạn chế những hoạt động đó trong khuôn khổ dân tộc thuần túy đƣợc, bởi “những hoạt động đó có muôn ngàn sợi dây liên hệ với cuộc đấu tranh chung của thế giới tiến bộ” [42, tr.401]. Vì vậy, mục tiêu và nhiệm vụ đối ngoại của nƣớc ta phải vừa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nƣớc, phải vừa chú ý đến lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, vì sự phát triển và tiến bộ chung của nhân loại. Đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, đồng thời thể hiện đƣợc trách nhiệm quốc tế, phấn đấu vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Đối với Hồ Chí Minh, lợi ích của dân tộc Việt Nam trƣớc hết là độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc, là chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nƣớc; đó cũng là quyền tự quyết và quyền bình đẳng trƣớc các nƣớc lớn. Nhƣng quyền và lợi ích đó của dân tộc Việt Nam không dễ dàng thuộc về nhân dân Việt Nam mà phải qua cuộc đấu tranh cam go trên trƣờng quốc tế cả về mặt đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao mới có đƣợc, bởi sự xâm lƣợc ngoan cố của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế của Việt Nam lúc này nằm trong bức tranh chung của cục diện quan hệ quốc tế: sự giành giật thuộc địa của các nƣớc thực dân, đế
quốc với nhau cũng nhƣ sự đối đầu giữa một bên là chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc với một bên là các dân tộc nhƣợc tiểu, thuộc địa, phụ thuộc.
Trong bối cảnh cam go đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn coi hòa hiếu là phƣơng châm nhất quán trong hoạt động đối ngoại. Xuất phát từ tình yêu thƣơng con ngƣời, quý trọng sinh mạng con ngƣời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình. Ngƣời chủ trƣơng tránh đối đầu chừng nào còn có thể tránh đƣợc, cố gắng tìm ra điểm tƣơng đồng giữa các nƣớc, lợi dụng mâu thuẫn và khác biệt giữa họ với nhau, xử lý khôn khéo, linh hoạt để phân hóa hàng ngũ đối phƣơng, tránh bị kẹp trong xung đột giữa các nƣớc lớn và hết sức tránh cùng một lúc đối đầu với nhiều nƣớc lớn. Tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng. Ngay cả khi bắt buộc phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ đất nƣớc, Ngƣời vẫn tìm mọi cách nhằm cứu vãn hòa bình. Trong kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh nhiều lần gửi thƣ cho Chính phủ và nhân dân Pháp, cho tƣớng lĩnh, binh sĩ quân đội Pháp và những kiều dân Pháp ở Việt Nam, cho các chính phủ, các nhà hoạt động chính trị, văn hóa và nhân dân các nƣớc, vừa tố cáo cuộc chiến tranh xâm lƣợc của thực dân Pháp, vừa kêu gọi đàm phán hòa bình. Trong Lời kêu gọi Chính phủ và nhân dân Pháp (10-01-1947), Ngƣời viết: “Chúng tôi muốn hòa bình ngay để máu ngƣời Pháp và Việt ngừng chảy. Những dòng máu đó chúng tôi đều quý nhƣ nhau” [38, tr24].
Điển hình mẫu mực cho đối sách trên là sách lƣợc hòa với Tƣởng để chống Pháp ở miền Nam và sau đó hòa với Pháp để đuổi quân Tƣởng về nƣớc trong thời kỳ sau cách mạng tháng Tám. Nhờ đấu tranh kiên trì với thái độ kiên quyết, khôn khéo trên mặt trận ngoại giao, ta đã buộc thực dân Pháp phải công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp, đồng thời có thêm thời gian hòa hoãn để củng cố lực lƣợng,
giáng trả Pháp những đòn mạnh mẽ khi chúng bội ƣớc, đơn phƣơng phá hoại hiệp định Sơ bộ và Tạm ƣớc 14/9. Nhờ những đối sách của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ này, chính quyền non trẻ mới thành lập của Việt Nam (mà lúc đó chƣa có nƣớc nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, kể cả Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa) không chỉ đƣợc thực dân Pháp thừa nhận mà còn đƣợc bảo vệ qua tình thế hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”.
Nhờ kiên trì và nhất quán thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị với các nƣớc theo quan điểm Hồ Chí Minh, trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lƣợc (1946-1954) và kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975), Việt Nam đã tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, góp phần đƣa cuộc cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi, nƣớc ta có đƣợc vị thế độc lập ngang hàng với tất cả các nƣớc trên thế giới.
Cũng trên cơ sở độc lập, tự chủ và đề cao chính nghĩa của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, chúng ta đã khai thác đƣợc triệt để mâu thuẫn giữa đế quốc Mỹ với các đồng minh của Mỹ; giữa phái chủ chiến với phái chủ hoà, giữa các tập đoàn có lợi ích khác nhau trong giới cầm quyền Mỹ; giữa Mỹ với các nƣớc phụ thuộc, giữa Mỹ với chính quyền tay sai; giữa nhà cầm quyền Mỹ với các tầng lớp nhân dân Mỹ; đồng thời, ta cũng tranh thủ sự đồng tình của các lực lƣợng tiến bộ khác. Từ đó, cách mạng Việt Nam đã xây dựng đƣợc một mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết và ủng hộ nhân dân ta chống Mỹ xâm lƣợc giúp ta vừa giành ƣu thế trƣớc kẻ thù, vừa góp phần vun đắp tinh thần hòa bình quốc tế.
Sinh ra trong cảnh nƣớc mất, nhà tan, Hồ Chí Minh thấu hiểu sâu sắc giá trị của độc lập, tự do. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Ngƣời không chỉ quan tâm đến khát vọng tự do của dân tộc mình mà còn cống hiến hết mình cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc
lập, tự chủ của các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc khác. Ca ngợi về tinh thần đoàn kết trong quan hệ quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: nhờ Liên Xô thắng lợi mà các nƣớc thuộc địa nhƣ Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam đã đánh đƣợc hoặc đang đánh đuổi bọn đế quốc xâm lăng trả lại tự do, độc lập.
Trong hành trình qua các châu lục, nhất là qua các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc, Ngƣời đã rút ra nhận thức sâu sắc rằng: các nƣớc này tuy có nhiều điểm khác với Việt Nam về vị trí địa lý, văn hóa, trình độ kinh tế… song cùng có điểm chung là bị thực dân, đế quốc bóc lột nặng nề. Đặc biệt, kể từ khi tiếp cận với bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cƣơng về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin, Ngƣời càng thấy đƣợc sự cần thiết phải liên hiệp giữa các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Với trách nhiệm và nhận thức của một ngƣời cộng sản ƣu tú, Ngƣời đã nêu rõ nguyên nhân đầu tiên gây ra sự suy yếu của các dân tộc phƣơng Đông là sự biệt lập - hậu quả của chính sách chia để trị của chủ nghĩa đế quốc. Tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc không chỉ là việc riêng của mỗi nƣớc, do đó, sự đoàn kết, giúp đỡ các dân tộc anh em giành độc lập, tự chủ vừa là trách nhiệm quốc tế, nhƣng cũng đồng thời vì sự tồn vong của chính dân tộc Việt Nam.
Hồ Chí Minh là ngƣời Việt Nam đầu tiên xác định và thực thi quan điểm gắn cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới với phƣơng châm: “Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả” [34, tr.329]. Việc gắn cách mạng Việt Nam thành một bộ phận của cách mạng thế giới, đặc biệt là một bộ phận của phong trào vô sản quốc tế theo chủ nghĩa Mác - Lênin vừa tạo cơ sở để xây dựng quan hệ hữu nghị và tranh thủ sự ủng hộ của các nƣớc, vừa cho chúng ta cơ hội thực hiện nghĩa vụ với cộng đồng quốc tế.
“Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lƣợng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tƣ bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những ngƣời anh em mình ở phƣơng Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn” [33, tr.48].
Thực tiễn cho thấy, Hồ Chí Minh đã không ngừng kêu gọi và hành động vì tình đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức. Trong thời kỳ hoạt động tại Trung Quốc, Ngƣời đã cùng các đồng chí Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Inđônêxia, Miến Điện… thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức (năm 1925). Hội này cùng với báo Le Paria đã góp phần tích cực thức tỉnh các dân tộc thuộc địa Pháp đứng lên làm cách mạng, giành độc lập, tự chủ đã bị tƣớc đoạt.
Bằng chứng rõ nét nhất cho tƣ tƣởng này của Ngƣời là tình đoàn kết quốc tế đặc biệt giữa ba nƣớc Việt Nam - Lào - Campuchia trong suốt hàng chục năm qua, từ khi cách mạng nƣớc ta đƣợc đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Hồ Chí Minh là ngƣời sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia. Đồng thời, Ngƣời đã cùng những đội tiên phong đó lãnh đạo nhân dân ba nƣớc không ngừng đoàn kết và nỗ lực đến cùng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.