Ảnh hưởng của cuộc đấu tranh quyền lực giữa Mỹ-Trung Quốc vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vị thế chính trị của Asean ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay (Trang 60 - 94)

5 .Phƣơng pháp nghiên cứu

1.3 Cơ sở lý luận về vị thế chính trị của ASEAN

3.2.2. Ảnh hưởng của cuộc đấu tranh quyền lực giữa Mỹ-Trung Quốc vớ

Một trong những đặc điểm nổi bật của tình hình chính trị Đông Nam Á những năm gần đây là khu vực này đã trở thành nơi thể nghiệm sự tranh giành ưu thế địa vị - chính trị và cân bằng chiến lược giữa các nước lớn, cực quyền, trước hết là Mỹ và Trung Quốc.

Nếu như dưới thời chiến tranh lạnh, Đông Nam Á là điểm nóng gay gắt nhất của cuộc đối đầu ý thức hệ tư tưởng chính trị giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ thì bước vào thập niên thế kỷ XXI, nơi đây lại tái diễn cuộc tranh đua ảnh hưởng giữa một bên là siêu cường đã được xác lập là Mỹ với một nước lớn khác đang trên đường tìm kiếm vị trí siêu cường là Trung Quốc. Cuộc tranh đua này có nguồn gốc từ thời chiến tranh lạnh, nhưng bắt đầu nổi lên khá mạnh mẽ từ những năm đầu của thế kỷ XXI, gắn liền với sự điều chỉnh chiến lược mới toàn cầu của Mỹ sau sự kiện 11/9 và sự trỗi dậy như vũ bão của Trung Quốc cùng với sự chuyển mình của Ấn Độ. Sự tranh giành ưu thế địa – chính trị mới này đã và đang làm tăng tầm quan trọng của ASEAN trong các vấn đề của Châu Á – Thái Bình Dương, ảnh hưởng sâu sắc đến ASEAN và các nước thành viên

So sánh thực lực Trung Quốc – Mỹ ở Đông Nam Á lúc này đã quyết định đến sự ổn định tương đối của quan hệ nước lớn trong khu vực, tình hình đó đã tạo

điều kiện bên ngoài để các nước ASEAN phát huy vai trò trong khu vực. “Chiến

nghiệm thông qua kết liên minh hoặc ngoại giao để thay đổi tương quan sức mạnh Trung – Mỹ và dựa vào đó để duy trì tính độc lập chiến lược của mình.

Đông Nam Á, nhất là đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi đang là một trong những nơi Mỹ chú trọng xuất khẩu mô hình “dân chủ kiểu Mỹ”. Mỹ luôn đưa ra các bản báo cáo, chỉ trích “thành tích” nhân quyền nhiều nước Đông Nam Á, không ngừng ủng hộ nhiều tổ chức phi chính phủ, nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” ở nhiều nước, nhất là các nước có chế độ chính trị đối lập với Mỹ. Gần đây, Mỹ trở nên gây áp lực nhiều hơn đối với ASEAN. Điều này được thể hiện bằng việc thúc ép ASEAN thành lập Ủy ban Nhân quyền ASEAN và phản đối việc Mianma giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN.

Sự gia tăng hiện diện và can dự của Mỹ ở Đông Nam Á trên tất cả các mặt, từ hợp tác an ninh quốc phòng cho đến thương mại, đầu tư, nhân đạo và giáo dục trong những năm gần đây nằm trong Chiến lược Toàn cầu mới của Mỹ. Chính sách này một mặt đóng vai trò tích cực, giúp duy trì cân bằng chiến lược và quyền lực tại khu vực, thúc đẩy sự hợp tác kinh tế và an ninh khu vực, nhưng mặt khác sự gia tăng hiện diện của Mỹ sẽ tạo ra những điều khó xử trong nội bộ ASEAN và quan hệ của ASEAN với các đối tác chính khác, nhất là Trung Quốc.

Trung Quốc tìm mọi cách gia tăng ảnh hưởng của mình với ASEAN , điều này thể hiện qua các thỏa thuận hay Hiệp định hợp tác song phương với từng nước ASEAN nhằm đưa quan hệ Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á lên đối tác chiến lược

Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và việc các nước ASEAN có xu hướng xích gần hơn Trung Quốc làm tăng sự phức tạp và tranh đua quyền lực giữa các nước lớn trong vùng, nhất là giữa Trung Quốc với Mỹ. Điều này sẽ làm tổn thương đến quan hệ truyền thống của ASEAN đến các đối tác chính khác như Mỹ và Nhật Bản, tạo ra sự mất đoàn kết và phân cực chính trị trong nội bộ.

3.2.3. ASEAN và những vấn đề còn tồn tại giữa các thành viên

Về tranh chấp biển Đông giữa 4 nước thành viên ASEAN: Việt Nam, Philippin, Malaysia và Brunei với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đài Loan. Từ

trở nên nhạy cảm bởi hành động leo thang đòi chủ quyền và hành động dùng vũ lực của Trung Quốc chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Về việc tranh chấp lãnh thổ và các nguồn nước của các con sông: Giữa các nước thành viên luôn tồn tại tranh chấp chủ quyền các vùng biên giới. Chẳng hạn giữa Thái Lan và Mianma thập niên gần đây luôn tranh cãi nhau về chủ quyền tại hai con sông Moei và Salween trên vùng biên giới, các cuộc xung đột vũ trang cũng đã bùng nổ ở đó. Còn giữa Inđônêsia và Malaysia luôn có tranh chấp các vùng biển và hòn đảo ngoài khơi phía Đông đảo Kalimantan. Tiếp đến là tranh chấp giữa Kalimantan và 2 bang của Malaysia là Sabad và Sarwak. Những vấn đề trở nên căng thẳng trong những năm gần đây, thậm chí không ít trường hợp nổ ra xung đột bạo lực. Gần đây nhất là sự tranh chấp chủ quyền khu vực Sulawesi giữa Malaysia và Inđônêsia, trong đó hai nước đã huy động tàu chiến, máy bay đối đầu nhau. Trường hợp giữa Malaysia và Singapo cũng có tranh chấp về một số đảo ngoài khơi eo biển Johor và quyền sử dụng một số đoạn của tuyến đường tàu hỏa chạy qua địa phận hai nước Còn giữa Malaysia và Philippin cũng tranh chấp nhau các đảo thuộc khu vực Trường Sa. Giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Cămpuchia cũng có không ít các yêu sách đòi chủ quyền trên biển và đất liền. Tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các nước thành viên đến nay vẫn là ẩn số. Biến số này sẽ tác động tới ASEAN trong sự ổn định và đoàn kết hợp tác cùng phát triển.

Trong số các tranh chấp thì tranh chấp các nguồn nước để làm thủy điện và tưới tiêu nông nghiệp có khả năng gia tăng mạnh giữa các nước trong ASEAN. Điều này được thể hiện rõ rét bằng sự phụ thuộc nguồn nước ngọt của Singapo với Malaysia. Malaysia không ít lần sử dụng công cụ nước ngọt để gây sức ép chính trị đối với Singapo. Gần đây, vấn đề năng lượng trở nên khan hiếm, các nước ASEAN, nhất là những nước có tiềm năng thủy điện như: Việt Nam, Lào, Thái Lan và Mianma đang ráo riết xây dựng các nhà máy thủy điện mới và với quy mô lớn. Điều này đã và đang làm thay đổi môi trường, lượng nước và dòng chảy của sông Mê Công, sông Hồng và sông Me Nam,..Vì vậy vấn đề phát triển bền vững, trong đó có đảm bảo các nguồn nước và an ninh năng lượng của mỗi quốc gia đang có những thách thức mới, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. Nếu

không, theo xu hướng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì vấn đề tranh chấp các nguồn nước và phát triển thủy điện trên các dòng sông Đông Nam Á có nguy cơ bùng nổ xung đột lớn.

Về chạy đua vũ trang: Vấn đề chạy đua vũ trang đã và đang trở thành vẩn đề nhạy cảm với thế giới nói chung và ASEAN nói riêng. Nhằm để đối phó với bất ổn gia tăng như xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đã tăng ngân sách quốc phòng, mua sắm vũ khí hiện đại, tiến hành nhiều cuộc tập trận với quy mô lớn, có nhiều đối tác tham gia. Tuy rất khó khăn về kinh tế nhưng ngân sách quốc phòng của Inđônêsia tăng từ 1,6 tỷ USD năm 2002 lên 1,8 tỷ USD vào năm 2003 và trên 2 tỷ năm 2004. Malaysia tăng chi phí quốc phòng khoảng 2,5 tỷ USD năm 2003 và từ 2004 theo kế hoạch là chi khoảng từ 3 – 4 tỷ USD hàng năm. Riêng đầu tư cho việc mua sắm vũ khí hiện đại trong năm 2004 tăng hơn 2003 là 1,6 tỷ Rinhgic, tương đương 423 triệu USD. Đáng chú ý là nước này mua hàng loạt máy bay chiến đấu đa dụng và tên lửa hiện đại của Nga và các tàu ngầm của Pháp. Philippin trong những năm gần đây chi khoảng từ 1,2 đến 1,5 tỷ USD cho quốc phòng. Còn Singapo cũng đã đổ một khoản tiền lớn, khoảng 5 tỷ USD hàng nă cho ngân sách quốc phòng, phần lớn là để mua sắm các máy bay và tên lửa hiện đại.

Như đã đề cập ở trên, một vài năm trở lại đây, các nước thành viên ASEAN cũ thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung với các đối tác truyền thống của mình như Mỹ và Australia. Ví dụ cuộc tập trận “Hổ mang vàng” giữa Thái Lan và Mỹ; cuộc tập trận “Carat” song phương giữa Mỹ với từng nước thành viên ASEAN cũ; cuộc tập trận “Banlikatan” giữa Mỹ và Philippin,…Cùng với tiến trình trên, việc Mỹ điều chỉnh lại lực lượng quân sự của mình, trong đó có việc đưa quân trở lại khu vực, tái lập lại chương trình đào tạo và huấn luyện quân sự cho Inđônêsia đã làm cho tình hình an ninh khu vực trở nên phức tạp, khó dự đoán.

3.2.4. Ảnh hưởng của các nước lớn và khối quyền lực khác đến ASEAN

Đối với Nhật Bản, sự gia tăng chi phí quốc phòng, đưa quân đội đến Trung Đông, tích cực tập trận chung với các đồng minh, đồng thời tăng cường ngoại giao chính trị và liên kết kinh tế châu Á, trong đó có Đông Nam Á là những nỗ lực mới

của Nhật Bản nhằn duy trì địa vị cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới và thiết lập

vị thế chính trị tương ứng. Sự chuyển mình của Ấn Độ trong giai đoạn gần đây

cũng có những tác động đáng kể đến quan hệ quốc tế trong vùng. Với “chính sách hướng Đông” của mình, Ấn Độ đã tăng cường xây dựng quan hệ với các nước trong khối ASEAN và chủ động tham gia các diễn đàn, can dự vào những vấn đề khu vực. Sự có mặt của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á làm tăng sự cạnh tranh và hợp tác giữa ASEAN với các đối tác láng ghiềng, góp phần tạo cân bằng quyền lực trong

khu vực Đông Nam Á. Ngoài Nhật Bản và Ấn Độ, sự tương tác quyền lực ở khu

vực Đông Nam Á cũng không thể không đề cập đến sự hiện diện của Nga và EU và các đối tác khác.

Tuy đã có những kết quả ngoài mong đợi của những người sang lập ban đầu. Nhưng trong quá trình phát triển của mình, ASEAN cũng đang gặp phải những thách thức, trở ngại liên quan đến tình hình quốc tế, cũng như những đặc điểm và

tính chất liên kết của ASEAN.Trong đó phải kể đến những trở ngại trong quá trình

xây dựng Cộng đồng ASEAN. Quá trình xây dựng Công đồng ASEAN còn nhiều trở ngại do những khác biệt về ưu tiên và quan điểm của từng nước thành viên; khác biệt về trình độ phát triển, cơ sở hạ tầng và cam kết về nguồn lực cho hợp tác khu vực. Ngoài ra, giữa các thành viên còn tồn tại những vấn đề tranh chấp lãnh thổ, mâu thuẫn trong quá khứ cùng với sự khác biệt về thể chế chính trị, văn hóa, những xung đột mới nảy sinh có thể ảnh hưởng đến an ninh và ổn định khu vực.

Bên cạnh những khó khăn nội tại, ASEAN cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài, những thách thức lớn trước làn song toàn cầu hóa bên cạnh việc

giữ bản sắc trong khu vực phát triển năng động và tăng trưởng nhanh. Sự phức tạp

trong an ninh khu vực, tiến trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nguy cơ tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn trong bối cảnh châu Á đang nổi lên thành trọng tâm mới trong quan hệ quốc tế đã đặt ra những thách thức không nhỏ cho việc điều hòa các mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài khu vực ở các cấp độ gắn kết khác nhau, với vai trò trung tâm và động lực của ASEAn trong các tiến trình hợp tác và đối thoại ở khu vực như ASEAN+1, ASEAN+ 3, ARF, ADMM+, EAS,…Hiệp hội

cũng phải đối mặt với việc quản lý, điều phối và phát huy vai trò các cơ chế, tiến trình trong cấu trúc khu vực.

Ảnh hƣởng của Trung Quốc

Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với sự phát triển của ASEAN thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, Trung Quốc có một thị trường nội địa khổng lồ. Việc thực hiện những cam kết mở cửa, cắt giảm thuế quan, tự do hóa thương mại và đầu tư đã và đang tạo điều kiện cho sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của hàng hóa ASEAN vào thị trường này. Sự gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ là nhân tố mới thúc đẩy sự phát triển của các nước ASEAN. Thứ hai, sự phát triển và ổn định của Trung Quốc là nhân tố quan trọng tác động đến sự ổn định của khu vực, trong đó có ASEAN. Đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc không những có lợi cho ASEAN mà còn làm giảm sự phụ thuộc của ASEAN vào một số trung tâm lớn của thế giới như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản. Thứ ba,với sự phát triển mạnh mẽ của mình, Trung Quốc đang trở thành một cường quốc thương mại của thế giới, điều này làm tăng vai trò của đồng Nhân dân tệ trong khu vực. Trên quy mô toàn cầu, năm 2002 , Trung Quốc đã vượt Anh trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 5 trên thế giới. Trong khi đó, buôn bán của Trung Quốc với Châu Á tăng từ xấp xỉ 120 tỷ USD năm 1993 lên khoảng 360 tỷ USD băn 2002. Trước sự phát triển mạnh mẽ về thương mại và du lịch của Trung Quốc với các nước trong khu vực, đồng Nhân dân tệ đang được lưu hành và được sử dụng rộng lãi ở các nước ASEAN, ngày càng có vai trò mới như đồng Đô la của Châu Á. Đồng Nhân dân tệ đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong các giao dịch buôn bán ở Bắc Lào, ở Bắc Mianma cũng như được sử dụng ngày càng nhiều trong buôn bán ở Thái Lan, Việt Nam,Camphchia. Ngày nay, rất ít người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài lại đổi đồng Nhân dân tệ ra ngoại tệ như họ đã làm trước kia khi rời khỏi Trung Quốc. Đồng Nhân dân tệ đang và đã lưu hành rộng rãi ở các nước mà khách du lịch Trung Quốc đến nhiều và ưa chuộng ở Đông Nam Á. Việc đồng Nhân dân tệ lưu hành rộng rãi ở nhiều nước ASEAN phần nào phản ánh vai trò kinh tế của Trung Quốc ở ASEAN. Với những biểu hiện trên, vai trò của Trung Quốc đối với sự phát triển của ASEAN ngày càng gia tăng, làm

suy yếu và có thể nói là từng bước thay thế những ảnh hưởng của Mỹ và Nhật Bản ở ASEAN.

Mặc dù vậy, ASEAN vẫn còn tồn tại nhiều hoài nghi đối với Trung Quốc. Những hoạt động gần đây của Trung Quốc ở biển Đông cung cấp thêm cơ sở cho sự nghi ngờ của các nước trong ASEAN. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Phải chăng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thực hiện tham vọng làm chủ biển Đông? Tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục lập trường giải quyết vấn đề biển Đông trên cơ sở song phương, trong khi họ đã ký kết DOC với ASEAN? Bởi vậy ASEAN với tư cách một thực thể, luôn né tránh tất cả các gợi ý của Trung Quốc về vấn đề hợp tác quân sự song phương và chỉ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề an ninh phi truyền thống. Từ 1- 1- 2010, ACFTA đã được xây dựng xong trong khu vực Trung Quốc – ASEAN 6. Những lợi ích kinh tế, chính trị của ACFTA là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, ACFTA cũng mang đến những hệ lụy kinh tế - xã hội trong ASEAN 6 trong đó có Inđônêxia. Theo nhà kinh tế học Winarno Zain của Inđônêxia, “ vấn đề là những lợi ích từ tự do thương mại còn chưa rõ. Những mất mát đã xảy ra dưới hình thức đóng cửa và sa thải công nhân rõ hơn. Một loạt các sản phẩm nhập từ Trung Quốc đã làm lụt thị trường Inđônêxia từ hàng dệt, quần áo mat sẵn, đồ lót, điện tử, đồ chơi, nội thất, thép, hóa chất, máy móc. Các công ty Inđônêxia khó có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vị thế chính trị của Asean ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay (Trang 60 - 94)