ASEAN và những vấn đề còn tồn tại giữa các thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vị thế chính trị của Asean ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay (Trang 61 - 63)

Chƣơng 3 VỊ THẾ CỦA ASEAN TRONG TƢƠNG LAI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM

3.2 Những thách thức của ASEAN trong tình hình mới

3.2.3. ASEAN và những vấn đề còn tồn tại giữa các thành viên

Về tranh chấp biển Đông giữa 4 nước thành viên ASEAN: Việt Nam, Philippin, Malaysia và Brunei với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đài Loan. Từ

trở nên nhạy cảm bởi hành động leo thang đòi chủ quyền và hành động dùng vũ lực của Trung Quốc chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Về việc tranh chấp lãnh thổ và các nguồn nước của các con sông: Giữa các nước thành viên luôn tồn tại tranh chấp chủ quyền các vùng biên giới. Chẳng hạn giữa Thái Lan và Mianma thập niên gần đây luôn tranh cãi nhau về chủ quyền tại hai con sông Moei và Salween trên vùng biên giới, các cuộc xung đột vũ trang cũng đã bùng nổ ở đó. Còn giữa Inđônêsia và Malaysia luôn có tranh chấp các vùng biển và hòn đảo ngoài khơi phía Đông đảo Kalimantan. Tiếp đến là tranh chấp giữa Kalimantan và 2 bang của Malaysia là Sabad và Sarwak. Những vấn đề trở nên căng thẳng trong những năm gần đây, thậm chí không ít trường hợp nổ ra xung đột bạo lực. Gần đây nhất là sự tranh chấp chủ quyền khu vực Sulawesi giữa Malaysia và Inđônêsia, trong đó hai nước đã huy động tàu chiến, máy bay đối đầu nhau. Trường hợp giữa Malaysia và Singapo cũng có tranh chấp về một số đảo ngoài khơi eo biển Johor và quyền sử dụng một số đoạn của tuyến đường tàu hỏa chạy qua địa phận hai nước Còn giữa Malaysia và Philippin cũng tranh chấp nhau các đảo thuộc khu vực Trường Sa. Giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Cămpuchia cũng có không ít các yêu sách đòi chủ quyền trên biển và đất liền. Tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các nước thành viên đến nay vẫn là ẩn số. Biến số này sẽ tác động tới ASEAN trong sự ổn định và đoàn kết hợp tác cùng phát triển.

Trong số các tranh chấp thì tranh chấp các nguồn nước để làm thủy điện và tưới tiêu nông nghiệp có khả năng gia tăng mạnh giữa các nước trong ASEAN. Điều này được thể hiện rõ rét bằng sự phụ thuộc nguồn nước ngọt của Singapo với Malaysia. Malaysia không ít lần sử dụng công cụ nước ngọt để gây sức ép chính trị đối với Singapo. Gần đây, vấn đề năng lượng trở nên khan hiếm, các nước ASEAN, nhất là những nước có tiềm năng thủy điện như: Việt Nam, Lào, Thái Lan và Mianma đang ráo riết xây dựng các nhà máy thủy điện mới và với quy mô lớn. Điều này đã và đang làm thay đổi môi trường, lượng nước và dòng chảy của sông Mê Công, sông Hồng và sông Me Nam,..Vì vậy vấn đề phát triển bền vững, trong đó có đảm bảo các nguồn nước và an ninh năng lượng của mỗi quốc gia đang có những thách thức mới, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. Nếu

không, theo xu hướng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì vấn đề tranh chấp các nguồn nước và phát triển thủy điện trên các dòng sông Đông Nam Á có nguy cơ bùng nổ xung đột lớn.

Về chạy đua vũ trang: Vấn đề chạy đua vũ trang đã và đang trở thành vẩn đề nhạy cảm với thế giới nói chung và ASEAN nói riêng. Nhằm để đối phó với bất ổn gia tăng như xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đã tăng ngân sách quốc phòng, mua sắm vũ khí hiện đại, tiến hành nhiều cuộc tập trận với quy mô lớn, có nhiều đối tác tham gia. Tuy rất khó khăn về kinh tế nhưng ngân sách quốc phòng của Inđônêsia tăng từ 1,6 tỷ USD năm 2002 lên 1,8 tỷ USD vào năm 2003 và trên 2 tỷ năm 2004. Malaysia tăng chi phí quốc phòng khoảng 2,5 tỷ USD năm 2003 và từ 2004 theo kế hoạch là chi khoảng từ 3 – 4 tỷ USD hàng năm. Riêng đầu tư cho việc mua sắm vũ khí hiện đại trong năm 2004 tăng hơn 2003 là 1,6 tỷ Rinhgic, tương đương 423 triệu USD. Đáng chú ý là nước này mua hàng loạt máy bay chiến đấu đa dụng và tên lửa hiện đại của Nga và các tàu ngầm của Pháp. Philippin trong những năm gần đây chi khoảng từ 1,2 đến 1,5 tỷ USD cho quốc phòng. Còn Singapo cũng đã đổ một khoản tiền lớn, khoảng 5 tỷ USD hàng nă cho ngân sách quốc phòng, phần lớn là để mua sắm các máy bay và tên lửa hiện đại.

Như đã đề cập ở trên, một vài năm trở lại đây, các nước thành viên ASEAN cũ thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung với các đối tác truyền thống của mình như Mỹ và Australia. Ví dụ cuộc tập trận “Hổ mang vàng” giữa Thái Lan và Mỹ; cuộc tập trận “Carat” song phương giữa Mỹ với từng nước thành viên ASEAN cũ; cuộc tập trận “Banlikatan” giữa Mỹ và Philippin,…Cùng với tiến trình trên, việc Mỹ điều chỉnh lại lực lượng quân sự của mình, trong đó có việc đưa quân trở lại khu vực, tái lập lại chương trình đào tạo và huấn luyện quân sự cho Inđônêsia đã làm cho tình hình an ninh khu vực trở nên phức tạp, khó dự đoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vị thế chính trị của Asean ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)