Ảnh hưởng của cuộc đấu tranh quyền lực giữa Mỹ-Trung Quốc với ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vị thế chính trị của Asean ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay (Trang 60 - 61)

Chƣơng 3 VỊ THẾ CỦA ASEAN TRONG TƢƠNG LAI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM

3.2 Những thách thức của ASEAN trong tình hình mới

3.2.2. Ảnh hưởng của cuộc đấu tranh quyền lực giữa Mỹ-Trung Quốc với ASEAN

Một trong những đặc điểm nổi bật của tình hình chính trị Đông Nam Á những năm gần đây là khu vực này đã trở thành nơi thể nghiệm sự tranh giành ưu thế địa vị - chính trị và cân bằng chiến lược giữa các nước lớn, cực quyền, trước hết là Mỹ và Trung Quốc.

Nếu như dưới thời chiến tranh lạnh, Đông Nam Á là điểm nóng gay gắt nhất của cuộc đối đầu ý thức hệ tư tưởng chính trị giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ thì bước vào thập niên thế kỷ XXI, nơi đây lại tái diễn cuộc tranh đua ảnh hưởng giữa một bên là siêu cường đã được xác lập là Mỹ với một nước lớn khác đang trên đường tìm kiếm vị trí siêu cường là Trung Quốc. Cuộc tranh đua này có nguồn gốc từ thời chiến tranh lạnh, nhưng bắt đầu nổi lên khá mạnh mẽ từ những năm đầu của thế kỷ XXI, gắn liền với sự điều chỉnh chiến lược mới toàn cầu của Mỹ sau sự kiện 11/9 và sự trỗi dậy như vũ bão của Trung Quốc cùng với sự chuyển mình của Ấn Độ. Sự tranh giành ưu thế địa – chính trị mới này đã và đang làm tăng tầm quan trọng của ASEAN trong các vấn đề của Châu Á – Thái Bình Dương, ảnh hưởng sâu sắc đến ASEAN và các nước thành viên

So sánh thực lực Trung Quốc – Mỹ ở Đông Nam Á lúc này đã quyết định đến sự ổn định tương đối của quan hệ nước lớn trong khu vực, tình hình đó đã tạo

điều kiện bên ngoài để các nước ASEAN phát huy vai trò trong khu vực. “Chiến

nghiệm thông qua kết liên minh hoặc ngoại giao để thay đổi tương quan sức mạnh Trung – Mỹ và dựa vào đó để duy trì tính độc lập chiến lược của mình.

Đông Nam Á, nhất là đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi đang là một trong những nơi Mỹ chú trọng xuất khẩu mô hình “dân chủ kiểu Mỹ”. Mỹ luôn đưa ra các bản báo cáo, chỉ trích “thành tích” nhân quyền nhiều nước Đông Nam Á, không ngừng ủng hộ nhiều tổ chức phi chính phủ, nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” ở nhiều nước, nhất là các nước có chế độ chính trị đối lập với Mỹ. Gần đây, Mỹ trở nên gây áp lực nhiều hơn đối với ASEAN. Điều này được thể hiện bằng việc thúc ép ASEAN thành lập Ủy ban Nhân quyền ASEAN và phản đối việc Mianma giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN.

Sự gia tăng hiện diện và can dự của Mỹ ở Đông Nam Á trên tất cả các mặt, từ hợp tác an ninh quốc phòng cho đến thương mại, đầu tư, nhân đạo và giáo dục trong những năm gần đây nằm trong Chiến lược Toàn cầu mới của Mỹ. Chính sách này một mặt đóng vai trò tích cực, giúp duy trì cân bằng chiến lược và quyền lực tại khu vực, thúc đẩy sự hợp tác kinh tế và an ninh khu vực, nhưng mặt khác sự gia tăng hiện diện của Mỹ sẽ tạo ra những điều khó xử trong nội bộ ASEAN và quan hệ của ASEAN với các đối tác chính khác, nhất là Trung Quốc.

Trung Quốc tìm mọi cách gia tăng ảnh hưởng của mình với ASEAN , điều này thể hiện qua các thỏa thuận hay Hiệp định hợp tác song phương với từng nước ASEAN nhằm đưa quan hệ Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á lên đối tác chiến lược

Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và việc các nước ASEAN có xu hướng xích gần hơn Trung Quốc làm tăng sự phức tạp và tranh đua quyền lực giữa các nước lớn trong vùng, nhất là giữa Trung Quốc với Mỹ. Điều này sẽ làm tổn thương đến quan hệ truyền thống của ASEAN đến các đối tác chính khác như Mỹ và Nhật Bản, tạo ra sự mất đoàn kết và phân cực chính trị trong nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vị thế chính trị của Asean ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay (Trang 60 - 61)