Những thành tựu sau 48 năm phát triển của ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vị thế chính trị của Asean ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay (Trang 55 - 57)

Chƣơng 3 VỊ THẾ CỦA ASEAN TRONG TƢƠNG LAI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM

3.1 Những thành tựu sau 48 năm phát triển của ASEAN

Sau 48 năm tồn tại và phát triển, trải qua nhiều những trở ngại và thách thức, ASEAN đã trở thành mái nhà chung của 10 quốc gia ở Đông Nam Á. Với Hiến chương ASEAN, Lộ trình xây dựng Cộng đồng vào năm 2015, ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực trưởng thành, có uy tín, có ảnh hưởng rất quan trọng ở khu vực châu Á. ASEAN đã tự khẳng định mình là một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện, đoàn kết, vững mạnh, một thực thể chính trị- kinh tế năng động, một nhan tố không thể thiếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng của khu vực ĐÔng Nam Á bênh cạnh việc trở thành đối tác chiến lược không thể thiếu của các nước lớn và các tổ chức quan trọng trên thế giới và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy đối thoại, hợp tác và liên kết ở khu vực Đông Á và châu Á- Thái Bình Dương. Những thành tựu mà ASEAN đã đạt được đáng chú ý

nhất là: Hình thành Cộng đồng ASEAN: từ một tổ chức với 5 thành viên ban đầu,

đến năm 1999 ASEAN đã bao gồm 10 quốc gia trong khu vực và hiện đang phấn

đấu cho mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Xây dƣng nền

tảng pháp lý vững chắc cho Hiệp hội: Việc thông qua Hiến chương ASEAN vào

tháng 12/2008 đã tạo ra địa vị pháp lý vững chắc cho Hiệp hội kể từ khi ra đời, khẳng định lại tính chất của ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực liên chính phủ và nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của các nước thành viên. Hiến chương đã trở thành nên tảng quyết định các vấn đề cơ bản của ASEAN; phản ánh mức độ “thống nhất trong đa dạng”, phù hợp với các mục tiêu và lợi ích chung của các thành viên. ASEAN trở thành một thực thể có tư cách pháp nhân và đã thành lập một loạt các cơ quan, bộ máy mới bao gồm Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC), APSC, AEC, ASCC, Ủy ban đại diện Thường trực (CPR) và Ủy ban liên chính phủ về nhân quyền ASEAN. Với những cơ quan này, cơ cấu thể chế và cơ chế của ASEAN đã được củng cố them nhằm tăng cường lợi ích của từng nước thành viên và của cả khối.

Những đóng góp to lớn đó của ASEAN thể hiện trước hết ở các mặt sau:

Thứ nhất, với ASEAN, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác

ở khu vực luôn là mục tiêu hàng đầu và bao trùm. Theo đó, ASEAN chủ trương phải bảo đảm rằng, không chỉ các nước khu vực chung sống hòa bình với nhau, mà cả các nước khác khi đến khu vực này cũng cần phải đóng góp xây dựng cho môi trường hòa bình, hợp tác và hòa hợp chung của khu vực. Chính vì vậy, hòa bình, an ninh và hợp tác phát triển luôn là những nội dung ưu tiên trong chương trình nghị

sự của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài. Thứ hai, ASEAN tích

cực đóng góp vào việc xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử chung của khu vực, được các nước trong và ngoài khu vực công nhận và trở thành các văn kiện và công cụ quan trọng vì hòa bình và an ninh ở khu vực. Trong nỗ lực này, ASEAN luôn đề cao các nguyên tắc về tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc. Đáng chú ý là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC, Tuyên bố EAS về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi ở khu vực…Hiện nay, Hiệp ước TAC đã có 30 nước tham gia, trong đó có tất cả các nước lớn, các đối tác quan trọng của ASEAN, ngày nay được công nhận là văn bản điều chỉnh quan hệ và các

hành vi ứng xử chung của các nước tham gia hợp tác ở khu vực. Thứ ba, ASEAN

ngày càng phát huy vai trò chủ đạo, định hướng xây dựng cấu trúc hợp tác khu vực về hòa bình, an ninh và phát triển, thông qua việc khởi xướng thành lập và dẫn dắt mạng lưới các tổ chức hợp tác khu vực trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác như ASEAN+1, ASEAN+3, ARF, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và Cấp cao Đông Á. Các diễn đàn này đã trở thành những khuôn khổ đối thoại và hợp tác hiệu quả về xây dựng lòng tin, bảođảm hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực. Đồng thời, qua đó, ASEAN cũng ngày càng đẩy mạnh hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyển thống đang đặt ra, như biến đổi khí hậu, ứng phó thảm

trương giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc và Hiến chương ASEAN. Theo đó, ASEAN đã có những đóng góp tích cực vào việc xử lý các điểm nóng hoặc những phức tạp nảy sinh ở khu vực. ASEAN khẳng định ủng hộ việc xây dựng Bán đảo Triều Tiên hòa bình và không có vũ khí hạt nhân, ủng hộ đối thoại giải quyết các bất đồng, đặc biệt là thông qua đàm phán sáu bên về Bán đảo Triều tiên. Trong năm 2011, với sự đồng ý của Campuchia và Thái Lan, ASEAN cũng đã tích cực hỗ trợ hai nước này giải

quyết hòa bình các tranh chấp biên giới nảy sinh. Thứ năm, đáng chú ý là về vấn đề

Biển Đông, ASEAN luôn khẳng định bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông là mối quan tâm chung của khu vực, theo đó ASEAN và tất cả các nước cần phải chung tay đóng góp cho các mục tiêu này; đồng thời, nhấn mạnh các nguyên tắc về thực hiện kiềm chế,không sử dụng vũ lực và giải quyết hòa bình các tranh chấp; tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC. Trước những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, ASEAN đặc biệt nhấn mạnh cần sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để có thể bảo đảm hiệu quả hơn hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông. Ngày 20/7 vừa qua, ASEAN đã nhất trí thông qua Tuyên bố về 6 nguyên tắc đối với vấn đề Biển Đông, một lần nữa khẳng định các nguyên tắc nêu trên và mối quan tâm chung của ASEAN và khu vực đối với vấn đề Biển Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vị thế chính trị của Asean ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay (Trang 55 - 57)