Chƣơng 2 VAI TRÕ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA ASEAN TRONG
2.1 Đặc trƣng cấu trúc chính trị khu vực Đông Á
Xét trên bình diện quốc tế, mặc dù chỉ là một khu vực, một phần của châu Á nhưng khu vực Đông Á lại là một khu vực quan trọng và phức tạp vào bậc nhất thế giới, bởi đây là nơi tập trung và hiện diện của nhiều nước lớn. Do đó, ở mức độ nào đó có thể nói cục diện chính trị Đông Á là phản ánh phần lớn nội dung của cục diện chính trị thế giới. Cục diện chính trị Đông Á chưa đựng những tính chất, những biến đổi cũng như những xu hướng của quan hệ quốc tế, đó là những vấn đề quan hệ của các nước lớn sau chiến tranh lạnh, vấn đề thiết lập cục diện chính trị tại khu vực hay xu hướng đa cực hóa, xu hướng dùng cơ chế “kiềm chế mềm” để giải quyết các mâu thuẫn giữa các thực thể chính trị. Vai trò và quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực với nhau và với Mỹ là những mối quna hệ đặc biệt, đan xen; vừa chứa đựng những lợi ích chính trị, vừa ẩn chứa những mục đích an ninh; cả trên bình diện quan hệ song phương và quan hệ đa phương.
Thực tế lịch sử đã cho thấy, quan hệ quốc tế ở Đông Á luôn chịu sự tác động và chi phối bởi những yếu tố riêng biệt về vị trí địa lý, thể chế nhà nước, lịch sử, văn hóa và đặc biệt là sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn ở khu vực. Trong những thập niên đầu thế kỷ 21, môi trường địa- chính trị Đông Á đã có những biến đổi sâu sắc, sự biến đổi này vừa tạo một không gian mới cho sự tương tác quyền lực giữa các chủ thể quốc tế tại đây, vừa thúc đẩy quá trình định hình một diện mạo mới của trật tự khu vực. Cấu trúc mới của trật tự khu vực bộc lộ ngày càng rõ nét xu hướng đa cực “nó phản ánh những biến đổi thực lực và sự tương tác đan xen, đa diện và phức tạp giữa các thực thể chính yếu trên “bàn cờ quyền lực” khu vực đó là các nước lớn Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản cùng với sự ảnh hưởng rất quan trọng của Nga, Ấn Độ, ASEAN và vai trò nhất định của Hàn Quốc, Liên minh
Châu Âu và Australia”i