Ảnh hưởng của các nước lớn và khối quyền lực khác đến ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vị thế chính trị của Asean ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay (Trang 63 - 69)

Chƣơng 3 VỊ THẾ CỦA ASEAN TRONG TƢƠNG LAI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM

3.2 Những thách thức của ASEAN trong tình hình mới

3.2.4. Ảnh hưởng của các nước lớn và khối quyền lực khác đến ASEAN

Đối với Nhật Bản, sự gia tăng chi phí quốc phòng, đưa quân đội đến Trung Đông, tích cực tập trận chung với các đồng minh, đồng thời tăng cường ngoại giao chính trị và liên kết kinh tế châu Á, trong đó có Đông Nam Á là những nỗ lực mới

của Nhật Bản nhằn duy trì địa vị cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới và thiết lập

vị thế chính trị tương ứng. Sự chuyển mình của Ấn Độ trong giai đoạn gần đây

cũng có những tác động đáng kể đến quan hệ quốc tế trong vùng. Với “chính sách hướng Đông” của mình, Ấn Độ đã tăng cường xây dựng quan hệ với các nước trong khối ASEAN và chủ động tham gia các diễn đàn, can dự vào những vấn đề khu vực. Sự có mặt của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á làm tăng sự cạnh tranh và hợp tác giữa ASEAN với các đối tác láng ghiềng, góp phần tạo cân bằng quyền lực trong

khu vực Đông Nam Á. Ngoài Nhật Bản và Ấn Độ, sự tương tác quyền lực ở khu

vực Đông Nam Á cũng không thể không đề cập đến sự hiện diện của Nga và EU và các đối tác khác.

Tuy đã có những kết quả ngoài mong đợi của những người sang lập ban đầu. Nhưng trong quá trình phát triển của mình, ASEAN cũng đang gặp phải những thách thức, trở ngại liên quan đến tình hình quốc tế, cũng như những đặc điểm và

tính chất liên kết của ASEAN.Trong đó phải kể đến những trở ngại trong quá trình

xây dựng Cộng đồng ASEAN. Quá trình xây dựng Công đồng ASEAN còn nhiều trở ngại do những khác biệt về ưu tiên và quan điểm của từng nước thành viên; khác biệt về trình độ phát triển, cơ sở hạ tầng và cam kết về nguồn lực cho hợp tác khu vực. Ngoài ra, giữa các thành viên còn tồn tại những vấn đề tranh chấp lãnh thổ, mâu thuẫn trong quá khứ cùng với sự khác biệt về thể chế chính trị, văn hóa, những xung đột mới nảy sinh có thể ảnh hưởng đến an ninh và ổn định khu vực.

Bên cạnh những khó khăn nội tại, ASEAN cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài, những thách thức lớn trước làn song toàn cầu hóa bên cạnh việc

giữ bản sắc trong khu vực phát triển năng động và tăng trưởng nhanh. Sự phức tạp

trong an ninh khu vực, tiến trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nguy cơ tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn trong bối cảnh châu Á đang nổi lên thành trọng tâm mới trong quan hệ quốc tế đã đặt ra những thách thức không nhỏ cho việc điều hòa các mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài khu vực ở các cấp độ gắn kết khác nhau, với vai trò trung tâm và động lực của ASEAn trong các tiến trình hợp tác và đối thoại ở khu vực như ASEAN+1, ASEAN+ 3, ARF, ADMM+, EAS,…Hiệp hội

cũng phải đối mặt với việc quản lý, điều phối và phát huy vai trò các cơ chế, tiến trình trong cấu trúc khu vực.

Ảnh hƣởng của Trung Quốc

Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với sự phát triển của ASEAN thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, Trung Quốc có một thị trường nội địa khổng lồ. Việc thực hiện những cam kết mở cửa, cắt giảm thuế quan, tự do hóa thương mại và đầu tư đã và đang tạo điều kiện cho sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của hàng hóa ASEAN vào thị trường này. Sự gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ là nhân tố mới thúc đẩy sự phát triển của các nước ASEAN. Thứ hai, sự phát triển và ổn định của Trung Quốc là nhân tố quan trọng tác động đến sự ổn định của khu vực, trong đó có ASEAN. Đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc không những có lợi cho ASEAN mà còn làm giảm sự phụ thuộc của ASEAN vào một số trung tâm lớn của thế giới như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản. Thứ ba,với sự phát triển mạnh mẽ của mình, Trung Quốc đang trở thành một cường quốc thương mại của thế giới, điều này làm tăng vai trò của đồng Nhân dân tệ trong khu vực. Trên quy mô toàn cầu, năm 2002 , Trung Quốc đã vượt Anh trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 5 trên thế giới. Trong khi đó, buôn bán của Trung Quốc với Châu Á tăng từ xấp xỉ 120 tỷ USD năm 1993 lên khoảng 360 tỷ USD băn 2002. Trước sự phát triển mạnh mẽ về thương mại và du lịch của Trung Quốc với các nước trong khu vực, đồng Nhân dân tệ đang được lưu hành và được sử dụng rộng lãi ở các nước ASEAN, ngày càng có vai trò mới như đồng Đô la của Châu Á. Đồng Nhân dân tệ đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong các giao dịch buôn bán ở Bắc Lào, ở Bắc Mianma cũng như được sử dụng ngày càng nhiều trong buôn bán ở Thái Lan, Việt Nam,Camphchia. Ngày nay, rất ít người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài lại đổi đồng Nhân dân tệ ra ngoại tệ như họ đã làm trước kia khi rời khỏi Trung Quốc. Đồng Nhân dân tệ đang và đã lưu hành rộng rãi ở các nước mà khách du lịch Trung Quốc đến nhiều và ưa chuộng ở Đông Nam Á. Việc đồng Nhân dân tệ lưu hành rộng rãi ở nhiều nước ASEAN phần nào phản ánh vai trò kinh tế của Trung Quốc ở ASEAN. Với những biểu hiện trên, vai trò của Trung Quốc đối với sự phát triển của ASEAN ngày càng gia tăng, làm

suy yếu và có thể nói là từng bước thay thế những ảnh hưởng của Mỹ và Nhật Bản ở ASEAN.

Mặc dù vậy, ASEAN vẫn còn tồn tại nhiều hoài nghi đối với Trung Quốc. Những hoạt động gần đây của Trung Quốc ở biển Đông cung cấp thêm cơ sở cho sự nghi ngờ của các nước trong ASEAN. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Phải chăng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thực hiện tham vọng làm chủ biển Đông? Tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục lập trường giải quyết vấn đề biển Đông trên cơ sở song phương, trong khi họ đã ký kết DOC với ASEAN? Bởi vậy ASEAN với tư cách một thực thể, luôn né tránh tất cả các gợi ý của Trung Quốc về vấn đề hợp tác quân sự song phương và chỉ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề an ninh phi truyền thống. Từ 1- 1- 2010, ACFTA đã được xây dựng xong trong khu vực Trung Quốc – ASEAN 6. Những lợi ích kinh tế, chính trị của ACFTA là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, ACFTA cũng mang đến những hệ lụy kinh tế - xã hội trong ASEAN 6 trong đó có Inđônêxia. Theo nhà kinh tế học Winarno Zain của Inđônêxia, “ vấn đề là những lợi ích từ tự do thương mại còn chưa rõ. Những mất mát đã xảy ra dưới hình thức đóng cửa và sa thải công nhân rõ hơn. Một loạt các sản phẩm nhập từ Trung Quốc đã làm lụt thị trường Inđônêxia từ hàng dệt, quần áo mat sẵn, đồ lót, điện tử, đồ chơi, nội thất, thép, hóa chất, máy móc. Các công ty Inđônêxia khó có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu Trung Quốc vì nó được bán với giá thấp và chất lượng hợp lý” (Winarno Zain, “the pain, Gain from ACFTA”, Jakarta Post (online) 25/4/2011).

Tầm ảnh hƣởng của Mỹ

Đối với sự hình thành và phát triển các thể chế hợp tác kinh tế đa phương thì vai trò của Mỹ rất lớn. Ngoài việc tán thành và đề cao vai trò của ASEAN như một thành tố quan trọng của cấu trúc khu vực đang hình thành, trong đó coi ASEAN là trung tâm, Mỹ đang có những động thái mới đối với ASEAN như ký TAC, đưa ra sáng kiến Hợp tác giữa Mỹ với khu vực sông Mê Công và đặc biệt là cơ chế Đối tác xuyên Thái Bình Dương, trong đó muốn các nước ASEAN tham gia vào quá trình này để thiết lập một khu vực mậu dịch tự do cho khu vực rộng lớn này trong tương lai. Thêm vào đó, Mỹ cũng hài lòng việc ASEAN để Mỹ tham gia vào cơ chế Cấp

cao Đông Á. Đây là cơ hội tốt cho ASEAN và các nước thành viên liên kết sâu rộng hơn vào hệ thống kinh tế khu vực và toàn cầu. Cũng từ việc tham gia vào các cơ chế hợp tác trên, ASEAN sẽ đẩy nhanh và có hiệu quả hơn tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, làm tăng tính mở của tổ chức này. Còn các nước thành viên có cơ hội nhiều hơn để hợp tác và nâng cao tính cạnh tranh trong một cấu trúc đa tầng, đan xen đang được hình thành tại khu vực này. Điều này sẽ thúc đẩy phát triển các quan hệ kinh tế song phương và đa phương của ASEAN và các nước thành viên.

Về sức mạnh của thể chế và các quan hệ quốc tế: Có thể nói hiện tại và trong cả tương lai gần, nước Mỹ vẫn còn đóng vai trò hàng đầu trong việc xây dựng các thể chế hợp tác đa phương, cả kinh tế, chính trị - an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN. Nếu như không có sự hưởng ứng này của Mỹ thì tiến trình này sẽ gặp trở ngại lớn, bởi Mỹ không chỉ có quan hệ đồng minh chiến lược và hợp tác kinh tế sâu rộng với nhiều nước ASEAN mà Mỹ còn có vai trò lớn trong các thể chế hợp tác toàn cầu, khu vực như IMF, WB, APEC,…và các quan hệ đồng minh khác trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc,…Các thể chế và các mối quan hệ trên có khía cạnh tích cực của nó, nếu như các nước ASEAN biết khai thác, nhất là trong việc thúc đẩy hội nhập khu vực và quốc tế cũng như tạo thế cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là hạn chế những mặt trái trong mở rộng quan hệ với Trung Quốc.

Trong lĩnh vực kinh tế thương mại: Những năm đầu thế kỷ XXI Mỹ vẫn là một trong những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của ASEAN. Điều này cho thấy Mỹ là thị trường quan trọng của ASEAN.

Tầm ảnh hƣởng của Nhật Bản

Ngoài việc thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư, văn hóa với cả khối ASEAN, Nhật Bản còn giúp thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên ASEAN, nhất là các thành viên mới trên bán đảo Đông Dương. Nhật Bản đặc biệt coi trọng việc phát triển Tiểu vùng Mê Công, nơi có đầy tiềm năng chưa khai thác nhiều và cũng là địa bàn chú ý hàng đầu của Trung Quốc. Trong số các dự án đó thì

Nguồn đầu tư ODA của Nhật Bản đã góp phần không nhỏ làm cải thiện nhanh chóng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo của các nước ASEAN. Ngoài việc cấp viện trợ ODA, Nhật Bản còn hợp tác chặt chẽ với các nước ASEAN để tổ chức các cuộc gặp cấp cao, trong đó mới đây nhất Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Nhật Bản và các nước hạ lưu Mê Công tổ chức tại Tokyo 11/9. Tại hội nghị, Nhật Bản cam kết hỗ trợ các nước tiểu vùng sông Mê Công 500 tỷ Yên, viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong 3 năm để phát triển cơ sở hạ tầng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho khu vực này.

Hiện nay, trước sức ép gia tăng cạnh tranh từ phía Trung Quốc và nhu cầu trở thành một cường quốc chính trị trên thế giới, Nhật Bản lại càng coi trọng vị thế của ASEAN và có nhu cầu thúc đẩy quan hệ toàn diện với các nước trong khu vực này. Hơn nữa các nước ASEAN có nhu cầu phát triển quan hệ đối tác toàn diện nhiều hơn với Nhật Bản không chỉ vì nước này có nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại mà việc hợp tác kinh tế của họ ít gắn liền với các vấn đề nhạy cảm, ít có biểu hiện áp đặ theo kiểu nước lớn. Đây là những cơ sở, tiền đề hết sức quan trọng trong việc mở rộng quan hệ hai bên.

Nhật Bản đang trở thành quốc gia tích cực và chủ động tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương và củng cố quan hệ song phương với các nước ASEAN. Trong thập niên tới, sự can dự của Nhật Bản đối với các vấn đề chính trị, an ninh của Đông Nam Á sẽ tăng lên. Nhật Bản sẽ ủng hộ lập trường của ASEAN và Mỹ về vấn đề biển Đồng, trong đó sẽ đấu tranh cho việc tự do hóa các tuyến đường hàng hải và giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng. Nhưng va chạm về lợi ích giữa Nhật và Trung Quốc ở vùng biển Hoa Đông đang nổi lên sẽ làm tăng sự quan tâm của Nhật đối với vùng biển Đông, nơi người Nhật có lợi ích thương mại và chiến lược tại khu vực này. Sự tương đồng về lợi ích chiến lược giữa Nhật Bản và các nước ASEAN trước sự gia tăng ảnh hưởng của các nước lớn, trước hết là Trung Quốc sẽ tạo cho ASEAN có thêm “không gian co giãn” để thực hiện chiến lược đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế và cân bằng ảnh hưởng của các nước lớn, cực quyền tại ASEAN.

Ảnh hưởng của EU

Chiến lược Châu Âu mới của EU cho thấy EU cuối cùng đã nhận ra tầm quan trọng của Châu Á trong thế kỷ tới; và EU cũng đang thực thi chiến lược châu Á mới ở ASEAN. EU đã xem việc nâng cao sự có mắt về kinh tế và vị thế của EU ở khu vực Đông Nam Á là mục tiêu của họ. Tình hình hiện nay ở ASEAN khá thuận lợi cho EU. Theo quan điểm của ASEAN, EU không phải là một khối quân sự có thể gây nên lo ngại về an ninh cho Đông Nam Á.

Sự có mặt về kinh tế tăng lên của EU ở ASEAN cũng là một tương lai đáng mong muốn của Hiệp hội. Chính sách châu Á mới ở ASEAN của EU không hề có ý định loại trừ Mỹ, mà chỉ đưa ra cho ASEAN một sự so sánh về kỹ thuật và công nghệ, cũng như muốn đa dạng hóa cung cấp cho ASEAN, vì EU có thể đáp ứng tốt nhu cầu của mỗi quốc gia ASEAN.

Sự phát triển quan hệ bình đẳng về kinh tế, chính trị với việc xâm nhập đa dạng, nhiều cấp độ của EU vào ASEAN cũng tạo áp lực làm cho Mỹ phải xem lại và nâng cấp quan hệ với ASEAN trên bình diện cởi mở hơn và bình đẳng hơn. Tính hợp tác lâu dài và bình đẳng của ASEAN – EU là nhân tố không thể thiếu được khi ASEAN hướng tới thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vị thế chính trị của Asean ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay (Trang 63 - 69)