Các kiểu và hình thức nhà nước dựa trên sự đối kháng giai cấp

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn triết học (Trang 94 - 95)

II. QUAN HỆ GIAI CẤP VỚI DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

a.Các kiểu và hình thức nhà nước dựa trên sự đối kháng giai cấp

Lịch sử nhân loại đã trải qua ba hình thái kinh tế - xã hội dựa trên sự đối kháng giai cấp. Tương ứng với ba hình thái kinh tế - xã hội đó là ba kiểu nhà nước của các giai cấp bóc lột.

- Nhà nước chủ nô thực hiện sự chuyên chính của giai cấp chủ nô đối với giai cấp nô lệ và tầng lớp tự do. Hình thức cơ bản của nhà nước chủ nô là nhà nước quân chủ và nhà nước cộng hoà.

- Nhà nước phong kiến thực hiện sự chuyên chính của giai cấp phong kiến đối với giai cấp nông dân và những người lao động khác. Hình thức cơ bản của nhà nước phong kiến phương Tây là nhà nước phong kiến phân quyền. Hình thức cơ bản của nhà nước phong kiến phương Đông là nhà nước phong kiến quân chủ tập quyền dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất.

Nhà nước phong kiến Việt Nam tồn tại phổ biến trong hình thức nhà nước quân chủ phong kiến tập quyền suốt trong gần 10 thế kỷ (từ thế kỷ X đến thế kỷ XX).

- Nhà nước tư bản thực hiện sự chuyên chính của giai cấp tư s���n đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động nói chung. Hình thức cơ bản của nhà nước tư bản là hình thức nhà nước cộng hoà và hình thức nhà nước quân chủ lập hiến.

Tuy khác nhau về hình thức cụ thể, nhưng chung quy lại thì tất cả các nhà nước tư bản đều là nền chuyên chính tư sản.

b. Kiểu nhà nước chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ đi lên chủ

nghĩa xã hội

- Kiểu nhà nước chuyên chính vô sản

+ Là kiểu nhà nước thích ứng với thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhà nước chuyên chính vô sản được xác lập khi cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động xoá bỏ nhà nước của các giai cấp bóc lột và tự tiêu vong khi xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản.

+ Là kiểu nhà nước mang bản chất giai cấp vô sản; được xây dựng và hoàn thiện theo mục tiêu xây dựng và quản lý kinh tế - xã hội; tổ chức nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở liên minh giai cấp công nông và tầng lớp trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng giai cấp vô sản.

+ Là kiểu nhà nước có chức năng trấn áp và chức năng tổ chức xây dựng nền kinh tế mới, xã hội mới.

- Hình thức của nhà nước chuyên chính vô sản + Công xã Pari (1871).

+ Liên bang Xô viết (1917 - 1991).

- Hình thức nhà nước Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là Dân chủ cộng hoà và nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn triết học (Trang 94 - 95)