Những hình thức cơ bản của thếgiới quan

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn triết học (Trang 53 - 54)

II. NHỮNG GIAI ĐOẠN CHỦ YẾU TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

b.Những hình thức cơ bản của thếgiới quan

- Thế giới quan huyền thoại có nội dung pha trộn giữa thực với ảo, giữa người với thần đặc trưng cho tư duy nguyên thuỷ giải thích các lực lượng tự nhiên trong tưởng tượng và nhờ trí tưởng tượng.

- Thế giới quan tôn giáo có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên đối với thế giới, đối với con người, được thể hiện qua các hoạt động có

tổ chức để suy tôn, sùng bái lực lượng siêu nhiên ấy. Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế. Đặc trưng chủ yếu của thế giới quan tôn giáo là niềm tin vào một thế giới khác hoàn mỹ làm giảm nỗi khổ trần gian.

- Thế giới quan triết học thể hiện bằng hệ thống lý luận thông qua các khái niệm, phạm trù, quy luật. Thế giới quan triết học không chỉ nêu ra các quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, mà còn chứng minh chúng bằng lý luận. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, là bộ phận quan trọng nhất của triết học bởi vì nó chi phối các quan điểm, quan niệm còn lại của thế giới quan như quan điểm, quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, kinh tế, chính trị, văn hoá v.v.

- Thế giới quan duy vật triết học và thế giới quan duy tâm triết học là hai hình thức của thế giới quan triết học (xem cách giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học).

- Thế giới quan khoa học và thế giới quan phản khoa học. Thế giới quan khoa học phản ánh thế giới và định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người trên cơ sở tổng kết những thành tựu của nghiên cứu, thực nghiệm và dự báo khoa học. Thế giới quan khoa học không ngừng được bổ sung và hoàn thiện và phát triển; thông qua hoạt động thực tiễn của con người, thế giới quan khoa học được hiện thực hoá, trở thành sức mạnh vật chất. Thế giới quan phản khoa học, ngược lại do không phản ánh đúng bản chất của thế giới nên dễ làm cho con người rơi và thế giới quan duy tâm.

2. Thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển của thế giới quan duy vậta. Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn triết học (Trang 53 - 54)