Sự thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn triết học (Trang 49)

II. NHỮNG GIAI ĐOẠN CHỦ YẾU TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

d.Sự thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng

Bản chất khoa học đã bao hàm tính cách mạng của triết học Mác, phản ánh bản chất của giai cấp công nhân.

- Tính khoa học của triết học Mác thể hiện ở chỗ, triết học đó đã xây dựng nên thế giới quan duy vật biện chứng khoa học và triệt để. Với tư cách là thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, tính khoa học của triết học Mác còn thể hiện ở khả năng khái quát sáng tạo những hiện tượng mới nẩy sinh trong quá trình cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và do vậy, triết học Mác có khả năng phát triển vô tận.

- Tính cách mạng của triết học Mác thể hiện ở chỗ, khi đưa ra quan niệm về tính hợp lý của hiện thực đang tồn tại đã bao hàm cả quan niệm về sự diệt vong tất yếu của nó do nguyên nhân giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng; quá trình tích luỹ dần về lượng khi đến độ, gặp điều kiện chín muồi, tất yếu sẽ dẫn đến sự tự phủ định, làm cho sự vật, hiện tượng phát triển theo đường xoáy ốc lên giai đoạn mới, tiến bộ hơn về chất.

đ. Xác định đúng mối quan hệ giữa triết học với các khoa học chuyên ngành

- Ph.Ăngghen cho rằng, cứ mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa họctự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật phải thay đổi hình thức của nó. Những phát minh của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX là một trong những tiền đề cho sự ra đời của triết học Mác và triết học Mác đã làm biến đổi căn bản tính chất, đối tượng của triết học và mối quan hệ của nó đối với các khoa học chuyên ngành.

- C.Mác và Ph.Ăngghen đã xác định đúng giới hạn và mối quan hệ mới giữa triết học với các khoa học chuyên ngành. Triết học Mác không nghiên cứu những vấn đề cụ thể và cũng không đóng vai trò khoa học của mọi khoa học, mà là thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung nhất cho sự phát triển của cáckhoa học đó.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn triết học (Trang 49)