6. Cấu trúc của luận văn
1.3. Tiếng cười trong văn học Việt Nam
1.3.1. Tiếng cười trong văn học dân gian
Đầu tiên, phải khẳng định rằng đội ngũ sáng tác văn học dân gian chủ yếu là nông dân. Họ là những người lao động cần cù trên đồng ruộng, sống trong làng quê. Họ chưa có lí luận của riêng mình về mặt chính trị, cho nên mọi chuẩn mực đều dựa trên cơ sở lí luận của giai cấp phong kiến (mà giai cấp này đã lấy học thuyết nho gia làm cơng cụ cai trị của mình). Họ sớm nhận
ra những mâu thuẫn trong xã hội (Con ơi nhớ lấy câu này/ Cướp đêm là giặc,
cướp ngày là quan; Con vua thì lại làm vua/ Con sãi ở chùa thì quét lá đa…).
Biết rằng có những bất cơng nhưng người nơng dân thiếu nội lực và lí luận để đấu tranh. Trong khi chờ đợi những thay đổi lớn đến, họ đấu tranh bằng tiếng cười phê phán, chế giễu những cái trái tai gai mắt mà họ thấy. Cho nên, cung bậc đầu tiên của tiếng cười dân gian là tiếng cười hài hước phản ánh tinh thần
lạc quan, khỏe khoắn của nhân dân. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là tiếng cười để quên đi những mệt mỏi phiền luỵ trong đời thường. Theo Đinh Gia Khánh thì “tiếng cười hài hước bật ra là do sức mạnh nội tại của tâm trí chúng ta, tức là sự phản kháng và sự thắng lợi của tư duy logic đối với những hiện tượng muốn lọt ra khỏi phạm vi giải quyết của nó. Tiếng cười hài hước thể hiện sự thắng lợi của trí tuệ” [22, 366]. Nơng dân bị hạn chế về tầm nhìn xã hội, nên có phê phán xã hội thì cái cười cũng chưa thể sâu cay như cái cười của nhà nho. Tuy thế, họ đã khẳng định được giá trị của dòng văn học trào phúng dân gian trong nền văn học dân tộc.
Tiếng cười dân gian trong mỗi thời kì và mỗi chủ đề có cung bậc rất khác nhau. Nhìn chung, người nơng dân trong xã hội phong kiến ở thế yếu, bị áp bức bóc lột mà lại thấp cổ bé họng, cho nên họ sử dụng tiếng cười làm vũ khí đấu tranh, có khi là vũ khí đấu tranh duy nhất trước những bất cơng và bất cập trong xã hội. Dễ dàng tìm thấy tiếng cười dân gian trong tác phẩm ca dao, hò, vè, truyện tiếu lâm, truyện cười, truyện Trạng, các vai hề... Người dân có thể phê phán thói xơi thịt của quan viên, thói ăn tiền, tham ô, nhũng nhiễu nhân dân, phê phán chế độ phu phen, thuế má, thi cử,…
Nhưng chính cái lỗi thời, xấu xa khơng chỉ có ở giai cấp phong kiến mà cịn có thể tìm thấy ở hàng ngũ nhân dân lao động. Cuộc sống tiến lên mà những tập tục cũ vẫn cứ níu giữ người ta lại. Mặt khác, khi ý thức hệ chính thống của thời đại là ý thức hệ của giai cấp thống trị (ở đây là giai cấp phong kiến) thì một mặt người dân chống lại nó và một mặt lại chịu sự chi phối của chính lí luận ấy. Cho nên, “tiếng cười hài hước có thể tìm thấy đối tượng trong những hành vi nào đó của một số người trong nhân dân lao động. Tiếng cười này có ý nghĩa đấu tranh mạnh mẽ, khơng phải là đấu tranh chống giai cấp bóc lột mà là đấu tranh trong nội bộ nhân dân” [22, 368]. Đó là thói hư tật xấu như khoe khoang khốc lác, tham ăn, hủ tục trong gả bán cưới xin, mê tín dị đoan, thói lười, thói đời ăn ở bạc như vơi,…
Tóm lại, tiếng cười trong văn học dân gian không những phản ánh đời sống tinh thần lạc quan của nhân dân mà cịn nói lên thái độ phản kháng của họ trước những điều trái tai gai mắt và bất công trong xã hội. Do cái nhìn của người nơng dân cịn hạn hẹp, cho nên tiếng cười nhiều khi chưa được sâu cay như tiếng cười của nhà nho. Tuy nhiên, nghệ thuật gây cười mà văn học trào phúng dân gian để lại là vô giá!