Vận dụng thể thơ lục bát, song thất lục bát, hát nói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếng cười trong thơ tú mỡ (Trang 91 - 94)

Chương 3 : NGHỆ THUẬT GÂY TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ TÚ MỠ

3.1. 1.Vận dụng các hình thức nghệ thuật dân gian

3.1.2.1. Vận dụng thể thơ lục bát, song thất lục bát, hát nói

Với thể thơ lục bát quen thuộc, Tú Mỡ sử dụng khá thành thạo và có những cách tân thành cơng. Thơ lục bát của Tú Mỡ dù mang nội dung trào phúng thì vẫn cứ giữ được đặc trưng thể loại: uyển chuyển, nhịp nhàng. Ông thường sử dụng thể thơ này để kể chuyện – như ông tâm sự trong bài báo

Kinh nghiệm học tập và sáng tác thơ trào phúng. Chúng ta có thể thấy trong

sáu tập thơ được khảo sát ở bảng 3.1 đã có 175 bài thơ lục bát: Vua bà sợ thần

lửa, Ông Phủ cầu tài, Độc lập chi bay..! Rách váy bà,Lệ mới lầu hồng,... Cụ Nẫm làm ngụy vận, Chúng tao là Việt Minh cả,.... với đủ các đề tài.

Trong nhiều câu thơ lục bát (và cả những câu thơ ở thể loại khác nữa, nhưng điển hình và phổ biến là ở thể thơ này), thường dùng những dấu chấm lửng (...) ở giữa câu thơ để nhấn mạnh hoặc bông đùa. Đặc biệt, thủ pháp này thường đi liền với lối kết thúc bất ngờ, tạo ra tiếng cười thú vị, đầy trí tuệ và

nâng giá trị trào phúng lên rất nhiều. Chẳng hạn, Tú Mỡ tổng kết mọi công

đức của Ơng Ngơ Ma Bùn trong câu thơ lục bát lấp lửng sau:

Ơng quen núp bóng quyền hành, Để chơi thủ đoạn tranh giành... cơm chim.

Thể thơ lục bát vốn có nhịp điệu êm ái, nhẹ nhàng. Tú Mỡ sử dụng chính thể thơ có vẻ “hiền lành” này để sáng tác những bài thơ đánh địch. Không giơ cao đánh khẽ, mà đánh ra đánh! Chẳng hạn, với các ơng nghị gật vơ tích sự đến mức chỉ biết phân vân về cái chỗ ngồi khi hội họp, các câu thơ lục bát

trong bài Ngôi thứ các ông nghị diễn tả cái “trơ” của các ông, không phải các

ông đứng ngồi trơ, mà các ông trơ ra cái mặt xồng xĩnh vơ dụng như “đồ phù trang”:

Ngồi làm sao? Đứng làm sao? Để cho thiên hạ trơng vào khỏi... trơ!

Cũng có khi thơ lục bát “đáo để” đốp chát Tổng Giôn và đế quốc Mĩ: Ta lật tẩy tên bợm già,

Củ cà rốt thối đây ta ... đấm vào!

(Tẽn tò, con cò cụp đi)

Ngồi ra, chúng ta còn bắt gặp những tác phẩm viết theo thể lục bát đậm chất hiện thực của Tú Mỡ. Có khi, đó là bài lục bát diễn tả cảnh đời trên đất

nước mình đang sống: cảnh Đơng Tây giao thoa, Vợ chồng đời nay khác xưa, “hễ cậu kém tiền, giở luật cởi duyên”; cảnh cô thôn nữ muốn nên ông nên bà đòi Lấy chồng ông phán nhưng “chồng hư” nên phải “mình em giật gấu vá

vai”,... cảnh nơng dân Ninh Bình theo cờ Đảng Bạt vía thành hồng làng lấy

lại cơng bằng, ruộng đất từ tay tên địa chủ lưu manh Quách Tần;... Có khi, đó là bài lục bát khắc hoạ chân dung nhân vật sống động và đầy ấn tượng. Một loạt các bức tranh hoạt họa chân dung các ông nghị của Tú Mỡ viết bằng thơ

lục bát: Bộ Hàm của ông Đỗ Thận, Văn sĩ Trần Văn Tùng, Ông hàn Nguyễn

Mạnh Bổng, Ông trùm Phạm Lê Bổng, Ông trạng mẹo Phạm Duy Khiêm, Quan sư Nguyễn Năng Quốc, Nam hải nhị dị nhân, Hách,... Ba bộ mặt của

Ngơ Đình Diệm, “Bố mìn Ngơ Đình Diệm”, Con trăn Ngơ Đình Diệm,... Thể

lục bát quen thuộc khiến ta nhớ như in hình hài Ơng trùm Phạm Lê Bổng có

“tấm thân trịnh trọng như đồ phù trang”:

Trời cho cái mã bề ngoài, Để che đậy cái... sơ sài bên trong.

Và một ấn tượng đầy ghê sợ với qi vật Con trăn Ngơ Đình Diệm:

Thống Diệm như một con trăn Quai quai quằn quằn uốn khúc trong Nam Bấy lâu ngoác mép, phồng mang, Phì phì hơi độc chỉ toan ăn người. Kẻ nào tranh nó miếng mồi, Nó rình đớp sống nuốt tươi mới đành...

Cái mới mẻ mà Tú Mỡ đem lại cho thơ lục bát không chỉ là những câu thơ có hình thức lạ (ngắt dòng thơ thành hai câu hỏi, dùng nhiều dấu chấm lửng trong cùng một dịng thơ...), mà cịn có một tinh thần mới mẻ. Xưa, người ta từng thấy thơ lục bát tỏ tình, tỏ ý của nhân vật trữ tình trong ca dao,

trong Truyện Kiều, trong Thơ mới. Nay, người ta xúc động thấy thể thơ này

xông pha chiến đấu thực sự trên mặt trận văn hóa tư tưởng trong thơ Tú Mỡ! Nhiều bài thơ làm theo thể song thất lục bát và hát nói của Tú Mỡ có tính

bình luận thời sự như Sư ơng trúng số, Bỏ áo thụng xanh, Leo thang lên hỏi

ông trời,...Thằng Mĩ cút đi, Cùng một duộc, Độc lập giả hiệu và cờ ba que, Món hang ế, Ăn xin,... Với thể thơ này, chẳng những nhà thơ kể việc được

một cách cụ thể như ở thơ lục bát mà nhà thơ cịn có thể đưa ra ý kiến chủ quan của mình một cách có tình, có lý, rất thuyết phục. Chẳng hạn, sau khi phân tích, chế giễu nước Đại Pháp đang hồi điêu linh và đả kích cuộc tàn sát

của chúng ở Việt Nam, cuối bài thơ Ăn xin, Tú Mỡ bình luận một cách thấm

thía:

Sao chẳng gọi họ về đất nước, Về thôn quê, cày cuốc , gieo trồng.

Lúa mì sẽ tốt đầy đồng, Nước khơng đến nỗi phải hịng ăn xin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếng cười trong thơ tú mỡ (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)