6. Cấu trúc của luận văn
2.2. Đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ
2.2.2.2. Việt gian và bọn bù nhìn
Với bọn Việt gian và bù nhìn bán nước, ngòi bút đả kích của Tú Mỡ càng
sắc sảo. Ông trút thái độ khinh bỉ, sự căm giận tột cùng lên chúng (Quái thai,
Chính phủ bù nhìn). Bởi chúng sinh ra trên đất nước này, nhưng lại là bọn bán
nước, buôn dân, cùng với giặc đẽo xương, rút ruột, bóp hầu nhân dân. Đầu trò bù nhìn là ông cựu hoàng Vĩnh Thụy, mong dựa vào Pháp dựng lại ngai tàn:
Nực cười Vĩnh Thụy, Bô-la, Một đôi đĩ bợm giao hòa cùng nhau…
…Nay mai sắp trở về nhà, Đẻ ra “chính phủ quốc gia bù nhìn”.
Lũ bè “chính trị ăn xin”,
Đang nghển cổ nhìn, đón đỡ quái thai.
Rồi Bô-la-éc bố mìn
Lập ra chính phủ bù nhìn Trung ương. Đầu trò Vĩnh Thụy làm Vương, Sáu Xuân làm tướng, với phường tay sai.
(Chính phủ bù nhìn)
Tú Mỡ không chỉ vạch mặt những tên vua bù nhìn, mà còn mỉa mai đến tận gốc rễ trò bán nước của chúng. Đối với Vĩnh Thuỵ, Tú Mỡ như một người “tọc mạch” kể lể hết từ việc ông ta ăn bánh mì Tây, học trường Tây từ thuở lên mười, lớn lên lại được Tây cưới vợ cho. Tú Mỡ phải kể thế để mọi người rõ như ban ngày vì sao Vĩnh Thuỵ cam tâm làm chó giữ, chim mồi cho Tây. Còn Bảo Đại là ông vua lo “hai mắt đăm đăm nhìn xa như trông vời cố quốc,
vẻ mặt đượm một nét buồn sâu sắc!” (Tâm sự ông vua lo). Bảo Đại từ Hồng Kông sang Pháp để “chữa mắt rồng”, kì thực là để tìm cơ hội dựa dẫm Pháp. Tú Mỡ nhìn thấy bệnh của tên vua bù nhìn ấy bị “màng kéo mịt mù, thong
manh, quáng gà” nên không nhận ra “giặc hoành hành dã man”, “nhìn thực dân Pháp hóa ra bạn hiền” (Chữa mắt rồng). Tú Mỡ lại tố cáo thêm một lần
nữa: sự thật của chuyến sang Pháp đấu tranh vì độc lập là Bảo Đại đi ăn chơi, đánh bạc, thua ba triệu phơ-răng:
Hôm sau tờ báo “Tốc hành” Đăng tin sòng bạc ở thành phố Can
Mới thêm con bạc cóc vàng Cựu hoàng Bảo Đại, cũng làng tay chơi
Mùng 2 tháng 8 vừa rồi
Đã nướng một hồi ba triệu phơ-răng.
(Thằng ngốc phân trần)
Nhà thơ trào phúng nhận xét rất thẳng thừng mối quan hệ giữa bù nhìn với thực dân. Thực dân Pháp chỉ coi Vĩnh Thụy như con bài, hết giá trị sẽ loại
đi ngay. Tú Mỡ nhìn trước sự thật ấy, ông lạc quan vẽ ra Tương lai của Vĩnh
thuốc lậu giang của An Nam hoàng đế, làm nghề người gỗ rao hàng thợ may nhờ tấm thân giẻ cùi tốt mã. Còn với cựu hoàng Bảo Đại, Tú Mỡ nói thẳng
thân phận của Bảo Đại chỉ như con chó săn cho Pháp (Bảo Đại với con chó
cái). Tệ hơn, Bảo Đại chỉ là Chó ghẻ có mỡ đằng đuôi mà “hết săn, riềng mẻ hết đời gâu gâu”, vì bản chất của hắn là “Do quân cướp nước nặn lên/ Để yên thì đứng, bỏ liền quay lơ/ Chủ Tây bảo lắc, lắc bừa/ Thầy Mĩ bảo gật, gật như đầu chày”.
Tú Mỡ không báng bổ quàng xiên, ông có căn cứ khẳng định: Cả Vương
lẫn tướng của cái chính phủ ấy đều là lũ mất tông, “Tiếng mẹ đẻ nói không
thông/ Còn chi thương xót giống dòng Việt Nam”.
Trong bài thơ Việt gian cẩu trệ, Tú Mỡ kể tên một loạt bọn cầm đầu Việt
gian là Phạm Văn Bính, Vũ Hồng Khanh, Phạm Văn Giáo, Nguyễn Huy Lai, Nguyễn Đệ, Nguyễn Văn Tâm và khẳng định đó là giống chó duy nhất “phũ phu con chó”. Cùng phe cánh chúng còn có Nguyễn Văn Xuân, Trần Văn Hữu, Nguyễn Đắc Khê, Nguyễn Hữu Chí,… là lũ rước voi rày mả tổ. Nguyễn Đắc Khê tại Hội nghị Giơ-ne-vơ ăn nói hàm hồ về tư tưởng bảo hoàng đã bị
người ta bôi gio trát trấu vào mặt (Đại biểu bù nhìn Việt gian ở Gio-ne-vơ).
Bảo Đại và thằng Tâm là hai thằng ăn cắp, chúng đặt đủ thứ thuế thối tha, vô lý, ngược đời ở vùng tạm chiếm để xoay tiền: thuế xia, thuế béo, thuế bảo
trinh, chứa thổ, đổ hồ (Hai thằng ăn cắp). Có lúc, Tú Mỡ phẫn nộ hét lên Vạc
mặt thằng đốc phủ Tâm, Đá vào mõm thằng chó Tâm. Nhân “Đại hội quốc
gia” của bọn bù nhìn Việt gian họp ở Sài Gòn (1953), Tú Mỡ gom chúng lại mà kết tội:
Đầu trò thằng đốc phủ Tâm, Làm trùm mật thám bất nhân, quên nòi.
Thằng dối chúa, lừa đời, phản đạo Lê Hữu Từ, khoác áo thầy tu;
Lại tên Đình Diệm họ Ngô,
Tên Bảy Viễn là thằng tướng cướp, Nay về hàng giặc Pháp nương thân;
Thay thầy đổi chủ ba lần Thò lò sáu mặt là Trần Trọng Kim.
(Đại hội … phản quốc gia)
Pháp bại. Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, dựng chính phủ bù nhìn. Nhà thơ trào phúng chửi cái “trò đời bay… chó thật” vì các đời chính phủ bù nhìn thân
Mĩ đều một bản chất Quan chó cả:
Văn minh Mĩ mẽo nhất trần gian, Chó cũng làm nên thượng sĩ quan. Lủng lẳng cổ dề đeo thẻ bạc, Long lanh vai áo gắn lon vàng.
Đầu tiên, Mĩ dựng lên Ngô Đình Diệm làm Tổng thống đứng đầu chính phủ bù nhìn miền Nam Việt Nam. Nhà thơ Tú Mỡ khi đánh địch “đã tìm thấy sự thống nhất giữa chất trào phúng và mục đích đả kích, cái cười đã thật sự
thành vũ khí đánh địch.” [28,262]. Nếu trong Giòng nước ngược, chân dung
các ông nghị khiến Tú Mỡ chảy nhiều mực nhất, thì trong giai đoạn sau này, Ngô Đình Diệm là tấm chân dung khiến Tú Mỡ tốn nhiều câu chữ nhất. Tú
Mỡ gọi ngay ông ta là Ngô Đình Diệm bù nhìn thứ 8:
Kể từ đầu kháng chiến đến nay
Những đồ tã ấy đã thay vừa bảy lượt. Thằng Bửu Lộc nhớp nhơ nay bị tướt, Chúng đã lôi Ngô Đình Diệm lên thay, Và rêu rao quảng cáo tên này
Là một cái tã trắng tinh, sạch bốp!
Và hắn – Ngô Đình Diệm- chó săn của Mĩ - hô hào lừa bịp “thống nhất,
tự do, độc lập, không nô, dân sinh, cách mạng”; nhưng bản chất hắn là nô dịch, vong quốc:
Cách gì cái đứa bất nhân Nửa đời làm đến ba lần chó săn,
Bao giờ con chó chê phân, Thì thằng Diệm mới vì dân quên mình.
Tú Mỡ biếm họa Diệm từ chân dung cho đến việc làm, bản chất. Ông
đánh giá Diệm là Tổng thống bài Tây lên ngôi, Choảng khỉ độc, Ngu xuẩn và
vô sỉ, Bố mìn Ngô Đình Diệm, Con trăn Ngô Đinh Diệm, Mồm mép cáo già cứ nước ba mà nói, Đả đảo Ngô Đình Diệm... Diệm là kẻ Thừa Thiên Lôi, hành đạo… tặc. Tú Mỡ vẽ chân tướng Ba bộ mặt của Ngô Đình Diệm: Diệm bố mìn lừa dân là Chúa vào Nam để dân theo, Diệm đồ tể lập ban ám sát
chuyên môn giết người, Diệm ăn cắp cho bọn tiểu yêu trước khi xéo về miền
Nam xoáy hết nào bóng đèn, máy chữ, điện cơ… Cùng một giuộc với Diệm là
bọn Nhu, Xuân, Thục. Nhà thơ Tú Mỡ Tức cảnh gia đình Ngô Đình Diệm bù
nhìn tay sai ấy trong cảnh Thống Diệm cầu kinh, vơ vét, cảnh thím Nhu buôn bán đảm và cảnh Ngô Đình Thục lái gỗ, tất cả đều bẩn thỉu. Trần Lệ Xuân tổ
chức “Nữ quân đội cuốc ra” để làm trò giải trí cho lính Mĩ, thật xứng đáng là “đệ nhất ma cô”. Ả được “giương danh giá… của bà to” trong Tứ đại của bà
lớn có bốn cái nhất: bọng to để ních bẫm, mặt to để trơ hơn thớt, miệng to để
xui phụ nữ đăng lính, “nhân vị” to để ngoại giao “ngày đêm khăng khít bợ cơ
đồ”!
Nhà thơ trào phúng - người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá - bám sát đối tượng Việt gian để bêu gương và đả kích chúng. Sau đảo chính lật đổ gia đình trị Ngô Đình Diệm là một loạt các tổng thống ngụy khác lên thay. Tú
Mỡ khoái chí khi khám phá ra Tài kinh bang tế thế của Tổng Thiệu là gì, đó
là: chứa thổ, đổ hồ, buôn nước:
Chứa thổ, đổ hồ là tế thế,
Tú Mỡ đặt tên cho cặp bài trùng bán nước Thiệu và Kì, vốn bằng mặt
nhưng không bằng lòng nhau, luôn tìm cơ hội cắn vào cẳng nhau, là Song
bợm kì duyên:
Miền Nam có đôi tổng tài,
Thứ nhất Chánh Thiệu, thứ hai phó Kì. Chánh Thiệu lợm lợm lì lì, Chọi với phó Kì ngổ ngổ ngang ngang.
Khuyển ưng cùng một họ hàng, Cùng làm thủ hạ ngoại bang Huê Kì.
Tưởng rằng tương đắc tương tri Mặt thì hòa hợp, dạ thì ghét ghen.
Tú Mỡ bẻ gãy nhiều luận điệu xuyên tạc tráo trâng của ngụy bù nhìn: chửi Tướng Nguyễn Cao Kì (thơ Tú Mỡ gọi là Cao Cầy) tự nhận mình là “bạn của dân nghèo” trong khi hắn ăn chơi sa đọa, giết chóc đồng bào, hắn là
“thằng chó đẻ, văn hóa cóc khô, óc đểu giả, xuẩn quá chó cộc” (“Cao Cầy”
với văn hóa); vì thế mới có chuyện Nhân dân Nhật cấm cửa Nguyễn Cao Cầy.
Các tướng ngụy cũng được tạc bia để đời bằng thơ Tú Mỡ: Tướng Hoàng
Xuân Lãm “con người hùng” thua trận “chạy rống bái công” khỏi Trị Thiên
đến nỗi “Không ngờ Thiệu cách cổ/ Làm hết nghề nói ngông.”; Tướng Vũ
Văn Giai – tướng không có quân vì “Trị Thiên thua chạy vãi… ra quần”!
Để đấu tranh cho hòa bình và thống nhất đất nước, Tú Mỡ dùng tiếng cười trào phúng bẻ gãy nhiều luận điệu xuyên tạc, lừa mị nhân dân của ngụy. Chúng phá nhà dân, uống rượu say đập cả vò của bà cụ già, bắt gà, rình mò hãm hiếp con nhà lành, lúc làm “công tác dân vận” thì đòi kiểm thảo nhau,
mỗi đứa đều tố đứa kia có tội, thế là Lớp tuồng dân vận khôi hài đã lột mặt nạ chúng ra. Khu trù mật mà tổng Ngô quảng cáo phải bắt cóc, dồn dân đến, thực
ra là khu cá chậu chim lồng, để bóc lột và hiếp đáp dân dễ dàng hơn:
“Trù mật” trá hình trại tập trung Dân như cá chậu với chim lồng,
Khi cần, Mĩ- Diệm quờ tay tóm, Đi lính, đi phu để… “cộng đồng”
Chúng mười một, mười hai lượt đảo chính đảo tà ở miền Nam, chứng tỏ
chính phủ bù nhìn đã vô cùng thối nát (Tà lại đảo tà).
Tú Mỡ đánh giặc bền bỉ trên mặt trận văn chương bằng tiếng cười sắc sảo như thế. Ông cũng hướng tiếng cười đến nội bộ nhân dân và cán bộ chiến sĩ trong kháng chiến, và đó thường là tiếng cười bè bạn, hả hê, tiếng cười
đồng minh, nếu có phê phán thì cũng là để cùng tiến bộ.