Chương 3 : NGHỆ THUẬT GÂY TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ TÚ MỠ
3.1. 1.Vận dụng các hình thức nghệ thuật dân gian
3.1.2.5. Sử dụng thể thơ tự do
Thể thơ tự do được Tú Mỡ sử dụng với tần số lớn thứ hai, chỉ sau thơ lục bát. Trong làng thơ đầu thế kỉ XX ở nước ta, việc cách tân các thể thơ truyền thống và sáng tạo thơ tự do được coi là bước đột phá. Đây không phải là điểm sáng tạo độc đáo của Tú Mỡ. Ông sử dụng thể thơ này để kể, tả tỉ mỉ được nhiều chi tiết, sự việc, hiện tượng. Điều quan trọng là ông đã sử dụng rộng rãi và có hiệu quả thể thơ này trong việc thể hiện các nội dung châm biếm, đả kích.
Kết cấu bài thơ, câu thơ tự do của Tú Mỡ đa dạng và linh hoạt. Có bài
thơ dài 79 câu (Đời trưởng giả và đời bình dân ), có bài thơ dài 37 câu (Hà
Nội ăn chơi), Mách Tổng Ngơ một vài chính sách kinh tài dài 54 câu; có câu
chất hiện thực của văn xuôi, nhưng vẫn giữ được vần nhịp đặc trưng của thơ
ca và mục đích trào phúng của tác phẩm. Ở bài thơ Thơi cái trị tháu cáy ấy đi
vừa bàn chuyện thời sự, vừa chửi vỗ mặt kẻ gian lận Giôn-xơn, chĩa vào hắn mũi nhọn của tiếng cười đả kích:
Nhưng tổng Giơn vốn lồi bất thiện,, Chết khơng chừa xỏ lá ba que. Họp ở Nông Pênh hay ở Vác-xô-vi? Hắn sài lắc đổ ta khơng thiện chí! Cả thế giới, cả nhân dân Mĩ
Bảo hắn: “Thơi cái trị tháu cáy ấy đi! Dù cho dở dói ngón gì,
Mười năm ăn cướp hốc xì về khơng!”
Trên đây, chúng tơi chỉ phân tích một số hình thức thể loại chủ đạo, có nhiều thành tựu trong thơ Tú Mỡ. Thực tế, Tú Mỡ viết nhiều thể loại khác nữa (như đã giới thiệu ở đầu chương 3). Nhìn chung, ở thể loại nào Tú Mỡ cũng kết hợp được với mục đích trào phúng, làm nên những lối cười độc đáo có
phong cách riêng, đồng thời góp phần phát triển thể loại cho thơ ca dân tộc.