Đặc điểm và vai trò của hệ thống Đài Phát thanh, truyền thanh cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đài phát thanh cơ sở trong truyền thông về chính sách đất đai ở các huyện ngoại thành hà nội (khảo sát các đài phát thanh mỹ đức, chương mỹ, sóc sơn, 2016 2017) (Trang 27 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Đặc điểm và vai trò của hệ thống Đài Phát thanh, truyền thanh cơ sở

1.2.1. Đặc điểm

- Chủ thể : Thông tin đƣợc truyền qua sóng điện tử, và ngay lập tức thông báo cho công chúng biết đƣợc về sự kiện ở chính thời điểm mà nó đang diễn ra. Cụ thể nhƣ: Những chủ trƣơng, chính sách, những việc lớn, việc nhỏ,

những thông tin xác thực, trực tiếp, cụ thể về kinh tế, xã hội, đời sống đến với các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó đài truyền thanh cơ sở luôn đƣợc coi là phƣơng tiện có khả năng tiếp cận phản ảnh sát thực tế trên từng địa bàn với phong cách ngôn ngữ và giọng điệu riêng phù hợp với từng đối tƣợng cụ thể. Ngoài những chức năng nhiệm vụ tiếp phát lại các chƣơng trình thời sự của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, nhiều đài truyền thanh ở cơ sở còn tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng.

- Thông điệp

+ Nội dung: Quyết định số 52/2016 có hiệu lực từ ngày 1/2/2017 về quy chế hoạt động thông tin cơ sở đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quy định “ UBND cấp xã, phƣờng, thị trấn sẽ quy định cụ thể nội dung chƣơng trình, thời điểm, địa điểm, thời lƣợng, âm lƣợng phát thanh, truyền thanh phù hợp với đặc điểm riêng có của từng địa phƣơng, cơ sở và đáp ứng nhu cầu thông tin của ngƣời dân trên địa bàn”. Theo đó, hoạt động thông tin cơ sở là hoạt động cung cấp thông tin thiết yếu đến ngƣời dân ở xã, phƣờng, thị trấn thông qua hoạt động phát thanh, truyền thanh của Đài Truyền thanh cấp xã; bản tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở; thông tin trực tiếp qua báo cáo viên, tuyên truyền viên thông tin cơ sở; bảng tin công cộng và các hình thức hoạt động thông tin cơ sở khác.

Trong đó, Đài Truyền thanh cấp xã, phƣờng, thị trấn sẽ sản xuất các chƣơng trình phát thanh bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc để phát sóng trên hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh cấp xã. Nội dung các chƣơng trình phát thanh tập trung thông tin về hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền cấp xã; cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của ngƣời dân địa phƣơng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng; cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc liên quan

trực tiếp đến ngƣời dân ở địa phƣơng và những quy định của chính quyền, hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phƣơng, cơ sở.

+ Hình thức : Phát thanh có hình thức và con đƣờng tác động riêng trong đó từ ngữ với phƣơng thức biểu đạt bằng lời nói là phƣơng tiện chuyển tải ý nghĩa và tình cảm gắn với âm nhạc và tiếng động minh họa.

- Kênh truyền tải: Hiện trên mạng truyền thanh cơ sở về cơ bản đã chuyển từ mạng hữu tuyến (có dây) sang mạng vô tuyến (không dây) thế hệ mới. Đây là hệ thống truyền thanh ứng dụng các công nghệ điện tử khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm của công nghệ hữu tuyến trƣớc đây không bị nhiễu sóng truyền hình, đảm bảo an ninh sóng trên toàn hệ thống khi đƣợc cấp phép và quản lý tần số của từng đài phát. Với những ƣu việt đó, trong những năm gần đây, hệ thống truyền thanh cơ sở theo “hình thức không dây” đƣợc đƣa vào sử dụng khá phổ biến, giúp cho việc tuyên truyền chủ trƣơng chính sách các thông tin về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị của địa phƣơng kịp thời, đến nhanh nhất với ngƣời dân.

- Công chúng : Công chúng của phát thanh chính là thính giả. Với sự nhanh nhạy, linh hoạt và phƣơng thức thông tin sinh động bằng lời nói, phát thanh giúp cho công chúng dễ dàng tiếp cận thông tin dù họ đang ở đâu, đang làm gì. Đối tƣợng của phát thanh là đông đảo quần chúng nhân dân. Phát thanh còn là ngƣời bạn tri âm của những ngƣời khiếm thị. Công chúng của phát thanh rất rộng lớn và đa dạng, phân phân biệt quần thể dân cƣ, trình độ học vấn, mọi đối tƣờng ( chỉ trừ ngƣời bị khiếm thính) đều có thể tiếp nhận thông tin qua đài.

Công chúng phát thanh là ngƣời nuôi dƣỡng chƣơng tình phát thanh, là ngƣời đánh giá, thẩm định chất lƣợng cuối cùng của chƣơng tình phát sóng. Đồng thời công chúng còn là đối tƣợng phản ánh, những tâm tƣ, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc mới nảy sinh trong cuộc sống và là nguồn đề tài

vô tận của ngƣời làm báo. Theo một số nghiên cứu lý luận về phát thanh hiện đại , công chúng của phát thanh gồm 4 nhóm chính:

+ Đối tƣợng nghe dò tìm: Ngƣời nghe mở đài cố gắng dò tìm một chƣơng trình cụ thể nào đó. Tiếp đó là trạng thái tinh thần, tình cảm tập trung vào thời điểm phát chƣơng trình.

+ Đối tƣợng nghe tập trung tƣ tƣởng: Do yêu cầu nghề nghiệp chyên môn ngƣời nghe luôn có mặt bên máy thu thanh hoặc dành một thời gian nhất định trong ngày cho việc nghe đài.

+ Đối tƣợng nghe có chọn lọc: Ngƣời nghe chỉ cần tiếp nhận một bộ phận của chƣơng trình nào đó.

+ Đối tƣợng nghe loáng thoáng: Chƣơng trình radio chỉ là một yếu tố động chạm đến một phần nào đó, không ảnh hƣởng đến lĩnh vực nhận thức của ngƣời nghe.

Công chúng ngày nay không chỉ thích nghe đài mà còn có ý thức tham gia vào các chƣơng trình phát thanh.

1.2.2. Vai trò

Là công cụ truyền thông trong lãnh đạo, quản lý của chính quyền cơ sở: Hệ thống đài phát thanh, truyền thanh cơ sở có vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Đồng thời là công cụ chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở, góp phần không nhỏ trong việc phổ biến, thực hiện các nhiệm vụ của địa phƣơng trên tất cả các mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh trật tự, sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, đài truyền thanh cơ sở còn có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị xã hội ở địa phƣơng, các huyện và khu vực lân cận. Đài truyền thanh cơ sở là kênh thông tin rất cần thiết đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, đồng thời là công cụ chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở đến

đông đảo ngƣời dân; là diễn đàn thể hiện quyền đƣợc biết, đƣợc bàn của nhân dân, góp phần trang bị kiến thức, nâng cao dân trí, tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hƣơng đất nƣớc.

Hệ thống các đài phát thanh, truyền thanh cơ sở đã thực hiện truyền tải các thông tin nhƣ: Tiếp âm các chƣơng trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Nội dung tuyên truyền, phổ biến các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc; các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ƣơng, của tỉnh và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật. Các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng của thủ đô, của địa phƣơng. Các văn bản, chƣơng trình hoạt động phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp. Đồng thời biểu dƣơng gƣơng tốt, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tƣợng tiêu cực khác. Bên cạnh việc tiếp âm của đài cấp trên, nhiều đài phát thanh, truyền thanh cơ sở đã xây dựng đƣợc bản tin của địa phƣơng nhƣ: Thông báo các văn bản chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã, thị trấn, lịch thu hoạch mùa vụ, lịch gieo cấy, thông báo họp thôn, khu phố, khuyến cáo về tình hình dịch bệnh, thiên tai.

Là phƣơng tiện kết nối chính quyền với ngƣời dân:

Bà Susan Vize-quyền Trƣởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã khẳng định tại lễ kỷ niệm Ngày phát thanh thế giới hôm 13-2- 2017 tại Hà Nội “Phát thanh vẫn là một trong những phƣơng tiện truyền thông năng động, tƣơng tác và sôi động nhất. Với những nền tảng mới trong thời đại hội tụ truyền thông nhƣ web, mạng xã hội, internet băng thông rộng, điện thoại di động và máy tính bảng, phát thanh sẽ ở một vị thế kết nối với thính giả tốt hơn và trở nên toàn diện hơn”.

Trong thời đại bùng nổ các phƣơng tiện thông tin truyền thông, hệ thống truyền thanh cơ sở vẫn đóng vai trò là kênh thông tin quan trọng cung cấp các thông tin chính thống, thiết thực cho cuộc sống của ngƣời dân. Các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nƣớc đƣợc truyền tải đến nhân dân thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở đều mang tính nhanh nhạy, kịp thời, hiệu quả. Hệ thống truyền thanh cơ sở vẫn là ngƣời bạn gần gũi của quần chúng nhân dân bởi tính thông tin nhanh nhạy, đa dạng, nhiều chiều; là công cụ để nhân dân thực hiện phƣơng châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” góp phần thực hiện có hiệu quả “Quy chế dân chủ cơ sở”. Đó là chƣa kể “Truyền thanh cơ sở” đƣợc xác định là một tiêu chí cứng trong bộ tiêu chí của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Là kênh để truyền đạt tri thức, văn hóa tới ngƣời dân

Tại Hội nghị phát thanh châu Á Radio Asia 2014 diễn ra tại Colombo, thủ đô Sri Lanka với chủ đề “Định vị vai trò của phát thanh trong xã hội tri thức”, Tổng Giám đốc Đài Phát thanh Quốc gia Romania khẳng định “ Phát thanh đã góp phần thúc đẩy các giá trị văn hóa sáng tạo, bản sắc dân tộc và ngoại giao văn hóa trong bối cảnh có nhiều loại hình truyền thông mới khác”. Đối với đất nƣớc ta có hơn 90 triệu dân, trong đó có hơn 13 triệu dân là đồng bào dân tộc thiểu số thì phát thanh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền đạt tri thức, văn hóa tới ngƣời dân, đặc biệt bà con vùng đặc biệt khó khăn.

Là diễn đàn để ngƣời dân bày tỏ chính kiến, quan điểm, tâm tƣ nguyện vọng với chính quyền

Hiện nay phát thanh không thể dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà phải chủ động thu hút khán giả. Ngoài nội dung phù hợp, phát thanh còn duy

trì các hình thức mới nhƣ giao lƣu trực tiếp, tƣơng tác, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin vừa tạo điều kiện và buộc công chúng phải chia sẻ những tâm tƣ, nguyện vọng tới chính quyền các cấp.

Bên cạnh đó, tùy theo điều kiện thực tế, Đài Truyền thanh cơ sở thực hiện việc tiếp sóng, phát lại chƣơng trình thời sự và các chƣơng trình phát thanh khác của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh cấp huyện để phục vụ nhu cầu thông tin thiết yếu của nhân dân địa phƣơng trên hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh của Đài Truyền thanh cơ sở;phát sóng các chƣơng trình phát thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phƣơng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền trên hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh của Đài; quản lý, vận hành hệ thống thiết bị kỹ thuật chuyên ngành để thực hiện việc tiếp sóng, phát lại các chƣơng trình phát thanh của Đài cấp trên.

Nói cách khác, phát thanh và truyền thanh cơ sở liên quan đến chính sách đất đai quan trọng vì những lý do sau:

+ Phát thanh cơ sở về chính sách đất đai giúp mọi ngƣời nắm bắt đƣợc các sự kiện đang diễn ra cũng nhƣ các quy định liên quan đến chính sách đất đai không những ở trong khu vực mà ở những vùng khác.

+ Ngƣời dân muốn nghe tin tức, muốn gọi điện thoại đến phòng thu, muốn nghe chƣơng trình, nghe những bản tin về nông nghiệp, đất đai hoặc thể thao bằng ngôn ngữ của chính họ.

+ Phát thanh cộng đồng góp phần xây dựng, nâng cao tính cộng đồng, mang lại tiếng nói, quyền bày tỏ ý kiến, quan điểm cho thính giả, ngƣời dân.

+Mọi ngƣời đều có thể tham gia vào các chƣơng trình phát thanh, đặc biệt chƣơng trình liên quan đến chính sách đất đai. Các bạn nghe đài là những ngƣời tham gia tích cực vào mạng lƣới thông tin của riêng họ. Những ngƣời

dân địa phƣơng đều có thể trở thành thành viên, lãnh đạo quản lý, kỹ thuật viên hoặc thậm chí phóng viên của một đài truyền thanh.

Có thể khẳng định những năm qua hệ thống truyền thanh cơ sở đã thông tin nhanh nhạy, kịp thời mọi chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, huyện, xã tới ngƣời dân, tạo sự đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp kinh tế - xã hội phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đài phát thanh cơ sở trong truyền thông về chính sách đất đai ở các huyện ngoại thành hà nội (khảo sát các đài phát thanh mỹ đức, chương mỹ, sóc sơn, 2016 2017) (Trang 27 - 34)