Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến vai trò của đài phát thanh cơ sở trong truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đài phát thanh cơ sở trong truyền thông về chính sách đất đai ở các huyện ngoại thành hà nội (khảo sát các đài phát thanh mỹ đức, chương mỹ, sóc sơn, 2016 2017) (Trang 83)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến vai trò của đài phát thanh cơ sở trong truyền

trong truyền thông về chính sách đất đai ở các huyện ngoại thành Hà Nội

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của đài phát thanh cơ sở trong truyền thông về chính sách đất đai ở các huyện ngoại thành Hà Nội.

- Do sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình

3 đài Sóc Sơn, Mỹ Đức, Chƣơng Mỹ đều hợp nhất phát thanh, do vậy tính hấp dẫn cũng kém hơn các đài chuyên nhƣ: đài tiếng nói Việt Nam, đài tiếng nói nhân dân…

Trên thực tế, những năm vừa qua, ngƣời nghe phát thanh ít đi do sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình. Hầu hết những hộ nghèo tại các huyện kể trên đều đã có máy thu hình. Bên cạnh đó, do địa hình thuận lợi nên việc phủ sống truyền hình của các đài khác trong khu vực phía bắc tỏa rộng và thính giả dễ dàng theo dõi chƣơng trình của hầu hết các đài trong khu vực. Vì số lƣợng thính giả nghe phát thanh ngày càng ít đi, do đó việc đầu tƣ cho phát thanh cũng ít đƣợc chú trong hơn. Hơn nữa, việc xã hội hóa sản xuất chƣơng trình phát thanh cũng không đƣợc nhiều ngƣời chú ý.

- Do quan niệm của lãnh đạo và những ngƣời làm phát thanh

Các lãnh đạo và những ngƣời làm phát thanh quá xem trọng truyền hình và xem nhẹ vai trò, vị trí của phát thanh. Từ đó, ngân sách đầu tƣ trang thiết bị và chế độ thù lao chƣa phù hợp. Việc đào tạo nghiệp vụ phát thanh cũng ít đƣợc chú trọng. Cũng do thiếu kinh phí và nhân sự nên hiện nay hai bộ phận phát thanh cũng ít đƣợc chú trọng. Cũng do thiếu kinh phí và nhân sự nên hiện nay hai bộ phận phát thanh và truyền hình không thể tách rời hai

khối chuyên môn khác nhau. Trong những năm gần đây, các đài Sóc Sơn, Mỹ Đức, Chƣơng Mỹ đều thực hiện cơ chế tài chính là đơn vị sự nghiêp có thu. Trong khi đó, nguồn thu từ dịch vụ phát thanh lại không đáng kể nên việc đầu tƣ cho phát thanh hạn chế.

Bên cạnh đó, do sự quan tâm có phần thiên lệch của lãnh đạo tại một số địa phƣơng và ngay trong số những ngƣời lãnh đạo của các đài huyện Sóc Sơn, Chƣơng Mỹ, Mỹ Đức khiến cho tâm huyết của những ngƣời làm phát thanh ở các huyện này càng giảm đi. Một số phóng viên, biên tập viên tập trung cho truyền hình hoặc đầu quân cho các đài khu vực. Từ năm 2009 đến 2012, có 6 phóng viên, biên tập viên ở đài Sóc Sơn chuyển sang làm việc cho đài tiếng nói nhân dân Hà Nội, Đài Truyền hình VIệt Nam.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2 này, tác giả đã trình bày thực trạng vấn đề truyền thông về chính sách đất đai trên hệ thống đài phát thanh cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Cụ thể, thông qua việc khảo sát định lƣơng về chủ thể truyền thông chính sách đất đai, thông điệp truyền thông chính sách đất đai, kênh sử dụng để truyền thông chính sách đất đai, công chúng tiếp nhận thông tin về chính sách đất đai, các yếu tố nhƣ: nhiễu, phản hồi, hiệu quả, hiệu lực truyền thông, tác giả đã đƣa ra đƣợc những thành công, hạn chế và nguyên nhân ảnh hƣởng tới vai trò của đài phát thanh cơ sở trong truyền thông về chính sách đất đai ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Từ đó, làm cơ sở để đƣa ra những giải pháp phù hợp cho vấn đề này ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG CỦA ĐÀI PHÁT THANH CƠ SỞ TRONG TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI

Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY VÀ TIẾP THEO 3.1. Một số vấn đề đặt ra

3.1.1. Những vấn đề chung

Khoa học công nghệ phát triển đã khiến cách tiếp cận thông tin của công chúng, trong đó có các bạn nghe đài thay đổi. Theo một báo cáo điều tra mới nhất, tính đến đầu năm 2018, Việt Nam đã có 64 triệu ngƣời dùng Internet, chiếm 67% dân số cả nƣớc và có tới 73% ngƣời dƣới 30 tuổi hiện nay đều lấy thông tin từ mạng xã hội, truyền thông xã hội. Còn với những ngƣời vẫn trung thành với radio, cách thức nghe đài của họ cũng khác nhiều. Theo điều tra của VOV, hiện nay tỷ lệ ngƣời nghe đài hàng ngày ở Việt Nam chiếm khoảng từ 20-30%, Con số này cũng tƣơng đối lớn so với việc tiếp cận thông tin của công chúng ở các loại hình truyền thông khác. Thói quen nghe đài của họ cũng đã và đang thay đổi. Ngƣời nghe đài, đặc biệt là trung niên và thanh niên không còn ngồi hàng giờ nghe radio ở nhà mà đa số họ nghe đài trong trạng thái di chuyển và nghe qua các thiết bị di động... Họ thƣờng nghe một cách bất chợt, nghe một phần của chƣơng trình phát thanh. Mong muốn của họ là mỗi khi bật kênh phát thanh họ yêu thích thì đều đƣợc nghe những thông tin họ muốn.

Ngay từ thập niên 80 của thế kỷ XX, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng đẵ cho rằng: các huyện ngoại thành Hà Nội nhƣ Sóc Sơn, Mỹ Đức, Chƣơng Mỹ có điều kiện kinh tế thuận lợi cho việc kế hoach phát triển kinh tế. Để góp phần thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ trong tâm của các đài phát thanh cơ sở là tập trung xây dựng cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh giá trị của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp sẽ

giảm dần về tỷ trọng trong cơ cấu, nhƣng sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế- xã hội thì không ngừng đƣợc nâng cao. Trong thời gian qua, việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn của nƣớc ta còn chậm, có nhiều lung túng, mang nặng tính tự phát, thiếu bền vững. Tình hình này càng đặt ra cho đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh trong vùng trách nhiệm phải nỗ lực nhiều hơn trên bƣớc đƣờng đi tới của mình.

Theo đánh giá của Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ƣơng đảng khóa IX, thời gian qua cả nƣớc nói chung, trong đó có các huyện ngoại thành Hà Nội, tiến hanh thực hiện chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn cũng nhƣ chính sách đất đai còn chậm, có nhiều vƣớng mắc, mang nặng tính tự phát, thiếu bền vững. Tình trạng này càng đặt ra cho đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh, các huyện có trách nhiệm phải nỗ lực nhiều hơn trên bƣớc đƣờng đi tới của mình.

Bên cạnh các chủ trƣơng chung cho các địa phƣơng, các vùng miền trong cả nƣớc, đặc biệt là khu vực các huyện ngoại thành Hà Nội đầu năm 2015, Bộ chính trị đã có Nghị quyết 21, Thủ tƣớng Chính phủ sau đó có Chỉ thị 14 đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng cho các huyện ngoại thành Hà Nội, thời ký 2015-2020. Do vậy, Đảng, Nhà nƣớc khẳng định chủ trƣơng xây dựng các huyện ngoại thành Hà Nội một trong những vùng kinh tế động lực của cả nƣớc. Để đạt đƣợc mục tiêu này, tới đây, các huyện ngoại thành Hà Nội sẽ đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đƣợc đầu tƣ đồng bộ phát triển công nghiệp, nông nghiệp,…Đảng và nhà nƣớc cũng sẽ chú trọng hơn đến việc nâng cao dân trí, vấn đề có tình chất quyết định cho sự phát triển của các huyện trọng khu vực ngoại thành Hà Nội.

Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh cho các khu vực, đặc biệt là khu vực các huyện ngoại thành Hà Nọi là nhiệm vụ vô cùng quan

trọng. là một bộ phận trong chiến lƣợc an ninh, quốc phòng của đất nƣớc. Công tác bảo vệ an ninh, quốc phòng cho các huyện ngoại thành Hà Nội bao gồm: bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo, an ninh nông thôn, an ninh biên giới, biển đảo của tổ quốc. Tập trung chăm lo công tác an ninh, quốc phòng, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng, đặc biệt là bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản, an ninh lƣơng thực quốc gia, bảo vệ thành quả cách mạng của khu vực và cả nƣớc.

3.1.2. Những vấn đề cụ thể

Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển vƣợt bậc kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của báo chí truyền thông nói chung. Và hệ quả của nó là sự bùng nổ thông tin cùng với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các loại hình báo chí truyền thông. Phát thanh hiện đại cũng không nằm ngoài sự tác động này. Cùng với hệ thống phát thanh của cả nƣớc, phát thanh các đài cơ sở tại các huyện ngoại thành Hà Nội đang đứng trƣớc nhiều thách thức trong quá trình tồn tại và phát triển.

+ Những thách thức từ phía thính giả: thính giả hiện nay không chỉ nghe đài mà họ còn có ý thức tham gia các chƣơng trình phát thanh. Họ muốn đƣợc tham gia trực tiếp vào chƣơng trình, đƣợc trao đổi phát biểu, đƣợc bày tỏ quan điểm để mọi ngƣời cùng nghe trong các chƣơng trình giao lƣu, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp…

Mặt khác, theo xu thế phát triển, một mặt các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, trong đó có radio không ngừng thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của công chúng, đồng thời công chúng cũng liên tục đặt ra các yêu cầu mới đối với hoạt động của hệ thống này. Đây cũng chính là đòi hỏi của bạn nghe đài trƣớc cuộc sống và các nhu cầu tinh thần ngày càng đa dạng phong phú hơn. Truyền thông đại chúng ngày nay phải đa dạng hóa thông tin. Thông tin nhiều chiều, thông tin sâu cho từng đối tƣợng, cho từng nhóm nhỏ càng phát

triển. Mỗi nhóm công chúng và mỗi ngƣời có quyền tự lựa chọn cho mình một hình thức tiếp nhận thông tin phù hợp. Hơn nữa, công chúng hiện nay có nhiều kênh để tiếp nhận thông tin. Họ đòi hỏi khả năng giao lƣu, trò chuyện, trao đổi thông tin giữa phát thanh viên, phóng viên, biên tập viên. Mặc khác, thính giả hiện nay đòi hỏi thông tin phải nhanh và mới. Nhu cầu tiếp nhận các thông tin liên quan đến chính sách đất đai ngày càng khắt khe hơn, đối tƣợng, thời gian và cập nhật thông tin trở thành thách thức lớn từ phía thính giả, đòi hỏi chất lƣợng về nội dung và hình thức thể hiện chƣơng trình cao.

+ Những thách thức đặt ra từ sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình báo chí truyền thông: việc lựa chọn các chƣơng trình phát thanh, truyền hình để theo dõi ngày càng phổ biến. Hiện nay, công chúng đòi hỏi báo chí phải thông tin nhanh, ngắn, mới và sinh đông nhất. Các chƣơng trình phát thanh trực tiếp mở ra ngày càng nhiều với thời lƣờng 35 phút, 5 phút để thông tin nhanh nhất đã đặt ra yêu cầu phát thanh phải thay đổ phƣơng thức sản xuất cũng nhƣ hình thức và cách thức chuyển tải thông tin.

+ Những thách thức từ các chƣơng trình phát thanh Tiếng việt bên ngoài: Đài tiếng nói Việt Nam ra đời vào tháng 9 năm 1945, đây cũng là đài phát thanh đầu tiên bằng Tiếng Việt. Đến những năm 50 mới xuất hiện, các đài phát thanh khác trên thế giới phát các chƣơng trình tiếng Việt nhƣ: Đài phát thanh Pháp Á, BBC, Kinh Bắc, Matxcova, tiếp đến là đài tiếng nói Hoa Kỹ VOA. Trong những năm vừa qua, nhiều đài phát thanh tiếng Việt trên thế giới đã phản ánh sai, bóp méo sự thật về Việt Nam. Các thế lực thù địch lợi dụng triệt để các vẫn đề nhƣ: tôn giá, sắc tộc, nhân quyền với mục đích bôi nhọ Việt Nam. Hiện nay, các lực lƣợng thù địch vẫn ráo riết tiến hành “ diễn biến hòa bình” thông qua các kênh này. Do đó, trong bài phát biểu tại đài tiếng nói Việt Nam vào ngày 26.12.1996, ông Nguyễn Đức Bình đã phát biểu:

“ Hệ thông phát thanh quốc gia phải mạnh, phải tốt, tạo sức đề kháng từ bên trong chống trả mọi độc tố từ bên ngoài tràn vào”.

Khu vực các huyện ngoại thành Hà Nội đƣợc xem là một trong những điểm nóng về sắc tộc, tôn giáo trong cả nƣớc. Vì vậy, cùng với truyền hình và các loại hình báo chí khác, lĩnh vực phát thanh cần phải đƣợc mở rộng hơn nữa việc tuyên truyền đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc các cấp, tăng cƣờng diễn đàn của nhân dân góp ý xây dựng đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, nhanh xong xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, thực hiện các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Thông tin khoa học và đời sống , tăng cƣờng các chƣơng trình liên quan đến chính sách đất đai hoặc các chƣơng trình giải trí bổ ích trên sóng phát thanh tại các đài phát thanh cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội.

+ Những thách thức do sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Sự phát triển này vừa tạo điều kiện vừa yêu cầu phát thanh phải ngày càng hiện đại, hòa nhập với xã hội thông tin; đòi hỏi phát thanh số độ nét âm thanh cao, chất lƣợng âm thanh không kém đĩa CD. Khi chất lƣợng làn sóng, chất lƣợng âm thanh cao thì chất lƣợng nội dung và hình thức thể hiện chƣơng trình cũng phải tƣơng xứng.

Có thể nói rằng, sự phát triển của kỹ thuật là thách thức lớn đối với nội dung trong sự phát triển của ngành phát thanh. Đài TNVN đã chuyển từ kỹ thuật analog sang digital, đồng thời cũng đặt ra kế hoạch sản xuất radio cho ngƣời nghe theo công nghệ số. Theo quy hoạch của chính phủ, quá trình chuyển đổi từ kỹ thuật phát sóng analog sang digital theo lộ trình từ nay đến năm 2020 là khuyến khích chuyển đổi hoàn toàn truyền dẫn, phát sóng, phát thanh từ công nghệ tƣơng tự sang công nghệ số trƣớc năm 2020.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách đất đai trên hệ thống Đài Phát thanh cơ sở nói chung, ở ngoại thành Hà Nội nói riêng thống Đài Phát thanh cơ sở nói chung, ở ngoại thành Hà Nội nói riêng

Trong thời đại cuộc sống số và công nghệ thông tin đang trên đà phát triển vƣợt bậc đã có tác động sâu sắc vào mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội nói chung và đời sống thông tin nói riêng. Bên cạnh đó, con ngƣời ngày càng ngày có nhiều sự lựa chon các kênh khác nhau để tiếp nhận thông tin.

Tuy nhiên, với xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ khi thế giới đang bƣớc vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì việc duy trì và phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở sẽ không còn phù hợp với thời đại nữa thế nhƣng tại khu vực các huyện ngoại thành Hà Nội bao gồm: Sóc Sơn, Chƣơng Mỹ, Mỹ Đức, với đặc điểm địa giới hành chính rộng, địa hình đa dạng thì việc duy trì hệ thống truyền thanh cơ sở liên quan đến việc truyền thông chính sách đất đai là điều tất yếu và hệ thống này đã phát huy hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng; chính sách pháp luật của nhà nƣớc đến từng ngƣời dân mà hiệu quả của việc tuyên truyền thực hiện xây dựng nông thôn mới qua hệ thống truyền thanh cơ sở là một minh chứng tiêu biểu. Dƣới đây là các giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách đất đai trên hệ thống Đài Phát thanh cơ sở nói chung, ở ngoại thành Hà Nội nói riêng.

3.2.1. Đối với chủ thể và thông điệp truyền thông

- Nâng cao chất lƣợng nội dung liên quan đến chính sách đất đai

Hiện này, công chúng phát thanh có điều kiện để lựa chọn chƣơng trình, đặc biệt là các chƣơng trình liên quan đến chính sách đất đai. Thậm chí, những hộ gia đình nông thôn ở nơi xa xôi hẻo lánh cũng có thể có hai phƣơng tiện nghe và nhìn. Vì vậy, thông tin phát thanh liên quan đến đất đai của đài cở sở nói chung và của các đài ngoại thành Hà Nội nói riêng đòi hỏi phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đài phát thanh cơ sở trong truyền thông về chính sách đất đai ở các huyện ngoại thành hà nội (khảo sát các đài phát thanh mỹ đức, chương mỹ, sóc sơn, 2016 2017) (Trang 83)