Cơ sở chính trị và pháp lý vai trò của đài phát thanh cơ sở trong truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đài phát thanh cơ sở trong truyền thông về chính sách đất đai ở các huyện ngoại thành hà nội (khảo sát các đài phát thanh mỹ đức, chương mỹ, sóc sơn, 2016 2017) (Trang 34 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Cơ sở chính trị và pháp lý vai trò của đài phát thanh cơ sở trong truyền thông

truyền thông về chính sách đất đai ở các huyện ngoại thành Hà Nội

1.3.1. Cơ sở chính trị

- Các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng về chính sách đất đai và truyền thông chính sách đất đai

+ Các chỉ thị, nghị quyết của Trung ƣơng Đảng về chính sách đất đai: Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở ghi rõ: Đài truyền thanh cấp xã có nhiệm vụ sản xuất các chƣơng trình phát thanh bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc để phát sóng trên hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh của Đài; phối hợp với Đài Truyền thanh cấp huyện sản xuất các chƣơng trình phát thanh liên quan đến chính sách đất đai để phát sóng trên hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh của Đài huyện. Nội dung các chƣơng trình của Đài Truyền thanh cơ sở tập trung thông tin về hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền cấp xã; cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của ngƣời dân địa phƣơng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng; cung cấp thông tin về chính sách đất đai, pháp luật của Nhà nƣớc liên quan trực tiếp đến ngƣời dân ở địa phƣơng; những quy định của chính quyền xã và hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phƣơng, cơ sở.

Bên cạnh đó, Đại hội Đảng VI, tháng 12 năm 1986 đã đánh dấu bƣớc ngoặc phát triển trong đời sống kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Sự đổi mới trong tƣ duy kinh tế góp phần chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và tạo nên diện mạo mới của đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam hôm nay. Khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi ở Việt Nam là các chính sách, pháp luật đất đai trong nông nghiệp nông thôn đƣợc đánh dấu từ Chỉ thị 100, năm 1981 của Ban Bí thƣ hay còn gọi là “Khoán 100” với mục đích là khoán sản phẩm đến ngƣời lao động đã tạo ra sự chuyển biến tốt trong sản xuất nông nghiệp.

Văn bản đầu tiên do Nhà nƣớc ban hành về đất đai và ruộng đất thể hiện tinh thần đổi mới của Đại hội VI là Luật Đất đai năm 1987.

Sau Luật Đất đai năm 1987, Thông tƣ liên bộ số 05-TT/LB ngày 18-12- 1991 của Bộ Thủy sản và Tổng cục Quản lý ruộng đất hƣớng dẫn giao những ao nhỏ, mƣơng rạch trong vƣờn nằm gọn trong đất thổ cƣ cho hộ gia đình; ao lớn, hồ lớn thì giao cho một nhóm hộ gia đình. Với những mặt nƣớc chƣa sử dụng có thể giao cho tổ chức, cá nhân không hạn chế.

Ngày 15-07-1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng ra Quyết định số 327/CT chính sách sử dụng ruộng đất đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nƣớc.

Nhƣ vậy chính sách đất đai giai đoạn 1981-1992 chủ yếu:

Thể hiện tinh thần đổi mới nhƣng rất thận trọng, thực hiện từng bƣớc chậm, chủ yếu là mang tính thăm dò, thí điểm.

Chủ yếu là điều chỉnh trong nông nghiệp và các đơn vị tập thể nhƣ nông, lâm trƣờng, hợp tác xã.

Quyền sử dụng đất ổn định lâu dài của cá nhân vẫn chƣa đƣợc thừa nhận.

Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VII ra Nghị quyết về Tiếp tục đổi mới vàphát triển kinh tế-xã hội nông thôn. Nghị quyết là cơ sở cho việc thông qua Luật Đất đai, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa IX ngày 14-07- năm 1993. Luật Đất đai 1993 thực chất là thể chế hóa chính sách đất đai cho phù hợp với yêu cầu kinh tế-xã hội đặt ra.

Sau khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời, Chính phủ và các bộ, ngành đã có văn bản triển khai Luật này. Nghị định 64/CP ngày27-9-1993 về đất nông nghiệp. Nghị định 88/CP ngày 17-8-1994 về đất đô thị. Nghị định 02/CP ngày 15-1-1994 về đất lâm nghiệp. Nhƣ vậy, Luật Đất đai năm 1993 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nguyên tắc giao đất sử dụng ổn định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Đồng thời giao quyền sử dụng đất và kèm theo các quyền khác nhƣ: quyền chuyển đổi, quyền thừa kế, quyền thế chấp, quyền cho thuê, quyền chuyển nhƣợng nhằm tăng cƣờng tính tự chủ và lợi ích kinh tế đƣợc đảm bảo về mặt pháp lý cho những ngƣời sử dụng đất.

Ngày 02-12-1998 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai đƣợc ban hành và Ngày 01-10-2001 tiếp tục sửa đổi một số điều của Luật Đất đai. Luật sửa đổi lần này là chú trọng đến khía cạnh kinh tế của đất đai và vai trò quản lý nhà nƣớc đối với đất đai. Điều đó đƣợc thể hiện bởi những qui định về khung giá các loại đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tính giá trị tài sản khi giao đất hoặc khi nhà nƣớc bồi thƣờng, qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Ngày 10-12-2003 Luật Đất đai năm 2003 lại tiếp tục sửa đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc ban hành và có hiệu lực ngày 01-07- 2004, thể hiện trong Điều 61, 62, 63 của Luật Đất đai đã thừa nhận quyền sử dụng đất trong thị trƣờng bất động sản.

+ Các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng về truyền thông chính sách đất đai

* Quyết định số 1892 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc ngành quản lý đất đai giai đoạn 2011- 2020. Đề án này nhằm phổ biến, giáo dục và nâng cao nhận thức chính sách, pháp luật đất đai cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cƣ trong phạm vi cả nƣớc, ƣu tiên đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và nông thôn.

* Nghị quyết số 07 ngày 22/1/2014 của Chính phủ ban hành chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19 ngày 31/10/2012 của BCH Trung ƣơng Đảng ( khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớ ta cơ bản trờ thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại hóa. Mục tiêu của Nghị quyết là xác định các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để các Bộ, ngành, cơ quan và địa phƣơng xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất đai, huy động tốt nhất nguồn lực to lớn từ đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội, an ninh lƣơng thực quốc gia, bảo vệ môi trƣờng; khắc phục tình trạng lãng phí, tham nhũng, khiếu kiện về đất đai.

* Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa IX, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về đất đai từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng; chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng đƣợc hoàn thiện; các quyền của ngƣời sử dụng đất đƣợc mở rộng và đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm.

Sau khi Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI đƣợc ban hành, Thành ủy Hà Nội đã ban hành

Chƣơng trình hành động số 29-CTr/TU ngày 18/01/2013 thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2014 thực hiện Chƣơng trình hành động số 29-CTr/TU của Thành ủy. Đồng thời triển khai chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền từ thành phố đến quận, huyện và cơ sở quán triệt nghiêm túc và làm tốt công tác tổ chức thực hiện, cụ thể hóa nhiệm vụ trong Nghị quyết số 19-NQ/TW cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phƣơng, cơ quan, đơn vị bằng nhiều hình thức thiết thực nhƣ tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, Chƣơng trình giao lƣu trực tuyến giữa Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng với các Sở Tài nguyên và Môi trƣờng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Chƣơng trình đối thoại về cải cách hành chính trên sóng phát thanh truyền hình… để các tổ chức và cá nhân có thể tìm hiểu thông tin pháp luật về đất đai, góp phần đƣa pháp luật đi vào cuộc sống nhân dân và xã hội nhằm tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện. Sau 5 năm triển khai thực hiện, theo Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

1.3.2. Cơ sở pháp lý

- Hiến pháp, các luật và văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về chính sách đất đai và truyền thông chính sách đất đai

+ Hiến pháp 1946, không có quy định cụ thể về đất đai mà chỉ coi đó là một loại tài sản đƣợc nhà nƣớc bảo hộ.

+ Hiến pháp năm 1959 đất đai đƣợc quy định với 4 hình thức, trong đó có hai hình thức sở hữu chung là sở hữu nhà nƣớc và sở hữu tập thể. Hai hình thức sở hữu riêng là sở hữu của ngƣời dân lao động và sở hữu của tƣ bản dân tộc. Hai hình thức sở hữu chung là sở hữu nhà nƣớc và sở hữu tập thể đƣợc khuyến khích.

+ Hiến pháp 1980 quốc hữu hoá về đất đai với một hình thức là sở hữu toàn dân. Trong đó có quy định, ngƣời dân đang sử dụng đất thì đƣợc tiếp tục sử dụng.

+ Hiến pháp 1992 quy định đất đai là sở hữu toàn dân tiếp tục đƣợc xác lập và đƣa thêm nội dung thế nào là quản lí đất dai. Nhà nƣớc quản lí đất đai bằng pháp luật và quy hoạch. Về sử dụng đất có quy định Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất để ngƣời dân đƣợc sử dụng lâu dài.

+Luật Đất đai 2003 quy định, quyền sử dụng đất là tài sản của ngƣời dân. Về hộ cá nhân đã có 7 quyền nhƣ chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và góp vốn. Đối với DN, tổ chức kinh tế có những quyền nhƣ chuyển nhƣợng, cho thuê, thế chấp, góp vốn.

+ Luật số 13 năm 2013 của Quốc hội khóa XI về đất đai. Luật này quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cũng công bố Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai để lấy ý kiến góp ý trong nhân dân. Theo Bộ này, dự án luật nói trên đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở kết quả ba năm tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Theo đó, quá trình thực thi cho thấy nguồn lực về đất đai vẫn chƣa thực sự đƣợc khai thác và phát huy đầy đủ; tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thoát nguồn thu ngân sách liên quan đến đất đai vẫn còn diễn ra; tình trạng vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai diễn ra khá phổ biến; khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai vẫn chiếm tỷ trọng lớn (70%), là nguy cơ gây ra những bất ổn trong xã hội…Bộ Tài nguyên Môi trƣờng cho rằng việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2013 nhằm đáp

ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm sử dụng đất đai hiệu quả, tiết kiệm và bền vững; tăng nguồn thu từ đất đai…

15 vấn đề của Luật Đất đai 2013 dự kiến sẽ đƣợc sửa đổi, bổ sung. Trong đó có việc bãi bỏ điều 130 quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; bổ sung điều 5 cho phép ngƣời sử dụng đất là cá nhân nƣớc ngoài thuộc trƣờng hợp đƣợc sở hữu nhà ở tại Việt Nam và chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở; sửa đổi khoản 3 điều 114 theo hƣớng giao thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trƣờng hợp thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân; bổ sung đại diện ngƣời có đất thu hồi vào thành phần Hội đồng định giá đất...

Từ Quyết định số 201/CP ngày 1 tháng 7 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất và tăng cƣờng công tác quản lý ruộng đất (sau đây gọi tắt là Quyết định số 201/CP năm 1980) đến Luật Đất đai 1987, rỏi Luật Đất đai 1993 (kể cả 2 lần sửa đổi bổ sung vào năm 1998 và năm 2001) nội dung "Ban hành văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó" lúc đầu là "Quy định các chế độ thể lệ về quản lý, sử dụng đất và tồ chức thực hiện các chế độ, thể lệđó" đều đƣợc xếp ở vị trí sau. Từ Quyết định số 201/CP năm 1980 đến Luật Đất đai 1993 đều đã quy định công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai gồm 7 nội dung. Trong đó, ở Quyết định số 201/CP năm 1980 nội dung này đƣợc xếp ở vị trí thứ 7; đến Luật Đất đai 1987 và Luật Đất đai 1993 nội dung này đƣợc xếp ở vị trí thứ 3. Xếp đầu tiên trong 7 nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai ở giai đoạn từ khi thực hiện Quyết định số 201/CP năm 1980 đến Luật Đất đai 1993 là nội dung "Điều tra, khảo sát đất đai" nhƣng đến nay thực tế cho thấy bất kể việc gì trong công tác

quản lý nhà nƣớc về đất đai đều phải tuân theo quy định của pháp luật nên Luật Đất đai 2003 đƣa nội đung "Ban hành văn bản" lên đầu tiên.

Nhƣ vậy, "Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó" không phải là nội dung mới trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai. Nó đã đƣợc quy định từ năm 1980 trong Quyết định số 201/CP của Hội đồng Chính phủ. Tuy nhiên, đến Luật Đất đai 2003 nội dung này đƣợc xác định là cơ sở để thực hiện các nội dung khác trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai nên nó đƣợc xếp lên vị trí đầu tiên. Nội dung này gồm 2 vấn đề là ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai (theo thẩm quyền) và tổ chức thực hiện các văn bản đó của cấp trên. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc về đất đai phải căn cứ theo thẩm quyền của mình và tuân theo các quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Khi tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai của các cấp trên, cơ quản quản lý hành chính nhà nƣớc về đất đai cũng phải căn cứ theo thẩm quyền của mình mà tổ chức hƣớng dẫn cho các cấp quản lý bên dƣới và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật đất đai hiểu và thực hiện các văn bản đó đạt hiệu quả cao.

Cụ thể, ngày 26 tháng 11 năm 2003, tại kỳ họp thứ 4, Khoá XI, Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Đất đai 2003. Sau đó, ngày 10 tháng 12 năm 2003, Chủ tịch nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Lệnh số 23/20031L-CTN công bố Luật Đất đai 2003. Căn cứ theo thẩm quyền của mình, Chính phủđã ban hành một loạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đài phát thanh cơ sở trong truyền thông về chính sách đất đai ở các huyện ngoại thành hà nội (khảo sát các đài phát thanh mỹ đức, chương mỹ, sóc sơn, 2016 2017) (Trang 34 - 42)