7. Kết cấu của luận văn
1.4. Những yêu cầu đối với truyền thông về chính sách đất đai trên hệ thống Đà
thống Đài Phát thanh cơ sở
1.4.1. Về nội dung truyền thông
- Sự quảng bá: Để thông tin của chƣơng trình vƣợt ra ngoài phạm vi
phủ sóng, đến với nhiều ngƣời nghe hơn, Chƣơng trình cần nắm bắt xu hƣớng phát triển của phát thanh hiện đại. Truyền thông quảng cáo radio là một hình thức truyền thông đặc biệt vì nó có phƣơng thức và con đƣờng tác động riêng, trong đó từ ngữ với phƣơng thức biểu hiện bằng lời nói là phƣơng tiện chuyển tải ý nghĩa và tình cảm, gắn liền với âm nhạc và tiếng động minh họa.
- Sự cùng lúc, đồng thời: Tạo ra thông tin trung thực làm ngƣời nghe
đảo, đa dạng cả về thành phần, lứa tuổi, thói quen, nhu cầu tiếp nhận. Chƣơng trình phát thanh ở cơ sở truyền thông về chính sách đất đai cần đa dạng hóa về thể loại, nhất là những thể loại có khả năng phát huy tốt tính chất thông tin thời sự nhƣ: tin, phóng sự, phỏng vấn, tƣờng thuật, ghi nhanh, điều tra... Trong đó cần xác định rõ thể loại mũi nhọn, thể loại bổ trợ, thể loại có khả năng thông tin chiều sâu. Bên cạnh đó: sử dụng văn nói, viết câu ngắn, cấu trúc câu đơn giản, ƣu tiên sử dụng thì hiện tại, viết câu ở thể chủ động… cần phải đƣợc áp dụng nhiều hơn trong quá trình tạo lập văn bản.
- Đối tượng tiếp nhận: Trí tƣởng tƣợng, sự liên tƣởng của đối tƣợng vô cùng phong phú. Đây là đặc tính quan trọng để những ngƣời làm phát thanh đi sâu nghiên cứu tâm lý, nhu cầu, sở thích nhằm sản xuất những chƣơng trình có lƣơng thông tin cao, có nội dung bổ ích và hấp dẫn ngƣời nghe. Đối tƣợng tác động của chƣơng trình phát thanh ở cơ sở chủ yếu là ngƣời địa phƣơng, nên cấp độ thông tin và diện phản ánh mang đậm sắc thái của địa phƣơng và về địa phƣơng.
Do vậy chƣơng trình cần đẩy mạnh truyền thông những thông tin thời sự, sự kiện, vấn đề dƣ luận quan tâm; Đổi mới cách thông tin, giảm thiểu những tin tức hội nghị, tăng cƣờng những tin tức khai thác, phát hiện vấn đề, phản ánh trực tiếp phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng, đáp ứng yêu cầu ngƣời nghe. Thông tin trong chƣơng trình cần phải cụ thể, phù hợp với tâm lý và nhu cầu tiếp nhận của thính giả địa phƣơng.
Không chỉ thông tin theo chiều rộng, các chƣơng trình cần kết hợp với thông tin chiều sâu, phân tích lý giải những vấn đề phức tạp giúp thính giả hiểu rõ bản chất các vấn đề, sự kiện thời sự. Cần tạo ra các diễn đàn để thính giả địa phƣơng trực tiếp tham gia vào việc phản ánh, giám sát và chia sẻ thông tin… Bên cạnh những thông tin bề nổi, thông tin mang tính tích cực, biểu dƣơng ngƣời tốt việc tốt, nâng cao trình độ hiểu biết cho ngƣời dân,
chƣơng trình phát thanh ở cơ sở cần có thêm những thông tin mang tính phản biện, đấu tranh, phê phán những mặt trái, những biểu hiện tiêu cực, góp phần tạo ra sự chuyển biến tích cực trên các mặt hoạt động của đời sống xã hội ở địa phƣơng, đặc biệt là truyền thông về chính sách đất đai.
Bên cạnh đó cần khai thác, sử dụng hiệu quả tiếng động và âm nhạc vào chƣơng trình. Bởi khai thác sử dụng tiếng động hợp lý, có chủ đích rõ ràng không chỉ có ý nghĩa trong việc chuyển tải thông tin mà còn làm cho thông tin trở nên khách quan, chân thật và hấp dẫn hơn với ngƣời nghe.
Phát thanh phải luôn luôn mang tới cho công chúng những thông tin mới lạ, độc đáo chỉ có trên đài phát thanh hoặc rất hấp dẫn trên đài phát thanh nhƣ tiếp cận mới trong những vấn đề đang đƣợc nhiều báo chí đề cập, tạo điều kiện để công chúng nói lên tiếng nói của họ trên sóng.
Có thể nói, truyền thanh cơ sở về chính sách đất đai là một kênh truyền thông có những ƣu thế riêng mà các kênh truyền thông khác không có đƣợc. Đây là phƣơng tiện truyền thông quen thuộc, đã gắn bó với ngƣời dân, nhất là khu vực nông thôn hơn 60 năm trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống. Việc phát thanh trên các cụm loa truyền thanh đặt ở khu dân cƣ khiến ngƣời dân có thể vừa lao động sản xuất, vừa nắm bắt kịp thời thông tin của địa phƣơng. Nội dung của truyền thanh cơ sở liên quan trực tiếp đến chính sách đất đai, đến đời sống sinh hoạt của ngƣời dân, cộng đồng trong một phạm vi nhất định, thông tin có thể đến với ngƣời dân một cách nhanh nhất, cụ thể nhất.
1.4.2. Về hình thức, phương thức truyền thông
So với các loại hình truyền thông mới thì phát thanh có những thế mạnh không thua kém, đó là có thể đƣa thông tin tức thì. Phát thanh đang chuyển dần sang phƣơng thức truyền thông dựa trên đa nền tảng; tiếp theo truyền thông hội tụ sẽ là sự giao thoa giữa các loại hình báo chí với sự hỗ trợ
của công nghệ số và sự lên ngôi của mạng xã hội. Do vậy phát thanh đã và đang chuyển sang phát sóng kỹ thuật số mặt đất và phát trên nền tảng internet băng thông rộng đến với thính giả.
Ngày nay, công chúng tiếp cận thông tin ở đâu thì phát thanh có mặt ở đó. Ngoài chiếc radio truyền thống, phát thanh đã có mặt trên internet, mobile phone, và đặc biệt là phát thanh số có thể cho ngƣời ta có nhiều kênh sóng để lựa chọn.
Về hình thức, phát thanh không chỉ đơn thuần là lời nói, mà còn phải làm sinh động hơn bằng âm nhạc, bằng tiếng động hiện trƣờng. Chỉ khi đó phát thanh mới có đƣợc sự chú ý, sự ủng hộ, sự đón đợi của công chúng.
Qua quá trình phát triển lâu dài của mình , radio đã chứng tỏ khả năng tiếp cận khán giả nhanh chóng và đem lại thông tin một cách hiệu quả cho thính giả. Ngƣời ta đã thống kê radio có 11 đặc điểm cơ bản đó là:
- Radio là hình ảnh
- Radio là thân mật riêng tƣ - Radio dễ tiếp cận và dễ mang - Radio là trực tiếp
- Radio có ngôn ngữ riêng của mình - Radio có tính tức thời
- Radio không đắt tiền - Radio có tính lựa chọn - Radio gợi lên cảm xúc
- Radio làm công việc thông tin giáo dục - Radio là âm nhạc.
Trong cuốn sách lý luận báo phát thanh, tác giả Đức Dũng đã nêu ra các đặc điểm cơ bản của loại hình báo chí phát thanh nhƣ sau:
Tòa sóng rộng:là sự quảng bá nhờ phủ sóng điện tử trên phạm vi rộng
lớn với tốc độ tƣơng đƣơng tốc độ ánh sáng. Do đó, phát thanh không có giới hạn về khoảng cách, vì thế nó mang tính xã hội rất cao.
Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời: Thông tin đƣợc truyền qua hệ
thống truyền thanh và sóng điện tử có thể rút ngắn mọi khoảng cách ở phạm vi toàn cầu. Trong một số trƣờng hợp, nhƣ cầu truyền thanh, tƣờng thuật trực tiếp, phát thanh có thể thông tin cho công chúng biết ngay lập tức về sự việc ở chính thời điểm nó đang diễn ra. Mặt khác, bạn nghe đài cùng một lúc đƣợc nghe thông tin ở cùng một thời điểm và tiếp nhận cùng một lúc.
Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian: Không giống nhƣ khi đọc
báo, ngƣời đọc có thể chủ động xem thông tin ở bất cứ trang nào. Với thính giả, họ bị phụ thuộc vào quy luật của quá trình thông tin trên radio. Họ phải nghe chƣơng trình từ đầu tới cuối và hoàn toàn bị động. Nói cách khác, trong một chƣơng trình phát thanh, bạn nghe đài chỉ đƣợc nghe mỗi thông tin phát ra một lần theo trình tự thời gian.
Sử dụng âm thanh tổng hợp: gồm âm nhạc, tiếng động, lời nói. Đây cũng là những đặc điểm chung của báo điện tử, trong đó có truyền hình hình và phát thanh trong tƣơng quan so sánh với bản in. Truyền hình cũng có đầy đủ những đặc điểm trên, thậm chí còn có những đặc trƣng thể hiện một cách sinh động và sâu sắc hơn so với phát thanh. Tuy nhiên giữa truyền hình và phát thanh vẫn còn những điểm khác biệt, với truyền hình, âm thanh chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ, còn hình ảnh luôn giữ vị trí số một. Phát thanh thì âm thanh quan trọng hơn. Phát thanh sử dụng âm thanh tổng hợp bao gồm âm nhạc, tiếng động, lời nói tác động vào thính giác. Trong cuốn “ các thể loại báo chí phát thanh”, Xmirmop cho rằng:” sự cảm thụ thông tin ngôn ngữ bằng thính giác đƣợc làm cho phong phú thêm bằng tác động của trí tƣởng tƣợng”. Ví thế, âm thanh không chỉ là phƣơng thức tác động duy nhất mà còn là đặc trƣng cơ bản của phát thanh trong tƣơng quan so sánh với các loại hình báo chí khác.
Sông động, riêng tư và thân mật: đặc điểm này thể hiện rõ nhất khi so sánh với báo in. Đối với phát thanh, công chúng đƣợc nghe thông tin qua giọng đọc của con ngƣời, bao gồm: ngữ điệu, cƣờng độ, kỹ năng về độ cao,vv. Bản thân giọng nói tự nó đã có sức thuyết phục bởi tính chất sinh động, tạo ra sức hấp dẫn để thu hút thính giả đến với chƣơng trình. Mặt khác, các chƣơng trình phát thanh đều hƣớng đến số đông nhƣng mỗi thính giả chỉ lắng nghe với tƣ cách cá nhân.
Có thể nói rằng, với đặc điểm tác động trực tiếp đền ngƣời nghe bằng hệ thống radio mang lại nhiều lợi thế so với các loại hình truyền thông khác nhƣ báo hình, báo in và báo mạng điện tử. Phát thanh có thể đến với công chúng mọi lúc, mọi nơi trên xe, đồng ruộng hay trong nhà,vv. Mặt khác, giá thành của phƣợng tiện này cũng rẻ hơn nhiều so với máy thu hình và ai cũng có thể trang bị cho mình một chiếc radio để làm bạn.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Phát biểu tại lễ khai mạc Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ 13 - năm 2018 tại Nghệ An, Phó Thủ tƣớng Vƣơng Đình Huệ khẳng định: "Từ năm 1975 đến nay, Phát thanh tiếp tục là loại hình báo chí truyền thông quan trọng và hiện đại trong đời sống báo chí sôi động của cả nƣớc. Phát thanh luôn luôn là ngƣời bạn gần gũi với mọi ngƣời, mọi nhà". Phát thanh mở ra khả năng to lớn trong việc tác động đến công chúng. Mặc dù là loại hình báo chí chỉ có phƣơng tiện âm thanh để diễn đạt nhƣng phƣơng thức tác động bằng radio có nhiều ƣu thế, nhất là ở những khả năng nhƣng: thông tin nhanh, phủ sóng rộng, tiệp nhận tiện lợi và có khả năng kích thích mạnh mẽ trí tƣởng tƣợng của ngƣời nghe. Với khả năng truyền đạt ngay tức khắc những sự việc, sự kiện đang xảy ra, báo phát thanh cho đến nay vẫn luôn giữ vai trò là loại hình báo chí có khả năng thông tin thời sự nhanh nhạy nhất, nhạy bén nhất.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI TRÊN HỆ THỐNG ĐÀI PHÁT THANH CƠ SỞ Ở
NGOẠI THÀNH HÀ NỘI