Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách đất đai trên hệ thống Đà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đài phát thanh cơ sở trong truyền thông về chính sách đất đai ở các huyện ngoại thành hà nội (khảo sát các đài phát thanh mỹ đức, chương mỹ, sóc sơn, 2016 2017) (Trang 90 - 95)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách đất đai trên hệ thống Đà

thống Đài Phát thanh cơ sở nói chung, ở ngoại thành Hà Nội nói riêng

Trong thời đại cuộc sống số và công nghệ thông tin đang trên đà phát triển vƣợt bậc đã có tác động sâu sắc vào mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội nói chung và đời sống thông tin nói riêng. Bên cạnh đó, con ngƣời ngày càng ngày có nhiều sự lựa chon các kênh khác nhau để tiếp nhận thông tin.

Tuy nhiên, với xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ khi thế giới đang bƣớc vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì việc duy trì và phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở sẽ không còn phù hợp với thời đại nữa thế nhƣng tại khu vực các huyện ngoại thành Hà Nội bao gồm: Sóc Sơn, Chƣơng Mỹ, Mỹ Đức, với đặc điểm địa giới hành chính rộng, địa hình đa dạng thì việc duy trì hệ thống truyền thanh cơ sở liên quan đến việc truyền thông chính sách đất đai là điều tất yếu và hệ thống này đã phát huy hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng; chính sách pháp luật của nhà nƣớc đến từng ngƣời dân mà hiệu quả của việc tuyên truyền thực hiện xây dựng nông thôn mới qua hệ thống truyền thanh cơ sở là một minh chứng tiêu biểu. Dƣới đây là các giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách đất đai trên hệ thống Đài Phát thanh cơ sở nói chung, ở ngoại thành Hà Nội nói riêng.

3.2.1. Đối với chủ thể và thông điệp truyền thông

- Nâng cao chất lƣợng nội dung liên quan đến chính sách đất đai

Hiện này, công chúng phát thanh có điều kiện để lựa chọn chƣơng trình, đặc biệt là các chƣơng trình liên quan đến chính sách đất đai. Thậm chí, những hộ gia đình nông thôn ở nơi xa xôi hẻo lánh cũng có thể có hai phƣơng tiện nghe và nhìn. Vì vậy, thông tin phát thanh liên quan đến đất đai của đài cở sở nói chung và của các đài ngoại thành Hà Nội nói riêng đòi hỏi phải phong phú, nhiều chiều mà còn phải thiết thực và mới mẻ. Hơn nữa, chƣơng

trình phát thanh liên quan đến đất đai phải đa dạng và hấp dẫn, nhƣ vậy radio mới có thể thu hút đƣợc mọi ngƣời, mọi gia đình. Đối với đài phát thanh Chƣơng Mỹ, trong việc xây dựng chƣơng trình phát thanh liên quan đến chính sách đất đai, có một số vấn đề cần đƣợc tiếp tục chú trọng nhƣ: cần khai thác thêm các thông tin thực tế từ hợp tác xã các xã, các huyện – những thông tin này có ý nghĩa quan trọng đối với ngƣời dân và họ cũng dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của thính giả trong tƣơng lai, chƣơng trình phát thanh liên quan đến chính sách đất đai của đài phát thanh cơ sở nói chung và các đài phát thanh tại các huyện ngoại thanh Hà Nội nói riêng cần phải có những bƣớc tiến mới nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay đó là phải bám sát vào nhiệm vụ tuyên truyền của huyện, đảng, thông tin nhanh hơn, kịp thời hơn, đặc biệt tại đài phát thanh Sóc Sơn các chƣơng trình phát thanh nên đi vào chiều sâu, sát thực với cuộc sống, chƣơng trình đáp ứng nhu cầu thƣởng thức của ngƣời dân. Đối với đài phát thanh Mỹ Đức, các thông tin trên sóng phát thanh cũng cũng phải có định hƣớng: “ Việc đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng không có nghĩa là đáp ứng nhu cầu sẵn có mà còn bao gồm cả việc dần dần hình thành những nhu cầu mới.

- Chuyển sang phƣơng thức sản xuất chƣơng trình hiện đại

Nâng cao chất lƣợng nội dung liên quan đến chính sách đất đồng nghĩa với việc mở rộng phạm vi thông tin, cung cấp đƣợc nhiều thông tin cho công chúng. Điều này đồng nghĩa với việc, thông tin phải đƣợc chuyển đến công chúng một cách nhanh chóng, kịp thời và ngắn gọn nhất. Vì vây, phƣơng thức phát thanh trực tiếp, đọc thẳng cầu truyền thanh cần phải đƣợc thay thế dẫn cho cách làm phát thanh truyền thống. Với tình hình bùng nổ thông tin nhƣ hiện này, phƣơng thức sản xuất các chƣơng trình phát thanh trực tiếp là giải pháp tối ƣu cho phát thanh hiện đại. Có thể nói rằng, phƣơng thức làm phát

thanh trực tiếp có thể hỗ trợ những ngƣời làm phát thanh thay đổi trong suy nghĩ về cách làm việc cũ trƣớc đây. Khi thực hiện phát thanh trực tiếp, mối quan hệ giữa phóng viến, biên tập viên và kỹ thuật viên đƣợc nâng cao, đồng thời các thành viên cũng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Do yêu cầu đổi mới nội dung các chƣơng trình cho sinh động, sát với thực tế, các nhân viên phát thanh làm việc hiệu quả hơn, năng động hơn, từ đó, chƣơng trình liên quan đến chính sách đất đai của các đài sẽ thu hút đƣợc nhiều thính giả hơn.

Dù phát thanh trực tiếp không phải là giải pháp có thể giải quyết đƣợc mọi vấn đề đặt ra đối với hệ thống phát thanh ở nƣớc ta nói chung và ở các huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng, nhƣng đây là giải pháp sản xuất chƣơng trình phát thanh hiện đại giúp nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình, là bí quyết là cho chƣơng trình phát thanh trởi nên sống động, phát huy tối đa hiệu quả, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nƣơc. Tuy nhiên, điều kiện tài chính của các đài hiện nay chƣa đủ mạnh để chuyển toàn bộ chƣơng trình sang phƣơng thức trực tiếp. Việc kết hợp giữa phƣơng thức hiện đại và truyền thống vẫn còn phù hợp trong sản xuất chƣơng trình phát thanh đài cơ sở hiện nay. Tuy nhiên, chuyển dần sang phƣơng thức phát thanh trực tiếp vừa là yêu cầu đồng thời vừa là yêu cầu và vừa là nhân tố quyết định cho sự tồn tại và thắng thế của phát thanh trong cuộc đua với nhân viên phát thanh tại các huyện ngoại thành Hà Nội.

- Khuyến khích bằng cơ chế nhuận bút và thu nhập

Hiện nay, các đài phát thanh ở các huyện ngoại thành Hà Nội vẫn còn hƣởng ngân sách, vì vậy tùy thuộc vào khả năng ngân sách cấp mà phân bố ra cho quỹ nhuận bút, điều này khiến cho việc chi trả nhuận bút có giới hạn ở một số đài nhƣ: Sóc Sơn, Chƣơng mỹ, Mỹ Đức. Việc tuyển dụng đƣợc ngƣời có chuyên môn, tay nghề cao rất khó khăn, chƣa kể đến sự chênh lệch về mức

thu nhập giữa các đải tỉnh vs đài cơ sở tại các huyện. Thực tế cho tháy, có tình trạng một số phóng viên, biên tập viên giỏi nghề bị thu hút bởi các đài tỉnh. Điều này làm cho một số đài huyện chịu áp lực vừa rơi vào thế bất lợi trong mục tiêu thu hút nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, công nghệ quảng cáo phát trên, điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các đài. Một số đài tuân thủ đúng quy định của cơ quan ngôn luận về chính sách đất đai thì nguồn thu ít, nhuận bút thấp. Trong khi đó, một số đài thiên về giải trí, thu hút tài trợ và tăng doanh thu quảng cáo thì thu nhập cao hơn. Do vậy, các đài cơ sở cần phải có tƣ duy quan điểm thật vững vàng và phải có tầm chiến lƣợc về nội dung và hình thức thể hiện. Đối với đài phát thanh Mỹ Đức, đài cần phải xây dựng đội ngũ làm phát thanh giỏi, có tài và có tâm. Để có đƣợc đội ngũ nhân sự giỏi, ngoài việc đào tạo lại và đào tạo cần phải có chế độ thù lao nhuận bút hợp lý. Từ đó mới đủ sức để khuyến khích nhân viên phát thanh gắn bó với nghề và sáng tạo ra các sản phẩm phát thanh có chất lƣợng.

3.2.2. Đối với sử dụng kênh truyền thông và công chúng tiếp nhận

+ Đa dạng hóa các chƣơng trình phát thanh

Việc đa dạng hóa các chƣơng trình phát thanh liên quan đến chính sách đất đai là yêu cầu đầu tiên của việc cải tiến nâng cao chất lƣợng chƣơng trình. Các nhà sản xuất chƣơng trình phát thanh phải tính toán từng phút, từng giờ để phát sóng chƣơng trình sao cho phù hợp. Hiện nay, các chƣơng trình phát thanh tại các đài cũng khá đa dạng nhƣng chƣa thật sƣ thu hút công chúng đến với đài phát thanh. Việc chuyển từ hình thức độc thoại sang đối thoại trong các chƣơng trình diến đàn, giao lƣu là rất cần thiết để tạo sự sinh động và gần gũi của chƣơng trình đối với ngƣời nghe đài. Trên thực tế, nhu cầu giao lƣu của công chúng phát thanh là vô hạn, từ nhu cầu giải bày, chia sẻ đến tƣ vấn trên mọi lĩnh vực đời sống, đặc biệt là lĩnh vực liên quan đến chính sách đất đai. Do vậy, các chƣơng trình giao lƣu phải hết sức thiết thực và đa dạng.

+ Thay đổi hình thức thể hiện

Việc thay đổi hình thức thể hiện bao gồm cả việc khai thác, sử dụng âm thanh, tiếng động, sử dụng thể loại, cách thức chuyển tải thông tin và việc trình bày chƣơng trình. Cách thức thông tin vòng tròn 1 giờ của đài tiếng nói Việt Nam phát huy hiệu quả thông tin nhanh, mới và nóng hỏi. Cứ đầu giờ có bản tin chính sách đất đai, phần còn lại là các trang tin chuyên đề, các bài viết sau và chƣơng trình khác. Cách thông tin này vừa kịp thời, dẫn dẫn, đầy đủ thông tin chính sách đất đai và mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, các đài nhƣ Sóc Sơn, Chƣơng mỹ, Mỹ Đức đang thƣc hiện mô hình này, nhƣng chƣa đƣợc phát trực tiếp, do vậy tính tức thời vẫn chƣa đƣợc thực hiện. Vì vậy, việc vận dụng cách thức thông tin này nhƣng chƣa phát trực tiếp cho nên tính tức thời vẫn chƣa đƣợc thực hiện. Do đó, việc vận dụng cách thức thông tin này cùng với phƣơng thức trực tiếp sẽ giúp cho thông tin chuyển tải nhanh chóng và kịp thời hơn.

Bên cạnh đó, các đài cần chú ý khâu trình bày, hiện nay các chƣơng trình trực tiếp của các đài phát thanh tại các huyện ngoại thành Hà Nội đã huy động cả lực lƣợng phóng viên, biên tập viên thể hiện trƣớc máy. Tuy nhiên, chỉ giới hạn vài chƣơng trình. Đài Đức Mỹ chỉ có 4 bản tin đầu giờ và 1 chuyên đề thể thao hằng ngày do phóng viên và biên tập viên tự thể hiện. Con số này còn quá khiêm tốn so với số đầu chƣơng trình, chuyên mục và bản tin trong ngày. Vì vậy, đài cần tăng cƣờng cho phóng viên, biên tập viên tự thể hiện tin bài và chƣơng trình của mình, tạo màu sắc âm thanh phong phú đa dạng trên sóng và đồng thời tăng tính sinh động, xác thực đối với thông tin qua cách thể hiện của chính tác giả, ngƣời chứng kiến sự việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đài phát thanh cơ sở trong truyền thông về chính sách đất đai ở các huyện ngoại thành hà nội (khảo sát các đài phát thanh mỹ đức, chương mỹ, sóc sơn, 2016 2017) (Trang 90 - 95)